Văn hóa truyền thống

Phật gia cố sự: Cao tăng Huệ Quả từng thời khắc không quên kính sư

20/10/23, 08:03
Phật gia cố sự: Cao tăng Huệ Quả từng thời khắc không quên kính sư
(ảnh minh họa Pinterest)

Huệ Quả là một vị cao tăng nổi tiếng thời nhà Đường. Nhờ tấm lòng kính sư mà ông được hoàng đế Đường Đại Tông khen ngợi và phong làm quốc sư.

Cao tăng Huệ Quả luôn luôn tôn kính sư tôn

Trước khi xuất gia, Huệ Quả có họ Mã, sống ở chùa Thanh Long tại Trường An đã lâu, nên còn được gọi là “A-xà-lê Thanh Long”. A-xà-lê là phiên âm của tiếng Phạn, có nghĩa là đạo sư, người thầy dạy đạo. Ông là một vị cao tăng có thần thông, tức là công năng đặc dị. Để truyền bá Phật giáo, ông đã từng sử dụng công năng để chữa bệnh cho hoàng đế Đường Đại Tông (húy Lý Dự), Công chúa Hoa Dương và những người khác, thu được kết quả rất tốt. Vào năm Đại Lịch thứ 11 (năm 776) thời Đường Đại Tông, Huệ Quả đã dùng công năng để chữa bệnh cho hoàng đế, lúc đó hoàng đế đã hoàn toàn bình phục. 

Phật gia cố sự: Cao tăng Huệ Quả từng thời khắc không quên kính sư
(ảnh minh họa Khuongviet)

Hoàng đế Đường Đại Tông rất vui mừng và quyết định ban thưởng ông một bộ y phục màu tím. Triều Đường lấy Đạo giáo làm quốc giáo, Đạo giáo nhấn mạnh “Tử khí đông lai” nghĩa là “sắc tím” đến từ phương Đông và màu tím là màu sắc cao nhất. Ban thưởng y phục màu tím là phần thưởng cao quý nhất về mặt y phục. Tuy nhiên, Hòa thượng Huệ Quả nói: “Tiểu tăng không dám nhận”.

Hoàng đế Đường Đại Tông hỏi: “Trẫm ban thưởng áo tím, tại sao ngươi không nhận?” Hòa thượng Huệ Quả trả lời: “Chỉ vì tiên hoàng đã từng ban thưởng cho tiên sư của thần vinh dự mặc áo tím, mà thần vốn là một tăng nhân nhỏ bé, may mắn gặp được tiên sư, nên người đã truyền thụ Phật Pháp cho thần. Vì thế, thần mới có thành tựu như ngày hôm nay. Ân đức của tiên sư đệ tử thời khắc luôn ghi nhớ trong lòng. Vì vậy, Bệ hạ ban thưởng cho tiểu tăng y phục màu tím, tiểu tăng là đệ tử của tiên sư tuyệt đối không dám, không nên và cũng không xứng mặc y phục cùng màu sắc và đẳng cấp với sư tôn”. 

Sau khi hoàng đế Đường Đại Tông hiểu ra ngọn nguồn câu chuyện, cảm động nói: “Thời khắc không quên ân đức của sư tôn. Ngươi thực sự là đại hiếu với sư tôn, là trẫm đã sơ suất điểm này.” Vì vậy, Hoàng đế đã ban bố chiếu thư rằng: Tấm lòng kính ngưỡng và đại hiếu của hòa thượng Huệ Quả đối với sư tôn thật là khiến người khác cảm động, là tấm gương cho mọi người. Từ nay trở đi, ông sẽ là quốc sư của Đại Đường và ban thưởng cho ông một bộ y phục màu nâu, đẳng cấp tôn quý chỉ đứng sau y phục màu tím. 

Cao tăng Huệ Quả triển hiện công năng đặc dị

Ngoài ra, hoàng đế Đường Đại Tông còn ban cho hòa thượng Huệ Quả rất nhiều tiền và đồ vật có giá trị. Hòa thượng Huệ Quả không sử dụng bất kỳ tiền tài nào trong số này, toàn bộ dùng để làm công đức như xây dựng chùa. Năm Đại Lịch thứ 13 (năm 778), nhà sư Huệ Quả đã mời hoàng đế đến thăm Nam Đài 2 lần để kính bái Thần Phật.

Phật gia cố sự: Cao tăng Huệ Quả từng thời khắc không quên kính sư
Các cao tăng thời xưa thông thường có công năng đặc dị (ảnh minh họa Bookmundi)

Sau chuyến hành hương thứ 2, hòa thượng Huệ Quả đã lên Quan Âm Đài bắt đầu niệm kinh và thần chú. Sau một thời gian dài, đến buổi tối khi trăng lên cao, hoàng đế Đường Đại Tông cùng các quan lại và người hầu đều an tâm chờ đợi dưới đài. Lúc này, dưới ánh trăng tròn, hình tượng Thần thánh của Bồ Tát Quán Thế Âm thực sự xuất hiện, Phật quang mạnh mẽ phát ra khiến mặt trăng sáng như mặt trời, “mây lành sáng tỏ” trên bầu trời, quả thực là điềm lành chiếu rọi. Có gần một nghìn người cùng đi hành hương với hoàng đế Đường Đại Tông, họ đều nhìn thấy thần tích này triển hiện rõ ràng và tất cả mọi người đều cúi lạy hành lễ với Quán Thế Âm Bồ Tát xuất hiện dưới ánh trăng.  

Hòa thượng Huệ Quả là quốc sư của Đại Đường, ông nhớ mãi không quên ân đức sư tôn và luôn tôn trọng sư phụ của mình. Điều này thực sự đáng kính phục. Những thần tích mà ông triển hiện dưới ánh trăng là điều hiếm có trong lịch sử. Đây không chỉ là kiến chứng cho sự thành công trong tu luyện của ông, mà còn xuất hiện vì cảm ứng với thành tâm thờ phụng thần Thần Phật từ quân vương cho đến lê dân bách tính của vương triều Đại Đường.

Theo Bannedbook

x