Vận mệnh tuy đã được định sẵn nhưng không phải là không thể thay đổi được. Người biết tích đức hành thiện có thể hóa giải vận mệnh tai ương.
- Cách thay đổi vận mệnh hiệu quả nhất là gì?
- Vận mệnh tuy đã định nhưng lựa chọn thiện lương có thể thay đổi số phận
Người xưa nói: “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”. Câu nói nổi tiếng này đơn giản mà ẩn chứa đạo lý thật sâu sắc. Nhắc nhở mọi người rằng: Đừng bỏ qua điều tốt nhỏ và điều ác nhỏ. Điều tốt dù nhỏ thì vẫn là tốt; điều ác cho dù có nhỏ thì vẫn là ác. Bùi Độ thông qua tích đức hành thiện mà hóa giải vận mệnh của mình, trở thành Tể tướng triều Đường trong suốt 20 năm.
Xuất thân bần hàn của Tể tướng Bùi Độ
Người xưa luôn răn dạy con cháu phải tích đức hành thiện. Những việc tốt cho dù nhỏ đến mấy chúng ta nhất định phải làm. Còn những việc ác dù chỉ là cỏn con thì tuyệt đối không nên làm. Có thể một số người sẽ cười và cho rằng người xưa sống sao mà thận trọng thế. Thực ra không phải vậy, làm việc thiện thì tích đức, làm việc ác tất sẽ tạo nghiệp.
Quy luật nhân quả này đã được người xưa truyền thừa cho đến bây giờ. Vì “đức” và “nghiệp” là hai chủng vật chất đi theo thân thể chúng ta như bóng với hình. Chỉ là con mắt trần của chúng ta không thể quan sát thấy được mà thôi. Như vậy, có người làm việc thiện, cũng có kẻ làm việc ác, đối với con người mà nói, điều này rất quan trọng.
Vào giữa thời nhà Đường, có một Tể tướng tên là Bùi Độ. Ông là một chính trị gia và nhà văn kiệt xuất. Con cháu đánh giá ông là “Hai mươi năm vì sự an nguy của đất nước”. Ông có quyền lực cao và đã làm quan trong 20 năm. Những phúc báo mà ông có được là nhờ ông đã hành thiện tích đức.
Bùi Độ từ nhỏ xuất thân từ một gia đình bần hàn, cơ cực. Một ngày nọ, ông gặp một người tu hành trên đường. Sau khi nhìn tướng mạo của Bùi Độ, thấy đường ở khóe miệng kéo dài đến tận miệng. Người tu hành này sợ ông lâm vào cảnh chết đói, nên khuyên ông nên chăm chỉ tu thiện.
Sau khi trưởng thành, Bùi Độ do gặp nhiều thất bại trên con đường công danh, nên tâm trạng vô cùng suy sụp. Khi nghĩ về số phận của chính mình, ông không khỏi chạnh lòng.
Bùi Độ nhờ tích được đại đức mà làm đến Tể tướng
Một hôm, ông đến chùa Tương Sơn lễ Phật. Trong lúc vô tình ông phát hiện một gói đồ dưới đất có chứa hai chiếc thắt lưng bằng ngọc bích đắt tiền. Ông thầm nghĩ chắc hẳn chủ nhân của món đồ bị mất đang rất lo lắng. Cho nên, ông đã đứng đó đợi chủ nhân của món đồ bị mất cho đến khi mặt trời lặn. Nhưng vẫn không thấy bóng dáng ai.
Sáng hôm sau, khi cửa chùa chưa mở thì ông đã đứng trước cửa chùa để đợi. Lúc này ông thấy một người phụ nữ từ xa vội vã chạy đến. Sau khi hỏi rõ tình hình, ông thấy rằng người phụ nữ trước mặt là chủ nhân của đai ngọc. Thì ra, người cha của cô ấy đã bị kẻ khác hãm hại nên bị tống vào ngục.
Hai chiếc thắt lưng bằng ngọc này nhằm làm quà để giải cứu cha của cô. Nếu đai ngọc bị mất, cha của cô ấy sẽ gặp tai họa. Bùi Độ đau lòng nhìn người phụ nữ và trả lại gói hàng cho cô. Người phụ nữ khóc lóc cảm tạ và nói Bùi Độ giữ lại một chiếc thắt lưng bằng ngọc. Nhưng Bùi Độ chỉ mỉm cười từ chối.
Không lâu sau, ông gặp lại người tu hành kia. Người này kinh ngạc thốt lên: “Hẳn là ngươi đã tích âm đức rất lớn, tướng mạo thay đổi, trở nên có phúc. Tiền đồ của ngươi nhất định là quang minh sáng lạng!” Quả nhiên như dự đoán của người đó, Bùi Độ có một sự nghiệp suôn sẻ, được triều đình trọng dụng. Ông làm tể tướng phò tá các hoàng đế đời nhà Đường, con đường luôn hanh thông. Đây chính là nhờ đức mà ông đã tích lũy mà có được.
Tích đức hành thiện có thể hóa giải vận mệnh con người
Trong “Nghiêu sơn đường ngoại kỷ”, Bùi Độ đánh giá về bản thân: “Ta không cao, tướng mạo xấu xí. Tại sao lại làm tể tướng? Bởi vì tâm luôn hướng thiện”. Ông cả đời tu dưỡng đức hạnh của bản thân, tuy rằng tướng mạo xấu xí, nhưng tấm lòng hướng thiện. Nhờ vậy mà đắc được phúc báo, làm đến chức tể tướng.
Việc thiện của Bùi Độ không chỉ là thiện đãi với người khác mà là thiện đãi với chính mình. Số phận bi thảm của ông đã được hóa giải, nhờ làm việc thiện mà nhận được phúc báo to lớn. Có thể thấy, phúc phận và đức của con người có quan hệ mật thiết với nhau.
Tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn. Điều này cũng giải thích rõ tại sao người xưa lại coi trọng cái thiện nhỏ và cái ác nhỏ đến vậy. Tích thiện nhỏ sẽ gia tăng vật chất chất đức, do đó phúc báo sẽ càng lớn hơn. Ngược lại, nếu việc làm ác của một người tích tụ quá nhiều, thì thiên tai nhân họa sẽ theo sau người đó. Bởi vì sự đau khổ của con người đến từ nghiệp báo.
Mọi người trên thế giới đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Đồng thời, cũng đều muốn một thân thể trường thọ an khang. Nhưng tất cả mọi phúc báo của con người đều từ việc tích đức hành thiện mà đắc được. Người xưa đã nói: “Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương“
Người xưa nói “hành thiện tích đức” cũng rất thực chất, nó thực sự có thể hóa giải vận mệnh của một người.
Theo Vision Times