Hoa nở hoa tàn, cuộc sống phồn hoa cũng có thể lụi tàn trong phút chốc. Nhân sinh trầm bổng, mà con người mãi là thuyền theo sóng lênh đênh. Cuộc sống có khi giàu sang phú quý, có khi nợ nần chồng chất, bình thản đón nhận thì mới sống trọn được kiếp nhân sinh.
- 6 khoảnh khắc giúp nhận ra bản chất của cuộc sống
- Nhân sinh ở hoàn cảnh khốn khó cũng như lò xo, chịu áp lực càng lớn sức bật càng cao
Chỉ khi nợ nần chồng chất thì bạn mới nhận ra được những điều rất khó khăn, đừng để bản thân rơi vào tình huống nợ chồng nợ. Dưới đây là những gì gặp phải khi nợ nần chồng chất.
Nội dung chính
1. Người nghèo muốn vay tiền sao thật khó
Có câu “dệt hoa trên gấm”, cuộc sống cũng vậy, bạn càng tuyệt vọng thì càng có nhiều người ức hiếp bạn; bạn càng giàu có thì lại càng có nhiều người giúp đỡ bạn.
Vào mùa đông năm ngoái, một người họ hàng xa của tôi phải nhập viện vì mắc bệnh. Nhưng gia đình anh ấy rất nghèo, anh ấy thậm chí không thể trả viện phí. Sau khi người thân và bạn bè biết chuyện, nhiều người đã cho một hoặc hai trăm nhân dân tệ, nhưng rất ít người cho anh ấy vay tiền. Mọi người đều là thái độ “bố thí” chứ không phải là giúp đỡ.
Khi bạn đang nợ nần và muốn vay vốn để khởi nghiệp thì lại càng khó khăn hơn; bạn có quỳ xuống cầu cứu thì cũng không ai quan tâm bạn.
Ngoài ra, bạn đã mắc nợ rồi, nếu vay tiếp thì nợ chồng nợ, liệu bạn có đủ khả năng chi trả hay không? Bạn nói rằng bạn có hướng đầu tư tốt, kỳ thực bạn có nói thì cũng không có mấy ai tin.
2. Bạn phải tự trả hết các khoản nợ, không ai có thể trả thay cho bạn
Khi bạn lâm vào cảnh nợ nần, bố mẹ và người yêu vẫn sẽ tìm mọi cách để giúp bạn nhưng sự giúp đỡ của họ chỉ có giới hạn và mang tính tạm thời.
Nếu bạn gặp một người tốt bụng giúp bạn trả hết nợ thì sau này khi có tiền, bạn nhất định phải trả lại cho người đó; thậm chí có trả hết tiền thì vẫn phải mang ơn mãi về sau. Tính đi tính lại thì cuối cùng tự bạn cũng phải trả tất cả các khoản nợ.
Giúp người thì cứ quên đi nhưng nợ người thì phải nhớ kỹ, dù nợ ít hay nhiều thì cũng nhất định phải trả; nếu bạn không trả thì sớm muộn chủ nợ cũng tìm tới bạn.
3. Nợ nần là một quá trình, muốn trả gấp cũng trả không được
Ở làng tôi có một người đàn ông tên là A Phong, đã hơn 50 tuổi, anh mắc nợ hàng trăm ngàn nhân dân tệ vì điều hành một xưởng mộc. Ở nông thôn, nợ ‘hàng trăm nghìn’ là một con số rất lớn. Dân làng đều sợ A Phong sẽ trốn nợ.
Tuy nhiên, A Phong không những không trốn nợ mà còn tìm đến các chủ nợ ở trong thôn viết phiếu nợ. A Phong nói: “Dù sao thì tôi cũng rất biết ơn mọi người; không thể để cho mọi người chịu tổn thất. Chỉ cần tôi còn sống thì tôi nhất định sẽ trả lại số tiền này”.
Vì A Phong chủ động gánh nợ nên dân làng thông cảm và ít khi đến đòi nợ. Trong dịp tết dân làng còn gửi đồ tết cho A Phong vì sợ anh ta khó khăn không có gì để ăn.
Có thể thấy nhân phẩm của A Phong rất tốt, mà nhân phẩm tốt thì rồi mọi thứ cũng sẽ ổn. Hãy là người dám chịu trách nhiệm, có mắc nợ thì cứ từ từ trả; hơn nữa còn có thể được người khác giúp đỡ.
Nhiều người vì sợ người khác đòi nợ mà bỏ trốn; kết quả khiến chủ nợ tức giận và truy đuổi. Càng trốn tránh thì càng khó thoát được nợ nần; thời gian bỏ trốn thì chi bằng cứ bình tĩnh mà kiếm tiền trả nợ.
Người thông minh coi nợ nần như một quá trình; coi khó khăn như một cơ hội để tích lũy năng lượng; sẽ không vì nợ nần mà buồn rầu chán nản; càng không làm những việc đánh mất nhân phẩm của bản thân.
4. Người có thể thoát nợ nần cũng là nhờ tích lũy từng chút một
Một số người đã vực dậy lại được sau khi trải qua quá trình nợ nần. Nếu quan sát kỹ quá trình đi lên của họ thì bạn sẽ phát hiện ra, họ cũng không giày vò bản thân hay vội vã kiếm tiền; mà là làm việc rất có tổ chức.
Tìm đúng hướng đi là rất quan trọng. Những người mắc nợ chồng chất thường rất ‘yếu đuối’, chịu không nổi khổ cực. Nếu lại thất bại thêm vài lần nữa thì thật sự không còn cơ hội để đứng lên nữa.
Những người thông minh thì khi đang trong nợ nần sẽ cố gắng tích lũy năng lượng; chờ cơ hội xoay chuyển tình thế. Dùng thất bại trong quá khứ làm bài học sâu sắc để tiếp tục bước tới phía trước.
Theo Aboluowang