Văn hóa truyền thống

Cảnh tượng đáng sợ của các gian thần sau khi chết

01/05/21, 11:29
Cảnh tượng đáng sợ của các gian thần sau khi chết
Âm phủ, địa ngục vẫn luôn tồn tại rất chân thực (ảnh Pinterest)

Nhiều người bất bình khi thấy người tốt lại hay chịu thiệt còn người xấu thì cứ sống ung dung thoải mái. Nhưng đó là do mắt trần bị che kín không thấy được huyền cơ; những người hành ác sau khi chết sẽ phải nhận kết cục vô cùng bi thảm.

Gian thần sau khi chết sẽ đi về đâu?

Đại gian thần Lư Khởi thời vua Đường Đức Tông, từng là người có cơ duyên được làm Thần tiên; nhưng ông lại chọn trầm luân trong cõi nhân gian làm tể tướng. Quách Tử Nghi, danh tướng thời Đường sau khi gặp Lư Khởi thì nói ông ta là người có tướng mạo xấu xí mà tâm lại nham hiểm. Trong thời gian làm tể tướng, ông từng hãm hại nhiều người. Ngoài ra, còn áp sưu cao thuế nặng, vơ vét tiền bạc của bách tính; khiến người dân oán hận sục sôi.

Vì làm điều ngang ngược, bức hại trung lương, đại thần trong triều đều buộc tội ông. Để ngăn những dị nghị trong triều đình, Đường Đức Tông giáng chức cho ông ta làm tư mã Tân Châu. Về sau Đường Đức Tông lại muốn dùng Lư Khởi nhưng các đại thần kiên quyết phản đối; vì vậy Đường Đức Tông đành phải cho ông làm biệt giá Lễ Châu. Trên đường đi tới Phong Châu thì ông bị bệnh; tới Gia Ngư ngừng lại dưỡng bệnh. Sau khi chết thì chôn tại Vịnh Vương Gia của Gia Ngư. Vậy sau khi chết thì ông ta sẽ đi về đâu và sẽ như thế nào?

người âm phủ; 18 tầng địa ngục; địa ngục trong phật giáo
Lịch sử từng ghi chép nhiều người có trải nghiệm rất chân thực nơi âm phủ (ảnh SOH)

Uống rượu say vô tình được Diêm Vương mời tới làm khách

Vào năm Chí Nguyên đầu tiên triều đại nhà Nguyên, có một tú tài tên là Hồ Mẫu Địch. Một ngày nọ, Hồ Mẫu Địch một mình uống rượu trong phòng. Vì uống chưa đủ thấm nên lấy sách “Tần Cối đông song truyện” ra đọc. Đọc còn chưa xong thì bất giác nổi cơn thịnh nộ, khí huyết tuôn trào; mắng đại gian thần hãm hại trung lương. 

Sau đó lại lấy ra một cuốn sách tên là “Văn văn sơn thừa tướng di cảo” đọc diễn cảm một chặp; trong tâm lại càng bất bình hơn, mới đập bàn mà hét lớn: “Những người trung nghĩa như vậy mà lại bị hại chết đến tuyệt tự, trời xanh có còn đạo lý không vậy”. Nghĩ càng bực bội nên lại tiếp tục uống rượu. 

Trong khi uống say, lại nổi hứng đề thơ ví von, “nếu mình được làm Diêm Vương, sẽ lột da những tên gian thần này”. Sau khi đề xong thơ, mặc áo lên giường đi ngủ. Đột nhiên khi đó anh ta thấy có hai vị quan sai mặc áo đen đi tới và nói “Diêm Vương muốn gặp anh”. Trong cơn say Hồ Mẫu Địch không biết Diêm Vương là ai nên định từ chối; chẳng ngờ bị hai viên quan sai tiến tới kéo đi.

Cảnh tượng nơi âm phủ uy nghiêm

Đi cách thành vài dặm, là một vùng đất hoang vu, mưa bụi mịt mùng; giống cảnh tượng cuối mùa thu. Họ lại đi thêm vài dặm nữa, thấy xuất hiện thành quách, dân cư đông đúc; người đi lại tấp nập như trong chợ. Đi tới cổng thành, thấy trên bảng có đề hai chữ “Phong Đô”; lúc này vị tú tài mới hay nơi đây là âm phủ.

Đi vào trong thành, thấy có nhiều cung điện cao chót vót; cửa son gác tía, bên trên đề chữ “Diệu Linh Chi phủ”; ngoài cửa canh phòng nghiêm ngặt. Một vị quan sai áo đen đi vào trước bẩm báo sau đó gọi tú tài vào. Hồ Mẫu Địch đi theo họ vào trong; tới trước cửa cung điện trên tấm biển đề “Sâm La Điện”. 

Diêm vương ngồi trên điện, mặc áo long đội mũ miện có đính ngọc; giống như hình tượng Diêm Vương trong các miếu thờ. Hai bên trái, phải có sáu người, mặc áo lục bào giày đen, đội khăn quấn, đeo dây lưng rộng; mỗi người cầm một cuốn sổ. Bên dưới có hơn trăm người hầu hạ; có người đầu trâu mặt ngựa, mỏ dài tóc đỏ, rất dữ tợn đáng sợ. Hồ Mẫu Địch dừng lại, Diêm Vương hỏi anh: “Ngươi có phải Hồ Mẫu Địch không?”

Xin du ngoạn âm phủ để chứng kiến nhân quả báo ứng

hỏa ngục; hỏa ngục là gì; cõi âm
Người sau khi chết tùy vào tội nghiệp mà có các hình phạt khác nhau (ảnh SOH)

Vị tú tài dập đầu nói: “Xin Thần quân chỉ giáo, khai thị cho kẻ ngu muội con; để được giống như vén mây nhìn thấy mặt trời. Đây chính là điều may mắn nhất. Theo ngu dân, những đau khổ và vui vẻ khi còn sống, đều là do nhân quả báo ứng tự thân phía sau. Bởi những việc không nhìn thấy nơi u minh; dục vọng khiến con người dần không còn thiện lương, coi đó giống như gió thổi qua tai; không điều gì không dám làm. 

Vì vậy kẻ ác ngày càng nhiều, người thiện lương ngày càng ít. Tiểu nhân bất tài, nguyện xin Diêm Vương cho đi chu du một lần nơi địa ngục; chứng kiến hết thảy quả nghiệp ác báo, truyền lại cho con người nhân gian; để khuyên răn và cho họ biết sợ mà tự tu thân”. 

Diêm Vương gật đầu đồng ý, gọi một vị quan sai mặc áo xanh, lấy một cuốn sách màu trắng nói: “Quan cai ngục Hữu ngưỡng phổ lược (Quan cai ngục quản chuồng súc sinh), hãy dẫn vị nho sinh này đi khắp nơi xem các báo ứng của việc hành ác. Chớ tưởng làm sai là không ai nhìn thấy”.

Tham quan các nhà ngục

Vị quan nhận lệnh, dẫn vị tú tài từ hành lang phía Tây mà đi. Sau khi đi qua cung điện khoảng ba dặm là bức tường đá cao vút; với cánh cổng bằng thép, bên trên viết: “Phổ lược chi ngục”. Vị quan cai ngục gõ cửa ba lần, cửa lập tức mở; rất nhiều quỷ dạ xoa xuất hiện, như muốn bắt lấy vị tú tài, viên quan quát lớn: “Vị nho sinh này không có tội”

Sau đó đưa cuốn sách màu trắng nhỏ của Diêm Vương cho họ xem. Quỷ dạ xoa xem xong cúi đầu lạy mà nói: “Chỗ chúng tôi chỉ có ma quỷ phạm tội tới; không biết còn có thư sinh tới, thật vinh hạnh, xin ngài lượng thứ”

Nơi đây vô cùng rộng lớn, khoảng hơn năm mươi dặm; ánh sáng ảm đạm, không gian tiêu điều vắng vẻ. Xung quanh đều là các tấm bảng như biển số nhà, trên đó có danh sách: Phía Đông viết “Phong lôi chi ngục”; phía Nam là “Hỏa xa chi ngục”; phía Tây là “Kim cương chi ngục”; phía Bắc là “Minh lãnh chi ngục”; có những linh hồn cả nam và nữ khoảng hơn một nghìn người đang mang xiềng xích đi lại.

Tận mắt chứng kiến các cực hình tàn khốc

người chết có trở về không; âm phủ là gì; cầu nại hà
Các hình phạt nơi âm phủ đều rất tàn khốc (ảnh Kknews)

Họ lại đi tới một cánh cửa nhỏ; ở đây có khoảng hơn hai mươi linh hồn nam, đều không mặc chút gì trên thân; chân tay đóng đinh trên giường sắt, cổ mang gông; toàn thân đều là vết dao cắt và gậy đánh; mùi máu tanh ô uế đáng sợ không thể lại gần. Bên cạnh là linh hồn một người phụ nữ, cũng không mặc chút gì bị nhốt trong một chiếc lồng sắt. 

Một quỷ dạ xoa lấy nước sôi tưới lên người, làm da thịt nát rữa; tiếng kêu gào vô cùng thảm thiết, đáng sợ. Vị quan sai mặc áo xanh chỉ vào ba người đóng đinh trên giường sắt nói với Hồ Mẫu Địch: “Đây là Tần Cối, Vạn Sĩ Tiết và Vương Tuấn. Người phụ nữ bị nhốt trong lồng là Vương thị – người vợ cả của Tần Cối. Những người khác là Chương Đôn, cha con Thái Kinh, Vương Phủ, Chu Miễn, Cảnh Nam Trọng, Đinh Đại Toàn, Hàn Thác Trụ, Sử Di Viễn, Cổ Tự Đạo và bè đảng gian ác của chúng”.

Sát cạnh khu vực này là Phong lôi chi ngục; những tội hồn hành ác trên lại bị một sai dịch buộc vào cột trụ đồng; sát cạnh đó là những con dao được gió thổi qua lại hỗn loạn, lượn quanh và đâm vào thân thể. Hồi lâu có một âm thanh giống như tiếng sấm sét, khiến thân thể bị nghiền ra thành bột, máu chảy xuống đất. Chốc lát, một cơn gió thổi quanh, thổi đi hết xương thịt tụ hợp lại thành hình người.

Tội nghiệp càng nhiều thì sau khi chết bị trừng phạt càng nặng

Sau đó vị quan sai lại gọi quỷ dạ xoa đem những tên gian thần tới ngục Kim Cương, Hỏa Xa, Minh Lãnh để họ bị tra tấn càng nặng hơn; đói phải ăn lương thực là viên sắt; khát phải uống nước đồng. 

Quan sai nói tiếp: “Những kẻ tội hồn này phải trải qua khổ cực tại các tầng địa ngục cứ mỗi ba ngày một lần. Ba năm sau chuyển sinh tại thế gian trở thành trâu, dê, chó, lợn để người giết thịt, lột da ăn thịt. Còn vợ Tần Cối cũng bị biến thành heo để con người thế gian giết thịt và chịu đau khổ. Tới nay những tên gian thần này đã đầu thai làm súc vật tại thế gian hơn năm mươi lần rồi”. Vị nho sinh lại hỏi: “Vậy tội nghiệp của họ khi nào mới có thể giải thoát?”. Quan sai đáp: “Trừ khi trời đất hỗn độn trở lại thì mới có thể thoát”.

Sau đó, họ lại dẫn nho sinh tới một cánh cửa nhỏ ở Tây Viên, trên đó có ghi “Gian hồi chi ngục”. Tại đây có khoảng hơn một trăm người đang bị đeo gông cùm; thân cắm đầy dao. Hồ Mẫu Địch lại hỏi: “Nơi này là của những người mắc tội gì?”. Quan sai đáp: “Đều là tướng sĩ các triều đại, gian trá làm điều ác kết bè đảng; khi quân phạm thượng, mọt quốc hại dân; ví dụ như Lương Ký, Đổng Trác, Lư Khởi, Lý Lâm Phủ, đều ở trong đó. Cứ ba ngày một lần lại bị cực hình giống như bọn Tần Cối. Ba năm sau lại biến thành các loại súc vật, tất cả đều giống nhau”.

Gian thần sau khi chết đều bị đày xuống địa ngục chịu tội

Quả báo, nghiệp quả, nghiệp báo, hay Vipaka, là một thuật ngữ Phật giáo cho sự chín muồi hoặc trưởng thành của karma, hoặc hành động có chủ ý.
Tội hãm hại trung thần sẽ bị báo ứng đời đời kiếp kiếp (ảnh Pinterest)

Họ đi tới một cánh cửa nhỏ khác ở phía nam viên, trên đó viết “Bất trung nội thần chi ngục”. Bên trong có hàng trăm con trâu; tất cả đều bị dây sắt xuyên qua mũi, buộc vào cột sắt; bị lửa đốt xung quanh. Quan sai khoát tay nói: “Anh đừng nói gì vội, tạm thời quan sát đi đã”. Sau đó ông gọi một lính coi ngục lấy quạt lớn quạt một cái, lửa bùng cháy phừng phừng; khiến những vong hồn ở đây đều vô cùng thống khổ, kêu gào khi da thịt bị đốt cháy nát. 

Không lâu sau, một tiếng nổ lớn xuất hiện, da thịt trâu kia bị nứt ra; trong đó xuất hiện một hình người, nhìn giống như những người không râu tóc giống như thầy sư. Quan sai gọi quỷ dạ xoa tới ném họ vào nồi nước sôi; chỉ thấy da thịt bị tiêu tan chỉ còn lại xương trắng. Trong chốc lát, nước lạnh được đổ vào khiến xương trắng hợp lại thành hình người. 

Vị quan sai nói: “Đây đều là các hoạn quan trong các triều đại như Triệu Cao thời nhà Tần; Thập Thường Thị thời Hán; Lý Phụ Quốc thời Đường… từ nhỏ sinh ra lớn lên trong cung cấm; cơm ngon áo đẹp, lừa dối mê hoặc lấy lòng chủ nhân; đố kỵ hãm hại trung lương; gây náo loạn đất nước. Bây giờ phải chịu nghiệp báo này; tích lũy lại hàng nhiều kiếp không hết”.

Hiểu rõ nhân quả báo ứng là có thật

Họ lại đưa tú tài tới bức tường phía đông; ở đây có khoảng một nghìn tội hồn cả nam và nữ đều không mặc chút gì; bị nấu chín và moi tim; hoặc bị nướng, nghiền; tiếng kêu gào vang xa tới hàng dặm. 

Vị quan sai nói: “Đây đều là những vong hồn từng làm quan tại nhân gian khi còn sống; vì tham tài của mà làm trái pháp luật; hà khắc hại người; bất hiếu bất trung, phản thầy; bất nhân bất nghĩa nên phải chịu nghiệp báo này”

Vị tú tài nhìn thấy vui mừng nói: “Hôm nay tôi mới biết thiên địa vô tư, quỷ thần minh xét; những bất bình cả đời tôi giờ đã được giải khai rồi”. Quan sai chỉ vào phía bắc nói: “Địa ngục này là nơi của những tăng ni lừa gạt dân thường; gian dâm làm điều ác. Còn một ngục khác đều là nơi giam giữ những dâm phụ; người phụ nữ hay đố kỵ, phản nghịch, hung ác…”

Vị tú tài tiếp lời: “Những điều nhân quả báo ứng, tôi đã hiểu rõ rồi, không cần phải đi xem thêm nữa”. Vị quan sai mỉm cười và đưa tú tài ra ngoài; anh được dẫn vào Sâm La Điện để dập đầu bái lạy và cảm tạ Diêm Vương.

Những nghĩa sĩ trung thần sau khi chết sẽ đi về đâu?

Nhạc Phi là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã có 126 trận chiến với quân Kim và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị sát hại là Đại nguyên soái. sau khi chết.
Anh hùng Nhạc Phi tận trung báo quốc (ảnh Zhihu)

Hồ Mẫu Địch thưa: “Những kẻ phản bội phải chịu nghiệp quả báo như thế nào, con đã được tận mắt chứng kiến; tin rằng thiện ác hữu báo quả không sai. Xin hỏi những nghĩa sĩ trung thần họ đang ở đâu? Xin Diêm Vương cho con được tận mắt chứng kiến một lần”. 

Diêm Vương cúi đầu suy nghĩ rất lâu mới đáp: “Tất cả những nhân sĩ này sinh ra đều hiểu đạo lý làm người; vì vua của mình mà không tiếc tính mạng nên được hưởng thiên phúc. Thọ mệnh kết thúc vẫn có cơ duyên hồi sinh. Nay ngươi đã muốn xem, ta sẽ tự mình dẫn người đi”.

Hồ Mẫu Địch đi khoảng năm dặm, nhìn thấy một cung điện to lớn nguy nga tráng lệ; ngói xanh vàng, bảng hiệu màu son chữ vàng, trên đó viết: “Thiên tước chi phủ”. Vừa bước vào cổng, có hàng trăm tiên đồng; đều mặc y phục bằng tơ lụa màu tím, đeo ngọc màu đỏ; tay cầm cờ xí, quạt lông vũ, khói mây sặc sỡ nhiều màu; thiên hoa bay lượn, âm nhạc bay bổng diệu kỳ; tiên nhạc âm vang, hương thơm chưa từng có ở nhân gian bay ngào ngạt. 

Trên điện có khoảng hơn một trăm người; đầu đội mũ thông thiên (giống như mũ miện của hoàng đế); mặc áo gấm lụa, chân đi giày màu son đỏ thắm; đeo ngọc bội thân tỏa ra ánh sáng rực rỡ. 

Những người nhân nghĩa đều có nơi tốt để đi

Bên cạnh có hơn năm trăm ngọc nữ, tay cầm quạt, nâng chén đứng cạnh hầu hạ. Thấy Diêm Vương tới, mọi người đều đi xuống đón tiếp cung kính và mời vào ngồi. Diêm Vương nói: 

“Ngồi nơi đây đều là những bề tôi trung thành trong các triều đại, tiết khí nhân nghĩa; ở dương thế lưu danh sử sách; ở âm gian hưởng niềm vui nơi thiên giới. Những minh quân trị quốc thì chuyển sinh thành vương hầu quan tướng, giúp đỡ giang sơn. Hiện nay vận thế sắp thay đổi, khoảng mấy chục năm sau sẽ xuất hiện một vị chân nhân lập lại trật tự đạo đức cho nhân loại. Những vị chư công này sẽ lần lượt chuyển sinh tới thế gian thành những danh thần trợ giúp vị này”.

Thành bại ở đời còn phải phụ thuộc vào số mệnh

sống chết có số; mỗi người đều có một số phận; định mệnh là gì; sau khi chết.
Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên (ảnh SOH)

Hồ Mẫu Địch lại thỉnh giáo Diêm Vương tại sao mình từ nhỏ không ngừng cố gắng chịu khổ học hành; không phạm phải sai sót gì nhưng tại sao cả đời không thể lưu danh bảng vàng? Có phải vì tội nghiệp kiếp trước quá nặng? Diêm Vương đáp: “Thế gian nơi ngươi sinh sống, trời đất đã đảo lộn. Bản tính ngươi cương trực, nếu trong mệnh không có thì không thể làm một trung thần. Hãy quay về dương gian sống hết thọ mệnh; ta sẽ cử người tới đón đến nhận chức ở đây”.

Sau đó, một vị quan sai áo đỏ dẫn Hồ Mẫu Địch đi khoảng mười dặm thì trời bắt đầu sáng. Vị quan sai nói với ông: “Nơi mặt trời xuất hiện chính là nhà tú tài”. Từ đó tú tài quyết tâm tu tâm dưỡng tính. 23 năm sau, khi sống tới 66 tuổi thì qua đời. Hồ Mẫu Địch sau khi chết thì thấy có một vị quan sai ở âm phủ đến cầm theo văn thư và nghênh đón ông đi nhậm chức.

Nhân quả báo ứng quả thực vẫn luôn tồn tại; người đời tuy không thể nhìn thấy nhưng Thần Phật từ bi vẫn luôn dùng đủ mọi cách để điểm ngộ cho con người thế gian. Đừng để đến sau khi chết rồi thì có hối cũng không còn kịp nữa. 

Theo Soundofhope

x