Nhân sinh cảm ngộ

Nhìn lại 300 năm Tân Sửu, tìm ánh sáng trong nguy nan

10/03/21, 11:30
nhìn lại 300 năm tân sửu
Nhìn lại 300 năm Tân Sửu có thể rút ra nhiều bài học cho thế nhân (ảnh Epoch Times)

Ngược dòng thời gian 300 năm về trước kể từ năm 2021, trong đó các năm 1961, 1901, 1841, 1781, 1721 đều là năm Tân Sửu. Vào những năm này tại Trung Quốc đã xảy ra sự kiện lịch sử trọng đại nào? Sự kiện nào xảy ra trên thế giới có liên quan mật thiết tới vận mệnh nhân loại hiện đại? Quy luật thăng trầm lên xuống Thành, Trụ, Hoại, Diệt của lịch sử không ngừng lặp lại. Vậy năm Tân Sửu 2021 này có hiện tượng lịch sử nào trùng hợp? Rất nhiều dự ngôn đều nói, năm 2021 là năm tai họa, tình trạng dịch bệnh rối ren, đáng sợ; vậy thông qua những tin tức đó để lại bài học giáo huấn và khai ngộ nào?

Nội dung chính

1. 60 năm trước – năm 1961

Nạn đói lớn ở Trung Quốc đã tạo ra thảm họa nhân tạo lớn nhất trong lịch sử loài người.

Tương ứng với hiện tại: “Hoàng Đế địa mẫu kinh” nói, năm 2021 sẽ là một năm đói kém, khó khăn.

Nạn đói lớn này kéo dài từ năm 1958 đến năm 1961; thậm chí năm 1962 vẫn còn dư âm ảnh hưởng. Nó xảy ra dưới cuộc vận động Đại nhảy vọt “Tam diện hồng kỳ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); xây dựng đường lối xã hội chủ nghĩa chung; đại nhảy vọt sản xuất nông công nghiệp và công xã nhân dân. Kết quả dẫn tới gần 40 triệu người chết đói. 

ĐCSTQ nói dối là “Thảm họa tự nhiên ba năm”. Trên thực tế, dựa trên những ghi chép về khí hậu, những năm đó mưa thuận gió hòa không có thiên tai lớn nào. Sau khi lời nói dối bị phanh phui thì được chữa lại là “Giai đoạn khó khăn ba năm”. 

Có không ít nhà nghiên cứu chỉ rõ, trong giai đoạn từ 1958 -1962, có vô số người chết vì đói, vì bệnh tật; toàn quốc còn xảy ra tình trạng người ăn thịt người trong phạm vi lớn. Theo điều tra thống kê của Dương Kế Thằng – tác giả của “Bia mộ”, ước tính toàn quốc năm đó xảy ra bốn đến năm nghìn vụ việc người ăn thịt người, cực kỳ bi thảm. 

Di tích văn minh cổ đại thời nhà Đường tái hiện nhân gian.

nhìn lại 300 năm tân sửu
Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun) tái hiện văn hóa truyền thống (ảnh ShenYun)

Tương ứng với ngày nay: Đoàn Nghệ thuật Thần Vận, phục hưng văn minh truyền thống 5000 năm của Trung Hoa; tái tạo kho tàng văn hóa Thần truyền trên khắp thế giới; tạo ra đỉnh cao của văn hóa thời Đường.

Ngày 11 tháng 12 năm 1961, di chỉ thành Trường An thời nhà Đường bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm được khai quật. Quy mô kinh đô Trường An đời Đường lớn gấp năm lần thành phố Tây An thời nhà Thanh; dân cư sinh sống hàng triệu người; quy mô của hoàng thành và xây dựng quy hoạch hòa hợp triển hiện khí phách đại Đường cao lớn của văn hóa vào thời kỳ này. Hơn một nghìn năm trước, văn hóa triều Đường được truyền bá ra nước ngoài, danh tiếng vang dội. 

Xây dựng bức tường sắt quanh Berlin.

Một phần của bức tường Berlin được giữ lại, để xem như là một minh chứng của lịch sử
Một phần của bức tường Berlin được giữ lại, để xem như là một minh chứng của lịch sử (ảnh Getty Images)

Tương ứng với ngày nay: Các nền tảng truyền thông và Internet bị phong tỏa; loại bỏ những quan điểm bất đồng với phe cánh tả; trở nên căng thẳng nhất từ cuối năm 2020 đến nay; biểu hiện giống như bức tường sắt vô hình của thế giới tự do.

Cộng sản Đông Đức xây dựng “Bức tường Berlin” ở thủ đô Berlin để ngăn cản những người dân Đông Đức thông qua Tây Berlin tới Tây Đức. Đây là “bức màn sắt” của cả xã hội Cộng sản Đông Âu. Đây không chỉ là sự kiện lớn của thế kỷ, cũng là việc lớn của toàn thế giới; bởi nó tượng trưng cho hàng rào của tự do dân chủ và nô dịch Cộng sản. Đến nay, bóng ma nô dịch Cộng sản này vẫn đang khoác lên mình chiếc áo choàng chiến đấu vì hòa bình dân chủ; không ngừng ăn mòn dân chủ tự do. 

2. 120 năm trước – năm 1901, năm Quang Tự thứ 27 của triều đại nhà Thanh

“Hiệp ước Tân Sửu” nhục nước mất chủ quyền

Tương ứng với ngày nay: Chính sách đối ngoại “chiến lang” và bắt nạt các nước khác của ĐCSTQ; khéo léo đối phó với Nghĩa Hòa Đoàn, tự rước nhục nhã.

Nghĩa Hòa Đoàn khởi nguồn từ Sơn Đông, tàn sát các linh mục ngoại quốc. Năm Quang Tự thứ 26, Nghĩa Hòa Đoàn vào kinh đô, hợp lực với Trang Thân Vương Tái Huân và Đoan Quận Vương Tái Y quấy nhiễu sứ quán; dẫn tới sự thâm nhập của Liên quân tám nước. 

Nhà Thanh thua trận, phải ký Hiệp ước Tân Sửu; bồi thường chiến tranh là 450 triệu lượng bạc, trả trong ba mươi chín năm; cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh. Điều này gián tiếp dẫn đến sự suy tàn của triều đình nhà Thanh.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đầu tiên trong thế kỷ 20; sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall nổ ra ở Hoa Kỳ

Tương ứng với ngày hôm nay: Vào cuối tháng 1 năm nay, một công ty hàng hải cỡ lớn của chính phủ Trung Quốc đã bị phá sản; sau đó một công ty bất động sản lớn khác cũng bị phá sản. Các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán liên tục thất bại.

Truyền dẫn vô tuyến điện xuyên qua Đại Tây Dương thành công, mở ra đường truyền thông tin vô tuyến của châu Âu và châu Mỹ

Tương ứng với ngày nay: Internet đã bước vào kỷ nguyên 5G, nhưng các lực lượng cánh tả ở khắp mọi nơi “kiểm duyệt ngôn luận” và “xóa bỏ văn hóa”, phong bế chia sẻ, đang ở mức thụt lùi.

3. 180 năm trước – năm 1841, năm Đạo Quang thứ 21 thời nhà Thanh

Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất (1840-1842)

Tương ứng với ngày nay: Virus Vũ Hán (Covid-19) hiện đang đầu độc thế giới và đang giao chiến với thế giới

Đây là cuộc chiến tranh quy mô lớn đầu tiên của nước ngoài xâm lược Trung Quốc, kết quả là Trung Quốc bị thua nước Anh. Đây cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự suy giảm quyền lực quốc gia của cả nhà Thanh, triều đình nhà Thanh từ đó bước vào triều đại cuối cùng.

Quân đội Anh xâm lược Hồng Kông, người Anh treo cờ của họ ở Hồng Kông, bắt đầu thời kỳ thuộc địa của Hồng Kông

ĐCSTQ đã cưỡng ép thực thi luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông
ĐCSTQ đã cưỡng ép thực thi luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông (ảnh AFP)

Tương ứng với ngày nay: Năm 2020, ĐCSTQ đơn phương xé bỏ “Tuyên bố chung Trung-Anh” và cưỡng ép lấy tự do pháp chế xâm phạm “Luật An ninh Quốc gia” của Hồng Kông. Tháng 1 năm 2021, ĐCSTQ đã từ chối hộ chiếu BNO do người Anh cung cấp cho người Hồng Kông.

Trong cuộc chiến tranh nha phiến vào tháng 1 năm 1841, đại diện của Trung Quốc và Anh đã soạn thảo “Công ước Chuenpi”. Lần đầu tiên, việc cắt nhượng hoặc cho thuê của Hồng Kông trở thành tâm điểm của cuộc giằng co; hai bên đều không bằng lòng với nội dung của hiệp ước.

Năm 1841, hải quân Anh quốc đổ bộ vào khu vực cảng Sheung Wan của Hồng Kông, chiếm Hồng Kông và treo cờ Anh. Một năm sau, Trung Quốc ký hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên trong lịch sử hiện đại, “Hiệp ước Nam Kinh”, cắt nhượng đảo Hồng Kông và mở rộng thông thương năm cảng.

Năm 2020, ĐCSTQ đã cưỡng ép phá bỏ thỏa thuận chung và thực hiện “Luật An ninh Quốc gia”; Hồng Kông lúc này không còn tự do như trước nữa.

4. 240 năm trước – năm 1781, năm Càn Long thứ 46 của nhà Thanh

Một vụ án tham nhũng quy mô lớn đã nổ ra ở Lan Châu, Cam Túc

Tương ứng với ngày nay: Hệ thống ĐCSTQ có rất nhiều vụ án tham nhũng, số tiền tham nhũng “gây chấn động cả quá khứ và hiện tại.”

Năm đó ở Cam Túc xảy ra một vụ án tham ô, dưới danh nghĩa “cứu trợ thiên tai”, các quan chức địa phương đồng mưu làm bừa; tùy ý xâm nhập kho ngũ cốc để đổi lấy ngân lượng. những người liên quan đến vụ án có từ Tổng đốc tới Bố chính sử, Quan chi huyện, phủ.. Sau đó, xử phạt 113 người có liên quan tới tình tiết nghiêm trọng của vụ án; truy thu hơn 2,81 triệu lượng bạc. Vụ án ảnh hưởng tới các tỉnh như Trực Lệ, Thịnh Kinh, Giang Tô, Chiết Giang, Vân Nam…, làm rúng động cả nước.

5. 300 năm trước – năm 1721, năm Khang Hy thứ 60 triều đại nhà Thanh

Chu Nhất Quý phản Thanh phục Minh, thất bại trong vòng 7 ngày

Chu Nhất Quý lãnh quân tấn công phủ thành Đài Loan (nay là thành phố Đài Nam), phục quốc với tên gọi là “Đại Minh”. Triều đình nhà Thanh phái Thi Thế Phiếu tiến công trong vòng 7 ngày thì bình định được Chu Nhất Quý. 

Thời kỳ thịnh thế của Hoàng Đế Khang Hy

Hoàng đế Khang Hy đã khai sáng ra thời thịnh thế Khang Hy – Càn Long
Hoàng đế Khang Hy đã khai sáng ra thời thịnh thế Khang Hy – Càn Long (ảnh Epoch Times)

Tóm lại, trong 300 năm qua đã có năm năm Tân Sửu, nhưng đều tràn đầy nạn đói, thiên tai, nhục mất nước mất chủ quyền và sự ngăn cản của bức tường sắt. Ba trăm năm trước, năm 1721 là năm đẹp nhất, tức là thời kỳ thịnh thế của Thanh Thánh tổ Khang Hy thứ sáu mươi. Dù có làn sóng nhỏ “Phản Thanh phục Minh”, nhưng nó đã lắng dịu chỉ trong bảy ngày; cho thấy thời kỳ thịnh trị của triều Thanh. 

Khang Hy là một trong số ít những vị vua trị quốc vừa là nhà chính trị, vừa là học giả đa tài đa nghệ. Về gốc rễ của việc trị quốc, Khang Hy đã lựa chọn tư tưởng Nho gia. Khang Hy từ nhỏ đã dành trọn tình cảm nồng hậu cho học thuyết của Nho gia. Ông cho rằng: “Việc giác ngộ đạo lý là không có giới hạn; vui vẻ mà làm chứ không phải vì để mệt mỏi, khổ đau.” Có thể thấy rõ Thanh triều sẽ hợp nhất cách trị quốc với tư tưởng học thuật của Nho gia; lấy học thuyết Nho gia làm cái gốc của trị quốc. 

Việc Khang Hy tín phụng tư tưởng Nho gia là do chịu nhận sự ảnh hưởng từ tổ mẫu. Ông cũng có nghiên cứu về tư tưởng của Phật gia. Mỗi lần thiên hạ phát sinh tai họa, Khang Hy thường xem đó là lời cảnh cáo cho người đương quyền. 

Vua tự xét mình mà xã hội tự an ổn

Ví như năm Khang Hy thứ 18 phát sinh động đất, Khang Hy đã hạ chiếu chỉ: “Trẫm tự mình không có đức, trị vì chưa hòa hợp nên trận động đất này là lời cảnh báo.” Chính vì vậy mà ông đã yêu cầu quan viên bên dưới tự mình phản tỉnh, liêm khiết. Năm Khang Hy thứ 26, thiên hạ đại hạn hán. Khang Hy hạ chiếu rằng đây đều là do bản thân mình thiếu khuyết đạo đức “không thể hòa hợp với ý chí của Thượng Đế” mà tạo thành.

Phương diện dùng người, Khang Hy tuyển chọn người hiền có tài năng và phẩm chất đạo đức; dùng một lượng lớn quan liêm khiết dám nói những lời chân thực. Khang Hy có nhận thức vô cùng thanh tỉnh về phương diện dùng người. 

Ví như, vào năm Khang Hy thứ 26, Khang Hy nói: “Thời Nghiêu Thuấn, cả nước tu dưỡng mọi sự thuận hòa; đâu đâu cũng cẩn trọng, không dám bình luận mà tự có trị an. Hiền vương Hán Văn Đế, Giả Nghị chỉ rõ nói rõ về đúng sai thành bại; ngôn từ thẳng thắn khuyên can. Hiện giờ chỉ nói chủ thánh thần hiền, chính trị không chút thiếu sót; làm sao có thể nói trong nước không có việc gì!” Ông yêu cầu các đại thần tận tâm làm tốt chức vụ, xem việc nước như việc nhà.

Quay về truyền thống là lối thoát cho nhân loại ngày nay

Quay về truyền thống là lối thoát cho nhân loại ngày nay
Quay về truyền thống là lối thoát cho nhân loại ngày nay (ảnh ShenYun)

Khang Hy tại vị 60 năm, những thành tựu về chính trị và quân sự của ông không ai có thể sánh được. Ông khai sáng ra thời thịnh thế Khang Hy – Càn Long. Triều Thanh trở thành đế quốc có bờ cõi rộng lớn bậc nhất trên thế giới thời đó; dân số đông đúc, kinh tế giàu có bậc nhất.

Vào thời đó, kẻ sĩ coi sóc về thi lễ, người dân chăm lo cày cuốc. Ban đêm nghỉ ngơi không lo trộm cắp; ban ngày không dùng đến hình phạt mà an tĩnh; ca hát khắp nẻo đường đi; thành thị tấp nập thương lái.

Chúng ta cũng phát hiện: có nhiều sự trùng hợp hoặc tương ứng giữa năm 2021 và những năm Tân Sửu cách đây 300 năm. Liệu rằng, năm Tân Sửu 2021 hiện tại có trầm luân trong sự hỗn loạn của dịch bệnh? Hay liệu nó có thể thoát khỏi vòng xoáy thảm họa của lịch sử?

Từ điển hình đạo đức của Hoàng đế Khang Hy khi lập quốc, chúng ta thấy rõ một tinh thần nhân từ vị tha và bao dung có thể dẫn đến đại đạo rộng lớn; từ sự phục hưng văn minh năm nghìn năm của dân tộc Trung Hoa do đoàn nghệ thuật Thần Vận thể hiện, chúng ta cũng có thể tìm ra một lối thoát tự cứu mình.

Tác giả: Nhẫm Thục Nhất

Theo Epoch Times

x