Văn hóa truyền thống

Có một đêm rằm Trung thu như thế ở thành phố Bắc Ninh!

17/09/22, 17:35
đêm rằm trung thu
Tiết mục múa tại đêm rằm trung thu thành phố Bắc Ninh (ảnh chụp màn hình)

Thời xưa, đêm rằm Trung thu tháng 8 đầy ắp kỷ niệm đẹp của mọi lứa tuổi từ nông thôn đến thành thị. Thuở ấy ánh trăng thật thân quen, gần gũi, gắn bó với con người xiết bao!

Những năm gần đây theo nhịp sống hiện đại, vì điện sáng muôn nơi nên ánh trăng dần bị đi vào quên lãng. Theo dòng chảy lớn của cuộc sống hiện đại người ta không còn nhớ đến tết trung thu là thế giới đáng yêu của tuổi thơ, của nhịp trống ếch rộn ràng, của múa lân, múa sư tử, của những chiếc đèn ông sao, chiếc đèn kéo quân đẹp lung linh và đầy hấp dẫn. Với những mâm cỗ trung thu là bưởi, chuối, hồng, na, bánh trung thu… đi diễu hành quanh xóm rồi về tập trung phá cỗ tại sân đình.

Ngày nay người lớn dần quên mất cả trẻ em cần những gì để nuôi dưỡng những tâm hồn bé thơ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Họ biến tết Trung thu thành ngày tết để có dịp biếu quà cho cấp trên. Có nơi còn tổ chức liên hoan rượu chè, họ quên mất đó là ngày tết của thiếu nhi và cũng chẳng biết trăng lên, trăng lặn khi nào. Tủi phận thay cho chú Cuội, chị Hằng và nhất là cho bầy em nhỏ. 

Múa lân đã trở thành nét văn hoá truyền thống trong các đêm hội trung thu ở các nước châu Á
Múa lân đã trở thành nét văn hoá truyền thống trong các đêm hội trung thu ở các nước châu Á (ảnh chụp màn hình)

Nhưng buổi tối hôm nay ở Thành phố Bắc Ninh có một điểm đến thật đông vui mà cũng thật ý nghĩa. Một đêm rằm trung thu đầy ý nghĩa nhân văn và đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Khi ánh trăng lên chênh chếch đỉnh đầu thì cũng là lúc đèn sân khấu bừng sáng. Buổi lễ trung thu đêm rằm tháng 8 bắt đầu. Lũ trẻ háo hức cùng với người thân vây quanh sân khấu. Trên sân khấu, chị Hằng với bộ đồ của tiên nữ màu trắng vừa xuất hiện, chị cất tiếng: “Các bạn nhỏ ơi!”  Một vài tiếng “ơi” khe khẽ. Chị Hằng nhỏ nhẹ: Sao lại ơi? Khi người lớn gọi chúng ta phải “dạ” chứ.  Tiếng đồng thanh đáp lại “Dạ”. Bài học đầu tiên của buổi hội đêm rằm hôm nay chắc chắn các em nhỏ phải nhớ rất kỹ là chúng phải biết gọi dạ, bảo vâng!

Chị Hằng hỏi các em có biết ngày hôm nay là ngày gì không? 

Các em: “Ngày rằm tháng 8, là Tết Trung thu ạ!”

Đúng rồi! Hôm nay được phép của Ngọc Hoàng Thượng Đế chị từ cung trăng, từ trên Tiên giới xuống đây, mời theo rất nhiều các nàng tiên và các thần thú cùng các tiên nữ nhỏ bé mang theo các nhạc cụ của cung đình xuống vui cùng với chúng ta. Các em có muốn họ xuống dưới đây cùng vui Trung thu không nhỉ? Tiếng hô vang: “Có ạ!” 

Những tràng pháo tay chào đón nổi lên như sấm đã sẵn sàng vui lễ hội đêm rằm Trung Thu. 

Múa trống eo lưng tại đêm rằm trung thu Bắc Ninh
Múa trống eo lưng (ảnh chụp màn hình)

Buổi lễ bắt đầu. Tiết mục trống “Phúc Lành” mở màn cho đêm biểu diễn được tốp nam nữ các đệ tử Đại Pháp mang đầy thần thái hào hùng mạnh mẽ, họ truyền cảm hứng tích cực đến tất cả những người có mặt tại đó. Khi nói đến văn hóa thần truyền thì không thể không nhắc đến trống eo lưng và từ ngàn xưa trống đã được tôn là “thần khí thông thiên”, dùng để kết nối với thần và vạn vật. Trống eo lưng đã có lịch sử cách đây gần 1000 năm. Chính vì vậy mà trống eo lưng tự nhiên đã mang trong mình những tinh hoa của đất trời vạn vật.  Khi tiếng trống gióng lên rung động hào hùng, khiến người nghe tinh thần phấn chấn, đầy sinh lực gợi lên lòng thành kính đưa con người trở về với lẽ trời và chính đạo.

Ai cũng cảm nhận tiếng trống xua đuổi những điều không may, mang đến luồng sinh khí tốt lành của những tâm hồn thiện lương, nhân ái, những con người biết sống vì người khác. 

Chị Hằng lại xuất hiện và thỏ thẻ: Tết Trung Thu còn gọi là Tết đoàn viên, một nét văn hóa của người Việt diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm bày tỏ lòng kính ngưỡng, biết ơn Thần Phật, đất trời và tiên tổ mà còn là dịp để báo hiếu các bậc bề trên: ông bà, cha mẹ. 

Các tiểu thần tiên xuất hiện làm ta liên tưởng tới những nàng tiên nữ có cánh và rất xinh đẹp trong kho tàng thần thoại, cổ tích của thế giới qua tiết mục thứ 2 với bài bài hát, múa “Thiên Thần ở khắp nơi mẹ ơi!” 

múa tiên nữ
Múa tiên nữ (ảnh chụp màn hình)

Cứ thế chị Hằng dẫn dắt các em trở về thời Thần Bàn Cổ xưa sáng tạo ra trời đất. Nữ Oa đã tạo ra con người. Các em được ngược dòng lịch sử trở về với văn hóa thần truyền, những truyện cổ tích của nhân loại giáo dục tín ngưỡng Thần Phật  sống dung hòa trong trời đất hòa hợp với thiên nhiên. Chú trọng vào tu dưỡng đạo đức. 

 Và tiết mục thứ 3 múa tiên nữ: “Mùa xuân hoa nở”. Khó ai có thể tưởng tượng đây là các bà, các mẹ trong cuộc sống thường nhật, họ cũng phải lo miếng cơm manh áo, một nắng hai sương với ruộng đồng. Nhưng hôm nay họ là những nàng tiên bước ra e ấp, yểu điệu, thướt tha. Ai cũng xinh đẹp, khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc. 

Màn múa Tôn Ngộ Không là tiết mục thứ 4 cũng là tiết mục đắc sắc nhất của đêm diễn. Cậu bé Thắng (con trai 8 tuổi của 2 đệ tử Đại Pháp Phượng Hải đã có bài chứng thực Pháp trên báo Nguyện Uớc). Thì ra Tôn Ngộ Không bố (anh Hải đã truyền nghề múa cho con trai của mình). Cậu bé với đôi mắt sáng thông minh làm người ta tưởng là Lục Tiểu Linh Đồng con ở Trung Quốc sang biểu diễn khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục. Đúng là “hổ phụ sinh hổ tử”!

Tiết mục Tôn Ngộ Không múa gậy
Tiết mục Tôn Ngộ Không múa gậy (ảnh chụp màn hình)

Sau mỗi tiết mục đều có những câu hỏi gợi mở cho các cháu, những bài học nhỏ về lẽ sống, cách làm người và những giá trị đạo đức nhân văn. Cháu nào trả lời đúng và trả lời hay đều được tặng quà là chiếc đèn lồng nhỏ xinh xinh rất đáng yêu. Màn biểu diễn “Song lân” kết thúc buổi lễ với những lời căn dặn của chị Hằng trong đêm trung thu khiến lũ trẻ sẽ nhớ mãi khôn nguôi. Chúng muốn đêm rằm kéo dài mãi, chẳng muốn về. Một lễ hội đêm rằm như thế đã xuất hiện ở Bắc Ninh quê tôi. “Đến hẹn lại lên” các bạn nhé!

Để có buổi biểu như thế, với các diễn viên chuyên nghiệp đã là một sự khó khăn vất vả thì ở đây những diễn viên không chuyên của buổi biểu diễn lễ hội đêm rằm với đủ mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi ở những làng quê khác nhau trong tỉnh Bắc Ninh. Để phối hợp với nhau tập luyện và biểu diễn họ đã phải phó xuất rất lớn trong các điều kiện ngày nắng đêm mưa phải vượt bao nhiêu cây số không hề có thù lao, không ghi danh, không tính điểm để làm nên một buổi biểu diễn rất xuất sắc, rất chuyên nghiệp thì chỉ có những học viên tu luyện Chân Thiện Nhẫn mới có thể làm được như vậy.

Đêm rằm Trung thu vừa qua thật có ý nghĩa với không chỉ các em nhỏ mà còn với cả người lớn ở thành phố Bắc Ninh chúng tôi.

x