Câu chuyện, Nhân sinh cảm ngộ

Biển, vòng tuần hoàn của nước và con đường thăng hoa của sinh mệnh

26/01/21, 04:28
Theo suy đoán, phía dưới bề mặt của nhiều hành tinh lùn và vệ tinh tự nhiên có các đại dương; đáng chú ý, đại dương của Europa sở hữu dung tích nước ước tính gấp hơn hai lần Trái Đất. Các hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt Trời cũng được cho có lớp khí quyển lỏng. Đại dương còn có thể tồn tại trên những hành tinh và vệ tinh ngoài Hệ Mặt Trời. Hành tinh đại dương là một kiểu hành tinh với chất lỏng bao phủ gần như hoàn toàn bề mặt
Tôi chỉ là một đứa bé chơi đùa trên bờ biển, đôi lúc trong vui vầy tìm thấy một hòn sỏi trơn nhẵn hay một vỏ ốc đẹp, trong khi đại dương sự thật còn chưa được khám phá trải bao la phía trước. – Isaac Newton

Nước sông đổ ra biển, nước biển lại bốc hơi tụ thành những đám mây, giữa đại dương mênh mông, hội ngộ nối chia ly không bao giờ ngừng lại…

Tôi hỏi biển có buồn không. Biển hiền hoà vỗ sóng như nói với tôi rằng, nỗi đau ấy đã được xoa dịu rất lâu rồi. Từ hơi thở hiền hoà của biển, tôi đã lĩnh hội được những bài học về sự bao dung, lòng kiên định và con đường thăng hoa của sinh mệnh.

Sự nhẫn chịu và bao dung

Biển thấp nhưng không kém, có khả năng bao dung và nhẫn chịu lớn lao.

Sông có thể cạn, nhưng đại dương chẳng bao giờ cạn. Trên địa cầu này không thể tích nước nào to lớn bằng thể tích nước biển, cũng không “bình chứa nước” tự nhiên nào sâu và rộng bằng đại dương. Trăm sông có thể đổ dồn về biển là vì biển ở vị trí thấp hơn nhưng vô cùng rộng lớn, sức dung chứa của đại dương là vô hạn.

Sự kiên định

Phải chăng muối là đặc trưng của biển, cũng chính là sự kiên định của biển?
Nước biển mặn, nước sông ngọt. Sao “trăm sông đổ về biển” mà chẳng làm nước biển thay đổi bản chất của mình?

Xét Trái Đất, nước mặn bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2 và thường được chia thành một số đại dương chính và những biển nhỏ hơn, trong đó đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển.
Để có thể thăng hoa cần sự kiên định (ảnh màn hình video Shen Yun)

Đại dương mặn vì có muối. Người ta nói nước biển chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tương đương với khoảng 50 triệu tỉ tấn muối đủ để bao phủ bề mặt các lục địa một lớp dày khoảng 152 mét. Lượng muối này hoà tan trong nước biển, và nước của hàng trăm con sông lớn khi đổ vào đại dương. Nước sông dồn vào biển trở nên mặn, biển chẳng mất đi cái mặn đặc trưng của mình…

Buông bỏ để thăng hoa

Biển rộng… hạ mình, bao dung, hoà tan tất cả; nhưng kiên định bảo trì bản chất và tự hào với cái mặn của mình. Từ đại dương bao la nước buông bỏ niềm tự hào, sự mặn mà… để thăng hoa.

Vì là thành phần chủ yếu của thủy quyển Trái Đất, đại dương thế giới không thể thiếu đối với toàn bộ sự sống đã biết; nó làm thành một phần chu trình cacbon, ảnh hưởng đến khí hậu và các kiểu thời tiết. Đại dương là sinh cảnh của 230.000 loài đã biết, song do phần lớn chưa được khám phá, thực tế số loài tồn tại nhiều hơn nhiều, khả năng hơn hai triệu

Buông bỏ không hẳn là mất đi; đôi lúc ‘thuận theo tự nhiên’ mà buông bỏ những thứ không thật sự thuộc về mình; để tìm lại chính mình. Sự buông bỏ ấy giúp sinh mệnh có thể thăng hoa.

Vì sao nước biển có thể thăng hoa

Nếu nói muối là sự kiên định của biển, lẽ nào lại từ bỏ sự kiên định của chính mình?

Không phải vậy! Biển vẫn kiên định và nước biển để lại muối mà thăng hoa tới tầng cao mới…

Vòng tuần hoàn của nước

Ngày tháng trôi qua, với sự hiền hoà và bao dung, biển thấu hiểu từng phân tử nước trên cơ thể của mình. Bản chất của biển là mặn, nhưng nước trước khi đổ vào biển thì chưa mặn.

Khi mới thành hình, giọt nước nhẹ nhàng thuần khiết, rơi xuống đất, tắm mát và đem lại sức sống cho vạn vật; chảy khắp mọi nơi hợp thành dòng chảy lớn theo sông mà đổ ra biển; hạnh phúc khi được biển dùng muối để làm sạch mình.

Biển: Nơi quán trọ của nước

Biển chỉ là nơi dừng chân tạm thời, là cái bình chứa nước, chứ không phải là bản thân nước. Với một phân tử nước, vòng tuần hoàn của sinh mệnh là bất diệt. Trầm luân nơi biển cả, thôi thúc bởi ước nguyện quay trở về trời cao, nơi nó sinh thành hữu hình là những đám mây; nước biển đã buông bỏ muối, vốn là thứ quý giá đối với nó trong một thời gian dài, để thăng hoa…

Các đại dương ngoài Trái Đất có thể cấu tạo từ nước hoặc những nguyên tố và hợp chất khác. Khối chất lỏng bề mặt ngoài Trái Đất lớn và ổn định được xác nhận duy nhất là các hồ Titan, dù vậy có chứng cứ về sự tồn tại của các đại dương đâu đó trong Hệ Mặt Trời. Vào thời kỳ đầu, Sao Hỏa và Sao Kim được cho là có những đại dương nước lớn. Giả thuyết đại dương Sao Hỏa đề xuất rằng gần một phần ba bề mặt Sao Hỏa từng bị nước bao phủ, và hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát có thể đã đun cạn toàn bộ đại dương của Sao Kim. Các hợp chất như muối và amoniac hòa tan trong nước hạ thấp điểm đóng băng để nước có thể tồn tại trong môi trường ngoài Trái Đất dưới dạng nước mặn hoặc băng đối lưu

Muối tuy quý nhưng cũng là thứ cuối cùng ngăn trở sự thăng hoa của nước. Xác định được điều đó, nước biển kiên định từ bỏ muối để có thể thăng hoa, đó vẫn là kiên định, một sự kiên định đúng hướng.

Nước biển mặn sau khi bốc hơi trở nên trong trẻo và thuần khiết. Lúc này chẳng có chỗ cho sự hoan hỷ, vui sướng như khi nó được làm sạch bằng muối; chỉ có sự thuần khiết vốn dĩ là bản chất bản chất ban đầu… Nó đã tìm lại được bản chất của mình.

Biển dạy gì cho tôi?

Tôi thường tự hào mình đọc rộng hiểu nhiều, vui khi bạn bè gán cho tôi cái biệt hiệu là Biển. Tôi đã nhầm tưởng nhiều điều là bản chất của mình, ví dụ “tôi thích cái này, tôi thích cái kia”, hoặc “tính tôi nóng, tôi không có kiên nhẫn, tôi không ngồi thiền được”… rồi lại còn bị cái câu ‘giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời’ đánh lừa thêm một cú ngoạn mục khiến tôi hoàn toàn tin rằng đó là bản chất của mình. Vạn vật đều biến đổi, con người cũng thay đổi; như khi mới sinh ra ai mà chẳng trong trắng, thiện lương. Những quan niệm, kinh nghiệm tích luỹ sau này đâu phải là bản chất…

Bản chất của nước là thuần khiết, còn bản chất của con người là gì? Con đường nào có thể dẫn đến sự thăng hoa của sinh mệnh?

Tu luyện – Con đường thăng hoa của sinh mệnh

Chúng ta sống ở trong mê, không nhìn thấy được chân lý, tốt xấu quả thật khó phân định. Tuy nhiên chúng ta có thể không ngừng hoàn thiện bản thân; thuận theo tự nhiên, theo sự an bài của Tạo hoá. Đồng hoá với tự nhiên, đạt được sự thăng hoa, ấy là ‘tu luyện’…

Trung dung và buông bỏ

Trung dung thuyết, không nên cực đoan… Trong cuộc sống, hôm nay làm tốt, ngày mai có thể làm tốt hơn. Nếu cứ nắm mãi cái lý ở một tầng thứ nào đó không buông phải chăng cũng là cực đoan, là tự trói mình ở tầng thứ đó.

Vũ trụ bao la, tri thức nào có giới hạn… con người có thể liên tục đề cao nếu không ngừng học hỏi và có thể buông bỏ. Tựa như khi trèo lên một cái thang, bậc thứ 2 cao hơn bậc thứ nhất, nhưng nếu mãi đứng ở bậc thứ 2 thì sẽ không lên được bậc thứ 3…

Đề cao

Khi loại bỏ dần những thứ xấu trong tư tưởng, tâm tính trở nên mỗi ngày một nhẹ nhàng bình thản; tầng thứ tư tưởng mỗi ngày một đề cao. Nhưng một điều khó nhận ra nhất, cũng khó vượt qua nhất chính là sự hài lòng và niềm kiêu hãnh của bản thân. Dù là ẩn tàng rất sâu trong nội tâm, chúng cũng khiến tư tưởng khó đạt được sự thăng hoa.

Trong cái không của Phật gia thì khi tất cả cái xấu được loại bỏ và cái tốt cũng chẳng đáng tự mãn, chỉ còn thực tế hiển nhiên, thì cá nhân ấy đã đạt được sự đồng hoá với cái tốt. Nó khác với lúc ban đầu khi sự tốt đẹp mới chỉ được biểu hiện trên hình thức bên ngoài.

Khi tôi mới tiếp nhận cái tốt và cố gắng hoàn thiện bản thân, mỗi ngày một tốt hơn; tôi nhận thức được điều đó, ấy là vì cái tốt ấy mới mẻ, vừa thành hình. Khi cái tốt của bản thân đã trở thành tự nhiên nhiên, như máu đang chảy trong huyết quản… có lẽ tôi đã đồng hoá với cái tốt, đã thật sự thăng hoa! Trong con mắt bạn bè tôi không cần là Biển nữa, đơn giản tôi là tôi…

x