Văn hóa truyền thống

Chịu thiệt là trí tuệ trong cuộc sống

18/01/24, 18:21
Chịu thiệt là trí tuệ trong cuộc sống
Chịu thiệt là trí tuệ trong cuộc sống (ảnh minh họa Phunutoday)

Người xưa thường nói “chịu thiệt là phúc”, đây là trí tuệ của cổ nhân khuyên bảo con người nhẫn chịu một chút tổn thất để đạt được lợi ích to lớn hơn.

Nguyễn Thứ chịu thiệt mà thoát được tai họa

Thời nhà Minh, có một người tên là Nguyễn Thứ, trên đường đi nhậm chức quan Huyện lệnh ở Trường Sa đã ở trọ tại một ngôi làng trong thung lũng. Khi chuẩn bị bữa tối, người hầu của ông và mười mấy thương nhân ở trọ tại đó tranh cãi xem ai được dùng bếp trước, Nguyễn Thứ dùng gậy đánh người hầu của mình và xin lỗi mười mấy người thương nhân kia.

Người hầu không phục, hét lên: “Làm quan hèn nhát như vậy, tôi làm cho ông để làm gì?” Nguyễn Thứ cũng không tức giận. Lúc ông chuẩn bị đi ngủ, thương nhân đến gõ cửa phòng Nguyễn Thứ nói: “Chúng tôi bất cẩn, xin ngài rộng lòng, nếu nửa đêm bên ngoài có động tĩnh gì, xin đại nhân cứ an tâm ngủ yên.” Nguyễn Thứ đã đồng ý. 

Chịu thiệt là trí tuệ trong cuộc sống
Nguyễn Thứ chịu thiệt mà thoát được tai họa (ảnh minh họa Songdep)

Quả nhiên nửa đêm bên ngoài có tiếng động lớn, Nguyễn Thứ dặn người hầu khóa cửa không được ra ngoài. Chẳng bao lâu bên ngoài đã yên tĩnh, Nguyễn Thứ thắp nến và cùng người hầu đi ra ngoài, ông nhìn thấy xác chết nằm ngổn ngang trên mặt đất. Hóa ra mười mấy thương nhân kia chính là cường đạo cải trang. Mọi người nói rằng, đêm đó Nguyễn Thứ thoát nạn chỉ trong gang tấc vì ông có thể chịu thiệt. 

Đối đãi lương thiện với người khác được phúc báo

Một câu chuyện dân gian hiện đại cũng có thể cho thấy chịu thiệt là phúc, là một loại trí tuệ trong cuộc sống.

Đây là câu chuyện từng được lưu truyền ở Thanh Đảo, Sơn Đông: Có 2 sơn động ở chân núi phía đông của núi Lao Sơn, được gọi là Đào Thạch Động và Sa Thạch Động, bên ngoài sơn động lại có 2 thôn nhỏ, được gọi là thôn Đào Thạch Động và thôn Sa Thạch Động. Hai thôn cách nhau chưa đầy 1 dặm, sau này chỉ còn lại thôn Sa Thạch Động.

Ở khu vực Sơn Đông từng có thổ phỉ, khi thổ phỉ hoạt động rất hung hãn, chúng sẽ đốt phá, giết chóc và cướp bóc ở khắp nơi. Một ngày nọ, tin tức về thổ phỉ được truyền đến thôn Đào Thạch Động và thôn Sa Thạch Động. Vì lý do này, người dân 2 thôn đều trốn vào trong sơn động của thôn mình. Lúc này, một người phụ nữ đang bế một đứa trẻ trên đường nghe được tin tức thì liền đi theo người dân ở thôn Đào Thạch Động để trốn ở Đào Thạch Động. Sơn động vốn dĩ không lớn lắm và người dân ở thôn Đào Thạch Động không muốn cho cô vào. 

Chịu thiệt là trí tuệ trong cuộc sống
Nhờ chịu thiệt cứu giúp người khác, thôn Sa Thạch Động đã thoát được hoạn nạn (ảnh minh họa Violet)

Trong khi mọi người đang im lặng để lẩn trốn thì đứa trẻ đột nhiên khóc lớn, người phụ nữ dỗ dành thế nào cũng không chịu nín. Có người sợ tiếng khóc của đứa trẻ sẽ khiến thổ phỉ phát hiện ra sơn động, làm bại lộ mọi người, nên yêu cầu người phụ nữ rời đi. Những người khác không những không ngăn cản mà còn sợ ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân nên đã đuổi người phụ nữ đi. Trong cơn tuyệt vọng, người phụ nữ rưng rưng nước mắt ôm đứa trẻ đang khóc đi về phía Sa Thạch Động ở đối diện. 

Người dân thôn Sa Thạch Động đang ẩn nấp ở đó nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ từ xa đến, nên chạy ra ngoài để xem xét tình hình. Họ nhìn thấy một người phụ nữ đi qua mang theo một đứa trẻ, liền nhanh chóng đưa cô vào trong động và sắp xếp cho cô và đứa trẻ ở vị trí phía trong cùng nhất, như vậy thì tiếng khóc của đứa trẻ sẽ nhỏ hơn rất nhiều. 

Điều kỳ lạ là sau khi người phụ nữ cùng con ngồi xuống, đứa trẻ lại không còn khóc nữa! Cứ như vậy, sau khi mọi người trải qua hơn nửa ngày trong bầu không khí căng thẳng, họ nghe thấy tiếng chó sủa trong thôn đã dừng lại. Sau khi một thanh niên ra ngoài kiểm tra tình hình thì mới biết thổ phỉ đã đi rồi.

Sau khi người dân thôn Sa Thạch Động đi ra khỏi động, họ thấy bên Đào Thạch Động vẫn yên tĩnh, liền gọi chàng trai đi qua báo tin về việc thổ phỉ đã rời đi. Tuy nhiên, sau khi chàng trai đến Đào Thạch Động thì phát hiện ra rằng tất cả những người ở đó đã bị thổ phỉ giết chết. Lúc này, có người chợt nhớ đến người phụ nữ và đứa trẻ qua đường, điều kỳ lạ là không thấy tung tích nào của người phụ nữ và đứa trẻ nữa.

Năm thứ 2 sau khi chuyện này xảy ra, mọi người bất ngờ phát hiện một khóm đỗ quyên trắng như tuyết ở giữa 2 thôn, loài đỗ quyên trắng này là chỉ có duy nhất ở vùng Lao Sơn. 

Vì vậy, mọi người đều nói rằng, người phụ nữ đó thực chất là Quán Thế Âm Bồ Tát hạ thế, nhân lúc nguy nan đã đến để khảo nghiệm thiện ác trong lòng con người!

Chịu thiệt là một loại trí tuệ 

Tại sao việc chịu thiệt có thể phản ánh ra phúc phận? Bởi vì có thể chịu thiệt và sẵn sàng chịu thiệt là biểu hiện thiện tâm của con người, nhờ đó có thể nhận được sự giúp đỡ của Thần Phật, chuyển nguy thành an, gặp dữ hóa lành.

Trên đường nhậm chức, nếu Nguyễn Thứ cũng giống như người hầu một mực tranh giành hơn thua với bọn cường đạo giả dạng làm thương nhân thì cuối cùng ông đã chết trong quán trọ. Số phận khác nhau của người dân ở 2 thôn lân cận ở Thanh Đảo, Sơn Đông, điểm mấu chốt là thiện niệm của con người có thể thể hiện ra hay không và liệu họ có thể suy nghĩ cho người khác hay không.

Học cách chịu thiệt thực sự là một loại trí tuệ tuyệt vời và to lớn trong cuộc sống. Văn hóa truyền thống giáo dục con người hướng thiện và làm việc tốt.

Hãy thử nghĩ xem: Nếu bạn không chịu thiệt, căn bản là bạn không hề quan tâm đến cảm thụ và nỗi đau của người khác, để lợi ích cá nhân không chịu bất kỳ tổn thất nào, vì một khẩu khí mà không chịu thiệt, từ đó làm tổn hại đến lợi ích của người khác, có thể quỵt nợ không trả và không trung thực. Theo quan niệm trong văn hóa truyền thống, điều này chẳng phải là kết thêm ác duyên hay sao? Chẳng phải bạn đang tạo nghiệp hay sao? Bạn có thể có một cuộc sống tốt đẹp và thân thể khỏe mạnh được không? 

Thời xưa, có một vị thượng thư tên là Lâm Vân Đồng trước khi qua đời đã khuyên bảo con cháu của mình rằng: “Các anh hùng xưa và nay chỉ vì không thể chịu thiệt mà đã làm hỏng rất nhiều chuyện”. Đây là một gia bảo gia truyền và trí tuệ vĩ đại trong cuộc sống. 

Một người thực sự tốt có vẻ như nhất thời chịu thiệt, chịu khổ, nhưng cuối cùng người đó sẽ đạt được nhiều hơn và thu hoạch được nhiều hơn trong cuộc sống. Đây là trí tuệ tuyệt vời của cuộc sống!

Theo Vision Times

x