Văn hóa truyền thống

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục đốt Pháo

22/01/23, 08:06
Mặc dù hiện nay ở Việt Nam người dân không còn được đốt pháo; nhưng hồi ức về tiếng pháo giòn tan, trẻ con chạy ra nhắm mắt bịt tai chờ pháo nổ vẫn còn in đậm trong ký ức nhiều thế hệ
Mặc dù hiện nay ở Việt Nam người dân không còn được đốt pháo; nhưng hồi ức về tiếng pháo giòn tan, trẻ con chạy ra nhắm mắt bịt tai chờ pháo nổ vẫn còn in đậm trong ký ức nhiều thế hệ (ảnh: afamily).

Tiếng pháo đì đùng mang ý nghĩa xua đuổi những điều xui xẻo, đón chờ một năm mới bình an và may mắn. Phong tục đốt pháo là một nét đẹp cổ truyền khiến cho ngày Tết thêm náo nhiệt.

Phong tục đốt pháo đêm giao thừa

Pháo trúc (bộc trúc), dân gian còn gọi là “bộc trượng”, “hoa tiên” hoặc “hưởng tiên”. Vào mỗi đêm giao thừa, nhà nhà cùng ra ngoài để đốt pháo. Tiếng pháo nổ trên mọi cung đường ngõ hẻm. Những khuôn mặt tươi cười rạng rỡ trong tiếng pháo giòn tan làm cho không khí ngày tết càng thêm náo nhiệt.

Theo tục lệ xưa, mọi người sẽ đốt một quả pháo trước bữa tối đêm giao thừa;thường gọi là “bế môn pháo trượng” (tức đóng cửa đốt pháo). Đến giờ tý (12h đêm), mọi người dùng tiếng nổ mãnh liệt của pháo để xua đuổi yêu ma quỷ quái, nghênh đón năm mới. Đến mùng một tết, khi mở cửa nhà thì đốt thêm một quả pháo; gọi là “khai môn pháo trượng” (tức mở cửa đốt pháo).

Nếu đốt ba quả thì gọi là “liên trung tam nguyên” (nghĩa là ý muốn cầu chúc trong nhà có người đạt được tam nguyên (đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình). Đốt bốn quả gọi là “phúc, lộc, thọ, hỷ” (những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ), những chuyện vui (Hỷ)). Đốt sáu quả là “lộc lộc đại thuận” (chỉ ngày 6 tháng 6 âm lịch, chủ yếu chúc phúc cho người trung niên có một gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi, sự nghiệp thành công và sức khỏe tốt, mọi người hòa thuận). Còn đốt một chuỗi trăm quả thì gọi là “bách tử bộc” (chuỗi một trăm quả pháo);để xác pháo phủ đầy cửa nhà thì được gọi là “mãn địa kim tiền” (tiền phủ đầy sân).

pháo có thể tạo tiếng nổ, hiệu ứng hình ảnh như pháo trúc dùng đốt trúc để đốt, pháo đất nặn bằng đất sét, những quả bóng bay được chọc thủng, đất đèn nhồi trong ống sắt châm lửa, cây pháo giấy phun các mảnh giấy màu v.v. phần lớn các loại pháo sử dụng thuốc nổ, thuốc cháy. Tuy thuốc nổ đen được sử dụng làm pháo đầu tiên trên thế giới và vẫn chưa mất đi vai trò của nó trong việc sản xuất pháo thủ công, hiện nay các loại pháo sử dụng nhiều biến thể của thuốc nổ với các chất phụ gia khác nhau tùy theo mục đích và tùy loại pháo.
Ngoài đốt vào đêm giao thừa, pháo còn được sử dụng trong các ngày lễ trọng đại trong đời sống (ảnh:2sao)

Truyền thuyết về pháo

Vào thời cổ đại có một loại quái thú gọi là “niên”. Nó có một chiếc sừng dài và nhọn trên đầu, hung mãnh dị thường. “Niên” ở dưới đáy biển suốt cả năm. Nhưng mỗi khi đến giao thừa nó sẽ mò lên bờ ăn thịt súc vật và con người. Vì vậy cứ đến giao thừa, già trẻ ở các thôn làng lại dắt nhau vào trong núi sâu; để tránh bị “niên” làm hại.

Vào đêm giao thừa nọ, lúc mọi người đang bận rộn khăn gói để trốn vào núi sâu thì xuất hiện một ông lão tóc bạc trắng. Ông nói sẽ đuổi được “niên” đi. Mọi người đều không tin; và vẫn lên núi tránh.

Khi “niên” chuẩn bị vào làng tàn phá như mọi năm thì đột nhiên có tiếng pháo nổ. “Niên” sợ run hết mình mẩy; cũng không dám tới gần nữa. Căn nguyên là do “niên” sợ nhất là màu đỏ, ánh lửa và tiếng nổ. Lúc này cửa lớn mở toang, chỉ thấy từ trong nhà có một ông lão mặc áo bào màu đỏ cười lớn bước ra. “Niên” thất kinh, lật đật tháo chạy.

Hôm sau, khi mọi người từ trong núi trở về làng; phát hiện trong làng bình yên vô sự. Lúc đó mới chợt hiểu ra, ông lão tóc trắng chính là Thần Tiên đến giúp. Đồng thời mọi người cũng phát hiện ông đã đốt pháo trúc để đuổi niên.

Kể từ đó hàng năm vào thời điểm này, nhà nhà đèn đuốc sáng trưng,thức khuya đốt pháo khua chiêng đuổi niên thú. Phong tục này ngày càng lan rộng; và trở thành truyền thống long trọng nhất của dịp Tết Nguyên đán.

Làm thế nào để “Ngũ Phúc lâm môn” vào cửa?

Ý nghĩa đốt pháo

Đốt pháo còn mang ý nghĩa xua đuổi những điều xui xẻo; đón chờ một năm mới bình an và may mắn. Khi đến chúc Tết, khách cũng có thể đốt một phong pháo trước khi vào cổng nhà chủ để chúc mừng.

Người ta còn sử dụng pháo trong các dịp lễ trọng đại của đời sống như lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con trai, mừng tân gia, khai trương, lễ gia tiên, đón khách sang trọng…Thậm chí có người còn dùng việc đốt pháo để đoán tương lai. Nếu nhà nào đầu năm đốt pháo bị xịt hoặc pháo nổ rời rạc thì năm đó sẽ xem như không thuận lợi. Trong đám cưới, tiệc mừng đốt pháo không nổ cũng là điềm xui.

Các loại pháo

Loại pháo khởi nguồn đầu tiên là pháo trúc, có nguồn gốc từ Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm. Sau đó, con người phát minh ra nhiều loại pháo khác như: pháo hoa, pháo dù, pháo pháp, pháo thăng thiên, pháo nhị, pháo dây, pháo bánh, pháo tép, pháo cối…

Lễ hội pháo hoa đón chào năm mới (ảnh:pixabay)

Lễ hội pháo ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ năm 1994, Chính phủ đã cấm sản xuất, vận chuyển và đốt các loại pháo. Tuy nhiên vẫn còn duy trì nhiều lễ hội pháo.

Hội pháo Bình Đà tổ chức tại làng Bình Đà, Thanh Oai, Hà Tây; thường sử dụng những tháp pháo nhiều tầng với hàng trăm loại pháo khác nhau, bao gồm pháo sáng, pháo hoa, pháo đơn (pháo cối), pháo bánh… Tất cả các loại pháo đều được làm tại Bình Đà.

Hội pháo Đồng Kỵ tổ chức tại làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh; vào ngày 4 tháng 1 âm lịch. Pháo sử dụng trong lễ hội có kích thước khổng lồ (pháo đại). Lễ hội tổ chức với mong muốn cầu cho mưa gió thuận hoà. Trước khi chưa cấm đốt pháo, tiêu chí cuộc thi là: quả pháo của dòng họ nào lớn nhất; trang trí thân pháo, đầu pháo đẹp nhất; nổ vang nhất và quan trọng nhất là quầng hoa pháo nở bung trên nền trời nhiều màu nhất, rực rỡ nhất. Giờ đây phần rước pháo được coi là điểm nhấn quan trọng nhất.

Pháo đất Ninh Giang là một lễ hội pháo khá đặc biệt. Người thi pháo sử dụng đất sét, gan gà nặn thành hình quả pháo đất (kiểu lá riềng, giống khoang thuyền có riềm) và thả rơi tạo tiếng nổ. Hội thi pháo đất Ninh Giang tổ chức tại xã Hồng Phong (Ninh Thọ), huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương vào mùa xuân.

x