Văn hóa truyền thống

Đạo nghĩa vợ chồng trong văn hóa Thần truyền là gì?

05/03/23, 08:04
Đạo nghĩa vợ chồng trong văn hóa Thần truyền là gì?
Đạo nghĩa vợ chồng chính là gốc rễ của hạnh phúc trong hôn nhân (ảnh: Sống đẹp).

Đạo nghĩa vợ chồng là nét đẹp văn hóa Thần truyền cho con người. Các bậc thánh hiền cũng coi đó là luân thường đạo lý quan trọng ở nơi thế gian con người. Vậy đạo nghĩa ấy là gì?

Đạo nghĩa vợ chồng chính là gốc rễ của hạnh phúc trong hôn nhân. Vợ đối xử với chồng là đạo, chồng đối đãi với vợ là nghĩa. Vợ chồng có tương kính nhau thì gia đình mới hòa thuận, yên ấm. Đạo nghĩa ấy là một nét đẹp trong văn hóa Thần truyền được lưu lại cho đến ngày nay.

Chuyện tình yêu và hôn nhân của nam và nữ là kết quả của nhân duyên quá khứ và hiện tại. Nó liên quan đến vận mệnh quốc gia, gia đình, cha mẹ và con cái. Nó cũng có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức, sức khỏe, lễ tiết, luân lý, nhận thức của con người. Vì vậy, từ xa xưa, các bậc hiền thánh đã giảng rằng đạo nghĩa vợ chồng là một luân thường đạo lý quan trọng trong thế gian.

Tình cảm nam nữ cần xuất phát từ sự công chính, trong sáng, thuần khiết. Nam nữ chung sống với nhau phải có trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương và quý trọng nhau. Nên lấy kinh nghiệm của cha mẹ làm tấm gương để soi xét tâm hồn; xem xét mọi thói quen sinh hoạt, sức khỏe thể chất, tướng mạo, phẩm chất và tài năng v.v…

Chuyện tình yêu và hôn nhân của nam và nữ là kết quả của nhân duyên quá khứ và hiện tại.
Vợ chồng có tương kính nhau thì gia đình mới hòa thuận, yên ấm.

Những tiêu chuẩn và điều kiện đó giúp con người rút ra kinh nghiệm và bài học; phân biệt được lý trí và tình cảm, tiên thiên và hậu thiên. Nó cũng trở thành điều kiện không thể thiếu để có một cuộc hôn nhân viên mãn, bền vững; thể hiện nguyên tắc “gieo nhân lành, hái quả ngọt”. Đồng thời cũng là để duy trì sự phát triển và tồn tại của con người. Đây là văn hóa về gốc rễ của hôn nhân mà Thần đã truyền lại cho con người.

Hôn nhân là điều kiện cần thiết để nhân loại sinh sôi và phát triển. Hôn nhân cũng là sự cam kết của con người với Thần linh, trời đất, cha mẹ và người bạn đời của mình. Phong tục và nghi lễ cưới hỏi ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thiêng liêng này. Hôn nhân dù dài hay ngắn, cả vợ và chồng đều phải chung thủy; dù nghèo khó, bệnh tật, tai ương, sống chết cũng không được phản bội, ruồng bỏ nhau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề với Thần, tôn trọng và bù đắp cho nhau; yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau; sát cánh bên nhau cho đến cuối đời để thực hiện lời hứa của mình.

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ thiện duyên đời trước, người nam và người nữ phải luôn đề cao cảnh giác; không được đắm chìm trong sắc dục, không được vì tình mà tư lợi, không được vì tình mà mất đi chí hướng. Cả nam và nữ cần cân bằng, kiềm chế dục vọng; nam cương nữ nhu để âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở ở kiếp sau; từ đó kế thừa cơ nghiệp của tổ tiên, đi đến cuối kiếp người.

Đạo nghĩa vợ chồng trong văn hóa Thần truyền là gì?
Ảnh minh họa: Vạn điều hay.

Trong một cuộc hôn nhân bắt nguồn từ ác duyên trong đời trước, nam nữ cần phải biết tự xét mình. Vợ chồng không nên vì tranh đấu mà làm tổn thương nhau; không nên vì sắc đẹp mà phản bội nhau, không nên vì giàu sang mà bỏ rơi nhau, lại càng không nên vì tai họa mà lìa xa nhau. Vợ chồng nên cùng nhau chịu nhục chịu khổ, kềm chế nóng giận, tránh xa điều dơ bẩn. Bởi chịu khổ có thể tiêu trừ nghiệp chướng; có như vậy hôn nhân, đạo nghĩa vợ chồng mới được bền chặt, thăng hoa.

Dưới góc độ tu hành, quan hệ vợ chồng của con người đã bao hàm những yêu cầu, nguyên tắc về tâm sinh lý, đạo đức, luân lý, tự nhiên mà Thần Phật đặt ra cho nam và nữ.

Trong tình yêu và hôn nhân, cả nam và nữ cần thủy chung, kiên định, tôn trọng lẫn nhau. Cùng nhau giữ gìn sự tôn nghiêm và giới hạn làm người; cùng nhau đi qua những bước đường thăng trầm của cuộc đời. Trong sự nhẫn nại và tiết chế mà gìn giữ được bản tính tiên thiên của mỗi người.

Theo ChanhKien

x