Bí ẩn cờ vây là một câu hỏi chưa có lời giải đáp; tuy nhiên, các kĩ thuật bói toán liên quan đến đến cờ vây cũng có một cơ sở nhất định từ văn hóa thần truyền.
Ở khu Tây Tạng cổ xưa và thần bí đã lưu truyền một câu chuyện thần bí độc đáo khác về cờ vây.
Nội dung chính
Câu chuyện về bí ẩn cờ vây và thần chú
Trước khi Phật giáo Tây Tạng phát triển, tín ngưỡng ở các khu vực Tây Tạng chủ yếu là tôn giáo Bon nguyên thủy. Truyền thuyết kể rằng có một câu chuyện về cờ vây Tây Tạng trong kinh điển của tôn giáo Bon:
Cách đây rất lâu, một gia tộc danh giá ở khu vực Tây Tạng có một dũng sĩ Gyatso xuất sinh, cha cậu bị người ta sát hại. Sau khi lớn lớn, cậu luyện tập võ nghệ và muốn báo thù cho cha. Trước khi rời đi, mẹ cậu lấy ra một “Ming Mang” là một trò chơi bảng chiến lược trừu tượng hai người chơi đến từ Tây Tạng. Minh Mang trong tiếng Tây Tạng là kiểu chơi cờ vây theo kiểu Tây Tạng. Mẹ cậu nói: “Con trai, trước khi con xuất phát, hãy bói một quẻ để xem bói cát hung ra sao. Lần xuất chinh này chính báo thù này chính là chiến tranh”.
Theo phong tục tổ tiên để lại, sau khi chơi xong một ván cờ vây, xác định là may mắn hay xui xẻo mới có thể hành động, nếu không thì lãng phí thời gian, thậm chí sẽ mất mạng.
Sau đó mẹ để cậu một tay dùng quân trắng, một tay dùng quân đen, tự chơi cờ vây để bói cát hung. Nếu quân trắng thắng thì có thể đi xa. Gyatso làm theo lời mẹ nói tập trung đánh cờ, còn mẹ cậu ngồi bên cạnh niệm chú.
Trong khi đánh cờ không được thiên vị bên nào
Trong quá trình đánh cờ, cậu cũng tự kiểm tra khảo nghiệm mình, bảo đảm bản thân khi đánh cờ không thiên vị bất cứ bên nào, cố gắng đi tốt cả hai bên quân đen và quân trắng. Thận trọng trong từng nước đi, căn cứ vào năng lực của các bên để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Nguyên nhân vì ở đây có yêu cầu rất nghiêm khắc: Đảm bảo sự chân thực của ván cờ này, vì kết quả có ý nghĩa dự đoán tương lai chân thực.
Mẹ cậu không ngừng niệm chú, niệm chú … Cả hai quân cờ đen và trắng lực lượng tương đương. Cuối cùng, quân trắng thắng đen trong gang tấc. Nhìn thấy kết quả, mẹ cậu yên tâm nói: “Con trai, con đi được rồi, chuyến đi này nhất định thành công”.
Theo quy định, quân cờ trắng đại diện cho Gyatso, quân cờ đen đại diện cho kẻ thù. Vì Trắng đã thắng nên kết quả của quẻ bói cho thấy lần này cậu đi nhất định sẽ thành công. Ngược lại, nếu màu đen thắng, thì chuyến đi lần này của cậu sẽ lành ít dữ nhiều, hậu quả sẽ khó lường. Theo đoạn kết của câu chuyện dân gian Tây Tạng này, họ nói rằng Gyatso cuối cùng đã trả thù thành công.
Đánh cờ công dụng bói toán
Dĩ nhiên, xã hội hiện đại của chúng ta không đề xướng hành động báo thù không tuân theo pháp luật. Nhưng nhìn nhận từ góc độ văn hóa phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới, câu chuyện Tây Tạng này tiết lộ rất nhiều thông tin. Chính là đánh cờ không chỉ có niệm thần chú, còn có công dụng bói toán. Loại văn hóa này là độc nhất vô nhị trên thế giới. Đến nay chưa có một quốc gia và dân tộc nào có văn hóa đánh cờ như vậy.
Người ta nói rằng trong ngôi đền Rela Yong Zhonglin của tôn giáo Bon nguyên thủy ở Dazuka, thành phố Shigatse, Tây Tạng, vẫn còn một bản sao của “Mi Manga”, được dịch sang tiếng Trung Quốc là “Kinh thần chú cờ vây Tây Tạng”. Mặc dù nhiều người đã nghe nói về cuốn sách này nhưng hình dáng thực sự của nó vẫn chưa được tiết lộ, rào cản ngôn ngữ làm tăng thêm rất nhiều điều bí ẩn.
Khi nói đến bùa chú, một số người trong tiềm thức cho rằng đây là một loại bùa chú “chỉnh đốn mọi người” và “hại người”. Trên thực tế, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình đương đại kỳ lạ. Những tác phẩm kinh dị kỳ cục này chủ yếu là chuyển thể nghệ thuật, lồng ghép những âm mưu xấu xa để thu hút khán giả theo dõi. Nhiều tình huống trong đó không phù hợp với văn hóa chính tín truyền thống chân thực.
Chiến thắng chỉ xảy ra khi được Thần ra trì
Có một ngọn núi Tsari ở vùng Tsari cùng tên ở huyện Lhontse của tỉnh Shannan, Tây Tạng, là ngọn núi linh thiêng nổi tiếng ở khu vực Tây Tạng. Dưới chân núi có một ngôi làng, phía sau ngôi làng là một tảng đá không đều, bề mặt trơn nhẵn và được khắc chữ “bàn cờ vây”, mà người dân địa phương gọi là “Khang Trác Mật Mang”. Điều này có nghĩa là “Bàn cờ vây của nữ thần”.
Theo truyền thuyết, nữ thần đầu sư tử thường mời yêu quái đến đây chơi cờ, mỗi khi đánh cờ thì có gió to, mây đen, đối ứng như vậy bàn cờ cũng có sự chém giết ác liệt. Vì có Bồ Tát ẩn thân bên cạnh giúp đỡ nữ thần đầu sư tử nên lần nào nữ thần cũng có thể khuất phục được ma quỷ.
Điểm mấu chốt của câu chuyện này là chiến thắng chỉ có thể xảy ra khi một vị thần cấp cao hơn gia trì trí tuệ và năng lực cho nữ thần đầu sư tử. Điều này cũng có hiệu quả tương tự giống như việc niệm thần chú gia trì khi đánh cờ vây ở phần trên.
Đánh cờ vây một quá trình tôi luyện nhân tâm
Vậy thử suy ngẫm lại việc khi đánh cờ có niệm thần chú, cũng chính là quá trình đánh cờ cũng giống như một loại trạng thái tu luyện. Ngược lại khi chơi cờ, ngoài khả năng của bản thân, người chơi cũng có thể cầu xin Thần giúp đỡ. Như vậy chẳng phải cần có đạo pháp tu hành hay sao.
Đương nhiên, chúng ta không thể nói bản thân việc đánh cờ là sự tu hành và tu luyện, cũng giống như không thể nói bản thân việc ăn cơm là tu hành và tu luyện. Tuy nhiên quá trình đánh cờ thực sự là quá trình có thể tôi luyện nhân tâm và đề cao tâm tính. Quá trình này giống như chúng ta thường xuyên đối mặt với các sự việc, làm sao để điều chỉnh tâm tính của mình.
Phật gia thường giảng về đạo lý “nhẫn nhục”, đây chẳng phải là một loại biểu hiện của việc tu tâm tính hay sao?
Bí ẩn cờ vây và đoán số mệnh liệu có đúng?
Hãy trở lại câu chuyện của dũng sĩ Gyatso, ngoài niệm thần chú, trong đó còn đề cập việc coi quá trình đánh cờ và kết quả của ván cờ như một hình thức dự đoán, bói toán. Có nhiều phương pháp, phương thức về chiêm bói, đoán mệnh của người Trung Quốc cổ đại như Chu Dịch, mai rùa, chiêm tinh, bát tự, Thái cực, Kỳ môn độn giáp… có đủ thứ đủ loại.
Tuy nhiên không có ghi chép hoặc phát hiện việc đánh cờ vây có thể đoán mệnh. Trên thế giới cũng không có loại hình thức giống như vậy. Không biết đây có phải là một nét văn hóa đặc biệt có một không hai của người Tây Tạng.
Thế nhưng, trong các ghi chép lịch sử của Trung Quốc, có một vài câu chuyện những người nổi tiếng về chơi cờ vây, thực sự có liên quan đến toán mệnh. Chúng ta hãy nói về từng câu chuyện.
Cưu Ma La Thập dựa vào dị tượng đoán điềm gở
Vào thời Nam Bắc triều, Cưu Ma La Thập là một cao tăng lỗi lạc nổi tiếng ở Tây Vực, ông không chỉ tinh thông kinh Phật mà còn biết về “âm dương tinh tú. Vào thời điểm đó vua Phù Kiên thời Tiền Tấn. Sau khi nghe danh tiếng của ông liền cử tướng Lã Quang chinh phạt Quy Tư với mục đích chính là đón cho được La Thập. Đại quân của Lữ Quang thành công mang được La Thập về đến Lương Châu thì nghe Phù Kiên bị thua trận Phù Thủy.
Sau đó bị thủ lĩnh của tộc Khương là Diêu Trường giết mất nên Trường An có loạn. Lã Quang đình quân ở Lương Châu tự xưng vương và giữ vị tăng nhân bên cạnh mình. Sau đó, con trai ông là Lã Soạn kế vị ngai vàng. Vào năm thứ hai, xuất hiện dị tượng, một con lợn nái sinh một con lợn con ba đầu và một con rồng từ trong giếng bay lên vào ban đêm. Cưu Ma La Thập cho rằng đây là một điềm gở nên khuyên Lã Soạn nên kiềm chế bản thân và hành thiện tu đức để đáp lại lời cảnh giới từ thiên thượng nhưng Lã Soạn không coi trọng điều đó.
Lời tiên đoán ứng nghiệm
Lã Soạn thích chơi cờ nên đã đấu với Cưu Ma La Thập. Khi đánh cờ, Lã Soạn đứng dậy nói: “Chước hồ nô đầu”; nghĩa là chặt đầu người Hồ và bắt làm nô lệ. Lã Soạn đã so sánh cao tăng lỗi lạc của Tây Vực với những nô lệ người Hồ, xem ra ông ta không tôn trọng Cưu Ma La Thập.
Tuy nhiên, Cưu Ma La Thập bình tĩnh nói: “Bất khảm hồ nô đích đầu, hồ nô khảm nhân đích đầu a” ; ý là: Đừng chặt đầu nô lệ người Hồ, người Hồ sẽ chặt đầu người”. Lã Soạn không coi trọng điều đó và cười trừ.
Thật bất ngờ, Lã Soạn đã bị giết bởi anh em họ Lã Long và Lã Siêu trong vòng chưa đầy ba năm sau khi trị vì. Lã Siêu có biệt danh là “Hồ Nô”. Mọi người khi đó đều kinh ngạc tại sao những lời nói tưởng chừng vô ý của vị tăng nhân lại chính là lời dự ngôn chính xác về cái chết của Lã Soạn..
Lưu Bá ôn cứu mạng Chu Nguyên Chương nhờ cờ vây
Trong thời kỳ Hồng Vũ triều nhà Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, đã thưởng cho công thần mưu sĩ Lưu Cơ, một món “Bí vàng”. Ông nói rằng: “Đây là ‘Kích môn chùy’. Nếu có việc gấp, có thể mang tới gõ cửa tìm trẫm”. Lưu Cơ này là Lưu Bá Ôn nổi tiếng. Ông từng tham gia cuộc chiến với Chu Nguyên Chương, nhiều lần dự đoán kiếp nạn và giúp vua thoát khỏi tai họa.
Theo dân gian, Lưu Bá Ôn cũng đã nói với Chu Nguyên Chương một bài thơ tiên tri dài tên gọi “Thiêu Bính Ca”. Chu Nguyên Chương ban tặng vật này không chỉ là lễ vật hậu hĩnh, cũng cho thấy ông vô cùng tín nhiệm Lưu Bá Ôn..
Đột nhiên vào một ngày nọ, đã là nửa đêm, cửa cung vang lên tiếng gõ cửa, mở ra thì là Lưu Cơ, vì vậy lính canh cửa cung theo lệnh của hoàng đế để cho Lưu Cơ vào cung. Chu Nguyên Chương ngạc nhiên, hỏi: “Có việc gì vậy, đã nửa đêm rồi?”. Lưu Bá Ôn nói: “Thần không ngủ được, muốn cùng hoàng thượng đánh cờ.”
Thế là hai người đấu cờ vây với nhau. Sau một thời gian, đột nhiên có tin rằng Thái Thương bị cháy, cần hoàng đế tới chỉ huy dập lửa. Nghe thấy vậy, Lưu Bá Ôn nhanh chóng ngăn Minh Thái Tổ và nói: “Bệ hạ, đừng vội, ngài có thể cử quan nội thần trong cung giả làm hoàng đế và đi tới đó trước”.
Bí ẩn cờ vây luôn kết nối với thiên tượng
Hoàng đế nhìn Lưu Bá Ôn hồi lâu và đồng ý làm theo lời ông. Khi trở về, viên quan kia đã bị bắn chết trong xe. Chu Nguyên Chương sửng sốt: “Làm sao khanh biết ta gặp nạn mà tới cứu ta?”. Lưu Cơ chắp tay nói: “Thần quan sát bầu trời, cảm thấy có biến, cho nên đến đây bẩm báo hoàng thượng.”
Lưu Cơ đã tận dụng triệt để sở thích của Chu Nguyên Chương là thích chơi cờ vây, và dựa vào khả năng quan sát bầu trời và tính toán của mình, đã khéo léo để Chu Nguyên Chương thoát nạn. Đây chẳng phải bí ẩn cờ vây đó sao?
Quản Lộ thời Tam Quốc nổi tiếng về kinh dịch và toán quái
Trong thời kỳ Tam Quốc, Quản Lộ là bậc thầy nổi tiếng về kinh dịch và toán quái, mặc dù còn trẻ nhưng ông đã nổi tiếng với khả năng đoán mệnh chính xác. Một lần, khi đến huyện Bình Nguyên, anh ta nhìn thấy ngoại hình của Nhan Siêu và dự đoán rằng anh ta sẽ chết khi còn trẻ.
Sau khi cha cậu biết, ông đã cầu xin Quản Lộ chỉ cho mình cách kéo dài tuổi thọ của Nhan Siêu. Quản Lộ nói với Nhan Siêu: “Cậu hãy về nhà tìm một vò rượu ngon và một cân thịt nai khô. Vào ngày Tân Mão, dưới gốc cây dâu lớn ở phía nam cánh đồng lúa mì đã thu hoạch, có hai ông già ngồi chơi cờ vây. Cậu chỉ cần rót rượu và xếp thịt cho họ ăn cho đến khi hết rượu và thịt thì thôi. Nếu họ có hỏi gì, ông chỉ cần cúi đầu chắp tay, không cần nói gì nhất định sẽ có người cứu cậu”.
Quản Lộ tiên đoán giúp kéo dài tuổi thọ Nhan Siêu
Nhan Siêu nghe theo lời khuyên của Quản Lộ và đến đó và thấy rằng thực sự có hai người đang chơi cờ vây. Nhan Siêu làm theo hướng dẫn từng bước làm theo lời Quản Lộ tới khi hai người ăn uống không còn gì cả. Hai người chơi cờ chợt bừng tỉnh. Những người ngồi ở phía bắc của bàn cờ nhìn thấy Nhan Siêu và hỏi: “Tại sao cậu vẫn ở đây?”. Nhan Siêu chỉ cúi đầu và chắp tay. Người ngồi ở bàn cờ phía nam vội vàng ân cần nói: “Ồ, vừa rồi chúng ta đều ăn rượu thịt của cậu ta, lẽ nào không có chút tình người nào?”.
Người ở phía bắc nói: “Trong giấy tờ đều đặc định thiên mệnh cụ thể rồi.” “Ồ, vậy ông cho tôi mượn xem xem nào”. Trên tài liệu viết rằng tuổi thọ của Nhan Siêu chỉ là mười chín. Người phương nam cầm bút lên, chỉnh lại chữ, nói với Nhan Siêu: “Ta đã cứu cậu, cậu có thể sống đến chín mươi tuổi.” Nhan Siêu vội cảm ơn rồi vui vẻ trở về.
Quản Lộ nói với Nhan Siêu : “Họ thực sự đã giúp cậu việc lớn rồi, thật là mừng quá. Cậu có biết rằng người ngồi ở phía bắc là Bắc Đẩu Tinh Quân, người phụ trách cái chết của mọi người; người ngồi ở phía Nam là Nam Đẩu Tinh Quân phụ trách cai quản việc sống của con người. Sinh tử của mỗi người đều do hai vị này ghi lại, khi mọi người cầu khẩn cầu, thì hướng về phía Bắc Đẩu”.
Bí ẩn cờ vây một phương thức toán mệnh
Đầu tiên, chúng ta biết rằng cổ nhân tin vào định mệnh, tất nhiên, cũng sẽ tin vào bói toán; đồng thời họ cũng tin rằng mọi người có thể tuân theo các nguyên tắc toán mệnh của một số nền văn hóa bán thần hoặc văn hóa thần truyền để suy đoán về số phận và những điều tốt hay xấu cát hung trong cuộc sống. Vì vậy, người xưa đã truyền bá nhiều thuật xem bói và phương pháp bói toán.
Nếu có thể tìm hiểu thêm về phong tục vừa đánh cờ vây, vừa niệm chú chúng ta có thể phát hiện “thần chú” giống như một sự cầu nguyện đối với thần. Thông qua phương thức biểu đạt bằng ngôn ngữ để cầu xin Thần Phật bảo hộ, hoặc giúp đỡ. Trong Phật giáo bao gồm Phật giáo truyền ở Tây Tạng; mỗi câu thần chú có tác dụng khác nhau. Thông qua việc không ngừng niệm có thể tăng cường tu luyện, đề cao tâm tính, tăng cường tín niệm, gia trì sức mạnh.
Tất nhiên, bí ẩn cờ vây và những kỹ thuật bói toán, phương pháp bói toán, cũng cần một cơ sở nhất định của văn hóa thần truyền để lí giải.
Theo The Epochtimes
Có thể bạn quan tâm: