Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Chàng trai khiếm thị đã tìm được ngọn đèn chỉ đường

08/08/23, 17:23

Tài bị khiếm thị bẩm sinh nhưng chưa từng coi đó là điều gì thiệt thòi đối với mình, cậu tin vào luật nhân quả và sống rất lạc quan. 

Đối diện sinh tử khi vừa chào đời

Đặng Tú Tài (sinh năm 2001, ngụ ở số 8, ngách 86, ngõ An Trạch 2, quận Đống Đa, Hà Nội) đã phải đối diện với sinh tử khi vừa sinh ra, mẹ cậu sinh 3 nhưng lại đẻ non khi mới được 7 tháng, 3 người con lần lượt ra đời là: Đức, Tài và Nhân. Cả 3 đều phải nằm lồng kính vì quá yếu. 3 tháng sau thì Đức và Nhân lần lượt qua đời cách nhau 2 ngày, chỉ có Tài là vượt qua được giai đoạn nguy hiểm này. 

Nhưng mẹ Tài chưa kịp vui mừng vì con sống sót thì đã phải chịu cú sốc mới, khi mẹ đưa đồ chơi cho Tài thì lại không thấy con có phản ứng gì; đưa đi khám thì bác sĩ kết luận Tài bị khiếm thị bẩm sinh. Mẹ Tài nghe tin như sét đánh bên tai, quá đau khổ, bà đóng cửa khóc suốt mấy ngày trong nhà.

Ông Trời không lấy hết của ai thứ gì

Người khác thương cảm cho khiếm khuyết về mắt của Tài, nhưng cậu thì lại nghĩ khác, Tài thấy khiếm thị là tự nhiên vì từ bé cậu đã không có khái niệm về mắt sáng hay tối; cũng không coi đó là điều gì mất mát hay thiệt thòi, cậu thấy điều đó rất bình thường. Hơn nữa, Tài nghĩ, ông Trời không lấy hết của ai thứ gì, cậu cho rằng, nếu mắt sáng thì chưa chắc cậu đã biết chơi nhạc cụ như bây giờ.

Vì bị khiếm thị nên Tài cảm nhận thế giới xung quanh qua đôi tai nhiều hơn. Năm Tài 5 tuổi, bố mẹ đã mua các đĩa nhạc cụ dân tộc về mở nghe và cậu tỏ ra rất thích thú. Lên 9 tuổi, bố đưa tài đến trường Nguyễn Đình Chiểu để học chữ nổi trong 2 năm. Trong thời gian này bố cũng mua cho Tài một cây đàn Ghita, cậu được một anh ở trường Nguyễn Đình Chiểu hướng dẫn chơi 2 ngày, sau đó thì cậu về nhà tự nghiên cứu học thêm.  

Chàng trai khiếm thị đã tìm được ngọn đèn chỉ đường
Lần đầu được chạm vào cây đàn nguyệt thì Tài đã cảm thấy rất thích (ảnh chụp màn hình video)

Đến năm 13 tuổi, khi lần đầu tiên chạm vào cây đàn nguyệt của một anh bạn khiếm thị thì Tài cảm thấy thích ngay, cậu tự mày mò chỉ 30 phút là đã có thể chơi được một bài. Vì cảm thấy rất hợp với cây đàn nguyệt, nên sau đó một thời gian thì Tài đã mua lại cây đàn nguyệt của anh bạn kia và về nhà tự học thêm. 

Năm 17 tuổi, khi chạm vào cây đàn bầu, Tài thấy rung động trước âm thanh của nó. Tài tự nghiên cứu và tập đàn bầu, sau 1 tháng thì đã có thể chơi thành thạo. Còn cây đàn nhị thì đến năm 20 tuổi cậu mới biết đến nó qua một chương trình biểu diễn của nghệ sĩ Shenyun, cậu nhờ người thầy từng dạy chữ cho mình hướng dẫn một chút, rồi sau đó cũng về nhà tự nghiên cứu thêm. Âm nhạc đã trở thành tri âm, tri kỷ, là nguồn lực tiếp sức cho cậu trong cuộc đời này.   

Chàng trai khiếm thị đã tìm được ngọn đèn chỉ đường
Tài có thể chơi được nhiều nhạc cụ khác nhau (ảnh chụp màn hình video)

Hiện nay Tài đang là nhân viên bán nhạc cụ tại một cửa hàng ở Hà Nội. Tối chủ nhật hàng tuần thì Tài đi biểu diễn ở phố cổ Hà Nội cùng với một nhóm những người khiếm thị.

Tìm thấy ngọn đèn chỉ đường

Tài rất tin vào luật nhân quả, từ năm 15 tuổi, khi thấy nhiều người đau khổ với những hoàn cảnh éo le khác nhau, Tài đã cho rằng đó là nhân quả của mỗi người; nhưng Tài nghĩ, dù là trong hoàn cảnh nào thì người ta cũng không nên tuyệt vọng, vì ông Trời không tuyệt đường người. Như Tài tuy bị khiếm thị, nhưng cậu vẫn lạc quan để sống; Tài thấy luật nhân quả rất công bằng, không bất công với ai cả. 

Khi bước ra ngoài xã hội, Tài thấy con người ta hay xảy ra mâu thuẫn, chỉ vì lợi ích mà sẵn sàng hãm hại người khác; rồi vợ chồng mâu thuẫn chút là chia tay, không hề nghĩ gì đến con cái, cậu rất thương tâm! Và rồi Tài nghĩ: “Ngoài đời như vậy, liệu mình có thể tránh khỏi những cám dỗ đó không?” Vậy nên Tài muốn đi tìm Đạo để tu, muốn giữ cho tâm mình được vững vàng trước những sóng gió cuộc đời. Tài bắt đầu lên internet tìm video của các sư thầy giảng để nghe (do có phần mềm hỗ trợ đọc màn hình cho người khiếm thị nên Tài có thể sử dụng internet bình thường).

Đầu năm 2020, tài tình cờ kết bạn được với một chị học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) ở trên Facebook. Tài thấy chị ấy có những bài viết rất hay, cậu rất thích bài viết: “Suy nghĩ đơn giản, nói lời chân thật, trọng người thành tín”. Cậu thấy câu nói này rất đúng với cách sống của mình. 

Chị ấy nói rằng, nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên chị ấy mới thay đổi được tính tình của mình. Sau đó chị ấy gửi cho Tài một video giới thiệu sơ lược về Đại Pháp. Tài rất ấn tượng với 3 chữ Chân Thiện Nhẫn, và cũng biết được rằng đây là một Pháp môn tu luyện giữa đời thường, không cầu cúng, không lễ bái.

Thấy phù hợp với mình nên Tài đã bước vào tu luyện Đại Pháp, khi đó là vào đúng rằm Trung thu năm 2020. Tài nhờ một đồng tu (học viên Đại Pháp) gửi cho audio 9 bài giảng của Sư phụ để nghe. Sau đó Tài có đến nhà một đồng tu và được đọc cho nghe hết cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp). Sau khi nghe xong thì Tài thấy Sư phụ rất từ bi, và cũng rất tin tưởng vào những điều mà Sư phụ giảng. Cậu càng thêm quyết tâm tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. 

Chàng trai khiếm thị đã tìm được ngọn đèn chỉ đường
Sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Facebook)

Sau đó Tài lại được đồng tu hướng dẫn luyện 5 bài công pháp bằng cách cầm tay hướng dẫn động tác. Luyện công xong thì cậu thấy thân thể nhẹ nhàng, cảm giác như được nâng bay lên. Từ khi tu luyện thì Tài cũng ít bị các triệu chứng như sốt, ho hay cảm vặt, hoặc nếu có bị thì cũng hết rất nhanh; sức khỏe được cải thiện đáng kể, cậu làm nhiều việc mà không thấy bị kiệt sức. 

Nhờ chiểu theo Chân Thiện Nhẫn, Tài cũng trở nên hòa ái hơn, không còn hay cãi lại bố mẹ như trước, cậu có thể thấu hiểu hơn cho người khác và biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ. Người nhà đều nhận thấy được sự thay đổi tâm tính của Tài.

Tài đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Trước đây Tài hay trầm tư một mình để suy nghĩ về những điều cậu không thể lý giải, ví dụ như sinh mệnh từ đâu đến? Vì sao mà tồn tại? Luật nhân quả vận hành như thế nào?… Nhưng sau khi nghe sách Chuyển Pháp Luân thì Tài đã có thể giải đáp được tất cả những thắc mắc này.

Tài cảm thấy mình thật may mắn vì đã gặp được Đại Pháp, đã tìm được đúng con đường mà mình muốn đi. Đại Pháp là ngọn đèn dẫn lỗi, giúp Tài vượt qua được những chướng ngại của cuộc đời; mắt Tài tuy không thấy đường, nhưng có Phật Pháp trong tâm thì sẽ không bị lạc mất phương hướng. 

Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với Tài qua số điện thoại 0378 292 780. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Đại Pháp https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết hơn về Pháp môn này.

Mời bạn nghe bài “Duy nguyện Sư tôn tiếu” do Tài biểu diễn:

x