Văn hóa truyền thống

Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam

01/03/23, 08:06
Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam
Áo dài truyền thống là biểu tượng của văn hóa, tự hào dân tộc và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông (ảnh: Pixabay).

Áo dài truyền thống luôn chiếm trọn trái tim của người Việt. Trải qua những thăng trầm lịch sử áo dài luôn là loại trang phục được người dân Việt Nam tin yêu.

Một chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam bao gồm tay áo, cổ áo, tà áo và quần. Cổ áo thường cao khoảng 3cm, tay áo dài đến cổ tay; thân áo được thiết kế ôm dáng có khuy một bên. Tà áo dài gồm 2 tà, tà sẽ xẻ từ eo đến gần mắt cá chân. Trên ngực và lưng sẽ có chiết li. Quần áo dài sẽ có độ dài từ thắt lưng đến mắt cá chân; hoặc có thể dài đến gót chân, ống rộng.

Với áo dài nam cũng tương tự như áo dài nữ nhưng phần eo không ôm sát; thân áo thường thẳng đứng thể hiện sự nam tính và sự chính chắn.

Áo dài là loại trang phục mang đậm bản sắc dân tộc, vậy nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam là gì?

Nguồn gốc của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam

Mỗi quốc gia đều có trang phục riêng thể hiện bản sắc văn hóa tinh thần; và Việt Nam cũng vậy. Áo dài là quốc phục của đất nước qua bao biến thiên của thời đại. Dù vô số kiểu trang phục ra đời nhưng tà áo dài truyền thống chưa bao giờ bị lãng quên. Ngoài niềm tự hào dân tộc, ý nghĩa của tà áo dài truyền thống Việt Nam còn là minh chứng cho sự trường tồn của đất nước theo thời gian.

Tiền thân của áo dài là áo giao lĩnh. Sau đó, đến thế kỷ 17, áo dài được cách điệu thành áo tứ thân để thuận tiện cho phụ nữ trong lao động, sản xuất. Đến thời vua Gia Long, áo dài ngũ thân xuất hiện. Tiếp theo là các kiểu áo dài Lemur, áo dài Lê Phổ và áo dài Raglan. Mãi đến năm 1970, chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam mới ra đời; và được hoàn thiện cho đến ngày nay.

Áo dài, áo dài việt nam, ao dai, áo tứ thân, áo dài truyền thống, áo ngũ thân, trang phục truyền thống việt nam.
Tiền thân của áo dài là áo giao lĩnh.

Qua năm tháng, áo dài có nhiều thay đổi với nhiều chất liệu, kiểu dáng từ hiện đại đến phá cách. Các nhà thiết kế còn cách điệu áo dài thành áo dài cưới, áo dài cách tân; với nhiều chi tiết đính cườm, kim sa, thêu hoa cầu kỳ, phức tạp… Người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được nét đẹp uyển chuyển, kín đáo mà không trang phục nào có thể thay thế được.

Áo dài sau một thời gian dài phát triển đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài là biểu tượng của văn hóa; là niềm tự hào của đất nước và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông.

Ý nghĩa của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam luôn ưu ái sử dụng áo dài trong các sự kiện đặc biệt bởi bộ áo dài vừa trang trọng; vừa tôn lên nét duyên dáng nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, kín đáo và quý phái. Khoác lên mình tà áo dài, trong trái tim mỗi con người đều có niềm tự hào về dân tộc mình.

Áo dài truyền thống là hơi thở của nền văn hoá Việt

Không dễ gì mà một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển lâu như vậy. Áo dài luôn chiếm được cảm tình của người Việt Nam; trải qua bao thăng trầm cùng với những cuộc cải cách biến đổi nhưng tà áo dài vẫn luôn được người Việt tin tưởng và yêu thích.

Tà áo dài việt nam, áo dài xưa, quốc phục việt nam, áo dài thời trần, áo dài nam truyền thống, áo dài tứ thân.

Dù đi đâu xa, người Việt nơi xứ lạ vẫn cảm nhận được hồn quê; vẫn thấy đâu đó nét văn hóa của đất nước. Hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Từ các bạn sinh viên đến các cơ quan đã đi làm hay các dịp lễ hội và đặc biệt là các ngày lễ tết. Áo dài luôn được người Việt nâng niu và sử dụng trong những ngày trọng đại nhất của đất nước và của cuộc đời mình.

Tà áo dài truyền thống mang đậm triết lý nhân sinh

Tà áo dài Việt Nam chứa đựng những ý nghĩa truyền thống sâu sắc. Được phát triển và biến tấu từ áo dài ngũ thân; áo dài ngày nay vẫn thể hiện được ý nghĩa của nó. Với áo ngũ thân của nam giới ngày xưa, áo dài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Ngoài ra, ngũ thân còn tượng trưng cho quan điểm của ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Áo lót bên trong áo ngũ thân màu trắng; tượng trưng cho quan niệm thân tâm luôn thanh tịnh tuần khiết.

Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam
Ảnh: Pixabay.

Áo tứ thân của người phụ nữ còn tượng trưng cho tứ đức của người phụ nữ. Đó là: Công, dung, ngôn, hạnh. Hai tà trước trước được buộc lại với nhau tượng trưng cho nghĩa vợ chồng. Ngoài ra, bốn chiếc tà áo dài còn tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu mà người phụ nữ phải phụng dưỡng.

Năm chiếc khuy áo ngũ thân và tứ thân tượng trưng cho ngũ luân. Đó là: phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu thê hữu biệt, trưởng ấu hữu từ, bằng hữu hữu tín.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, tà áo dài truyền thống là một phần văn hóa chứa đựng hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Tình cảm của người dân Việt được gói gọn trong bộ quốc phục này.

x