Đau cơ xơ hóa là một chứng đau mãn tính, trong đó bệnh nhân bị đau cơ và có điểm đau ở nhiều vị trí khác nhau. Nguyên nhân do nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng kém đóng vai trò chính.
- Bấm huyệt và giấc ngủ rất quan trọng đối với tử cung
- Bị đau ngực? Nguyên nhân có thể không phải do bệnh tim
- Chế độ tăng sức đề kháng số một của lương y nổi tiếng Trung Quốc
Nội dung chính
Tổng quan về đau cơ xơ hoá
Đau cơ xơ hóa ảnh hưởng đến gần 2% dân số, trong đó phụ nữ trung niên nguy cơ cao hơn. Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau toàn thân ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 55. Nhiều bệnh nhân trong số này phải vật lộn với công việc do đau đớn, mệt mỏi và trầm cảm.
Đau cơ xơ hóa là một chẩn đoán loại trừ, có nghĩa là tất cả các chẩn đoán khác gây ra các triệu chứng tương tự cần phải được loại trừ. Bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa sẽ bị đau nhức toàn thân, đau nhói, nóng rát hoặc cứng khớp ở 3 vị trí giải phẫu khác nhau trong ít nhất 3 tháng.
Khi kiểm tra, họ có nhiều điểm đau khác nhau. Họ cũng có thể cảm thấy mệt mỏi toàn thân, rối loạn giấc ngủ, phàn nàn về thần kinh hoặc tâm lý như rối loạn tâm trạng, tê hoặc ngứa ran ở tứ chi, sưng khớp, đau đầu mãn tính, đau hàm hoặc mặt, đau bàng quang, hội chứng ruột kích thích và nhiều triệu chứng khác nhau kèm theo những thay đổi trong hoạt động, thời tiết hoặc căng thẳng.
Không có nguyên nhân duy nhất gây đau cơ xơ hóa. Người ta cho rằng nguyên nhân là do sự thay đổi trong nhận thức về cơn đau, được gọi là “sự nhạy cảm trung tâm”.
Một số người có thể có khuynh hướng di truyền đối với sự thay đổi nhận thức về cơn đau này và nó có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố gây căng thẳng khác nhau, chẳng hạn như chấn thương về thể chất hoặc tinh thần, nhiễm trùng, thói quen ngủ kém, rối loạn điều hòa hormone và nhiều năm ăn theo chế độ ăn kiểu Mỹ.
Chế độ ăn kiểu Mỹ là chế độ ăn ít chất dinh dưỡng, gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến tăng tính thấm của ruột và vi khuẩn ruột non phát triển quá mức, góp phần gây ra tình trạng quá mẫn cảm ở bệnh nhân. Với chế độ ăn kiêng Nutritarian, bệnh nhân sẽ cải thiện và phần lớn giải quyết được các triệu chứng của mình.
Kế hoạch hành động giảm triệu chứng đau cơ xơ hoá
Ăn kiêng
- Chế độ ăn kiêng Nutritarian, với mật độ vi chất dinh dưỡng cao, bao gồm nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất phytochemical để giúp chữa lành đường ruột, điều chỉnh hormone và tăng cường hệ thống miễn dịch. (1)
Phong cách ăn kiêng này đã giúp nhiều bệnh nhân giải quyết hoàn toàn các triệu chứng đau cơ xơ hóa. Việc bổ sung nước ép và/hoặc rau xanh có thể hỗ trợ giải quyết tình trạng này bằng cách tăng cường isothiocyanate của mô và các chất phytochemical khác giúp tăng cường giải độc và sửa chữa tế bào.
- Nhạy cảm với thực phẩm có thể đóng một vai trò trong việc gây ra các triệu chứng. Việc loại bỏ gluten và sữa, hai loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất, có thể có lợi trong khoảng thời gian 2-4 tháng.
- Bổ sung phù hợp theo hướng dẫn chung của tôi để đảm bảo đủ Vitamin D, kẽm, DHA, iốt và B12. Probiotic cũng có thể hữu ích cho nhiều người bị đau cơ xơ hóa và nên được bổ sung trong giai đoạn đầu cho đến khi ghi nhận những cải thiện.
Tăng cường tập luyện
Tập thể dục thường xuyên phù hợp với sức chịu đựng của mỗi cá nhân. Ví dụ, thái cực quyền đã chứng minh được lợi ích ở những bệnh nhân mắc hội chứng đau mãn tính thông qua các bài tập thích ứng, tương tác giữa cơ thể và tâm trí, và thiền định. (2)
Ngủ đủ giấc
- Đặt mục tiêu ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, đảm bảo đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm trong phòng hoàn toàn tối. Tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ vào sáng sớm khi thức dậy.
- Tránh các chất kích thích như caffeine hoặc nicotin và không ăn 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Giữ thói quen đi ngủ thư giãn nhất quán, tránh mọi hoạt động căng thẳng, kích thích. Không đọc sách hay xem TV trên giường trước khi ngủ.
- Tránh những giấc ngủ ngắn trong ngày sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ – thức.
Được xuất bản lần đầu trên DrFuhrman.com
Tài liệu tham khảo
(1) Chakrabarty S, Zoorob R. Fibromyalgia. Am Fam Physician 2007, 76:247-254.
(2) Peng PW. Tai chi and chronic pain. Reg Anesth Pain Med 2012, 37:372-382.
Theo Joel Fuhrman- The Epoch Times