Bí ẩn khoa học

Bỗng nhiên nói được ngôn ngữ cổ, phải chăng là ký ức tiền kiếp?

12/06/23, 17:16
Bỗng nhiên nói được ngôn ngữ cổ, phải chăng là ký ức tiền kiếp?
Một cô gái bỗng nhiên có thể nói được tiếng Bangladesh cổ (ảnh minh họa Adobestock)

Một cô gái bỗng nhiên có thể nói được tiếng Bangladesh cổ, các nhà nghiên cứu phân vân không biết đó là ký ức tiền kiếp hay là cô bị chiếm hữu thân thể.

Vào những năm 1970, Giáo sư Ian Stevenson, một học giả nổi tiếng người Mỹ về luân hồi, đã gặp một cô gái tên là Uttara Huddar, cô có thể nói lưu loát tiếng Bangladesh cổ từ 150 năm trước. P. Pal, một giáo sư người Bangladesh, người đã từng có một cuộc trò chuyện dài với Huddar nói rằng, 20% tiếng Bangladesh hiện đại là vay mượn từ tiếng Anh, cô ấy sử dụng không phải là tiếng Bangladesh hiện đại, mà là tiếng Phạn được người Bangladesh sử dụng từ năm 1810 đến năm 1830.

Sinh ra và lớn lên ở Nagpur, Ấn Độ, Huddar nói tiếng Marathi với một chút tiếng Hindi và tiếng Anh, nhưng sau đó cô lại có thể nói thông thạo tiếng Bangladesh cổ, cô dường như là được lớn lên ở phía Tây Bangladesh, hơn nữa còn có rất nhiều ký ức khi sống ở đó, nhưng cô chưa từng đến đó bao giờ.

Huddar có bằng thạc sĩ kép về tiếng Anh và hành chính công, cô làm giảng viên tạm thời tại Đại học Nagpur cho đến năm 1973 (khi đó cô 32 tuổi), lúc này ở cô đột nhiên lại xuất hiện một nhân cách khác, tên là Sharada. Con người hoàn toàn mới này đã chiếm cứ thân thể của Huddar, kéo dài trong nhiều năm.

Sharada hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ mà Huddar biết, cũng không biết người nhà hay bạn bè của Huddar, thậm chí cô cũng không biết sử dụng những thiết bị công nghệ được phát minh sau thời cách mạng công nghiệp.

Giáo sư Stevenson và những nhân viên nghiên cứu của ông đã dành nhiều tuần để điều tra câu chuyện của Sharada, họ đã đích thân đến thăm một số địa điểm mà Sharada nhớ lại ở Bangladesh, và nhận thấy rằng hoàn cảnh địa lý phù hợp với điều mà cô mô tả.

Là ký ức tiền kiếp; Có phải là ký ức tiền kiếp
(ảnh minh họa Adobestock)

Sharada cũng cung cấp cho nhân viên nghiên cứu tên của các thành viên trong gia tộc của cô, bao gồm tên cha của cô là Brajanath Chattopaydhaya. Giáo sư Stevenson sau đó cũng tìm thấy gia phả của Chattopaydhaya ở quê của cô ấy, ông phát hiện ra rằng, tên và các mối quan hệ họ hàng của 5 người mà Sharrada đề cập là chính xác, họ sống vào khoảng Thế kỷ 19, cũng trùng khớp với thời gian mà Sharada đã mô tả.

Dựa trên cuộc điều tra này, giáo sư Stevenson đã soạn một bài viết có tên là “Báo cáo sơ bộ về một trường hợp luân hồi kỳ lạ với khả năng ngôn ngữ đặc biệt”, bài viết được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh Hoa Kỳ (Journal of the American Society for Psychical Research) vào tháng 7 năm 1980.

Trong bài báo có nói: “Trong gia phả chỉ có nam giới, bởi vì không có tên của nữ giới trên đó nên chúng tôi không thể chứng minh rằng người [nữ] mà cô ấy nói có tồn tại, nhưng quan hệ họ hàng giữa những người đàn ông trong gia đình mà cô ấy nói là phù hợp với điều đã được ghi lại trong gia phả, điều này dường như không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”.

Khi còn nhỏ, Huddar rất sợ rắn. Mẹ cô cho biết khi mang thai Huddar, bà không ngừng mơ thấy chân bị rắn cắn.

Sharada nhớ lại, khi đang mang thai 7 tháng, cô đi hái hoa thì bị một con rắn cắn vào chân và hôn mê, nhưng cô không nói cụ thể là mình có bị chết hay không, lúc ấy cô 22 tuổi. Stevenson nói rằng, cô ấy như là đang kể lại những chuyện vừa xảy ra.

Mỗi lần Sharada chiếm hữu thân thể của Huddar thì thời gian có thể kéo dài mấy ngày hoặc mấy tuần. Bởi vì Huddar và Sharada đều không nhớ hành vi của đối phương, cho nên giáo sư Stevenson cho rằng, có lẽ trường hợp này giống với sự chiếm hữu linh hồn hơn là luân hồi.

Bỗng nhiên nói được ngôn ngữ cổ, phải chăng là ký ức tiền kiếp?
(ảnh minh họa Adobestock)

Giáo sư Stevenson cho biết ở trong bài báo: “Điều này có nghĩa là Sharada là một nhân cách vô hình, nói cách khác, cô là một người có thật sống vào đầu Thế kỷ 19, sau khi chết được 150 năm thì cô lại xuất hiện bằng cách khống chế thân thể của Huddar”.

Ông tiếp tục nói: “Tuy nhiên, các chi tiết khác lại phù hợp với một trường hợp luân hồi, một là, Huddar khi còn nhỏ rất sợ rắn, hai là, cô tỏ ra rất thích Bangladesh và người Bangladesh”.

Cha của Huddar là một người rất yêu thích người Bangladesh, bởi vì ông là người Ấn Độ theo chủ nghĩa ái quốc, và ông cảm thấy rằng Bangladesh đã làm tốt hơn công việc bảo vệ người dân của họ trước cuộc xâm lược của quân Anh. 

Mặc dù Huddar có thể thừa hưởng thiện cảm của cha mình đối với Bangladesh, nhưng Stevenson nói rằng, Huddar thời trung học chỉ được học một vài từ tiếng Bangladesh, thầy giáo giảng bài cũng không nói tiếng Bangladesh, mà là nói tiếng Marathi, thời gian học tập của cô không lâu, cũng không đủ để cô có thể quen thuộc với tiếng Bangladesh, chứ chưa nói đến việc có ngữ điệu và sự trôi chảy như một người Bangladesh bản xứ. 

Hơn nữa, cô nói một ngôn ngữ không còn được sử dụng từ 150 năm trước, ngoài ra cô còn rất quen thuộc với thức ăn và văn hóa của Bangladesh, những điều này chính là chứng cứ về sự luân hồi.

Theo Vision Times

x