Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Câu chuyện

Chịu khổ vẫn là chuyện mừng, ngày nào cũng gặp việc tốt

07/12/20, 11:00
Ngày nào cũng gặp việc tốt
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui (ảnh minh họa: pexels).

Người xưa có câu “Chịu thiệt là Phúc”. Vì sao nói như vậy? Chịu khổ giúp con người hoàn trả nghiệp, chuyển hóa nghiệp thành đức, có đức chính là có Phúc. Vì vậy nếu một ngày bình thường có chuyện khổ xảy ra, thật đáng mừng ta có cơ hội hoàn trả nghiệp và tích đức.

Vào sáng sớm cái ngã tư đường Hoàng Hoa Thám, cắt đường Nguyễn Văn Cừ (thành phố bắc Ninh) ấy có đèn tín hiệu mà như không. Mặc kệ là đèn xanh hay đỏ các phương tiện cứ lao vun vút, cứ như là chỉ riêng mình có việc hệ trọng, quí tiếc thời gian. Biết vậy nên dù đã đến bên mình được đi tôi vẫn đợi vài giây cho những người cố vượt đi qua rồi mình mới đi.

Dù là thế nhưng cũng có buổi tôi đạp xe đến giữa đường thì một xe ô tô phía tay phải của tôi vội vã di chuyển tiến lên. Tình huống xảy ra đột ngột, tôi định xuống xe thì chiếc áo gió lại mắc vào yên xe khiến tôi không thể nhúc nhích, xe thì đang trong quán tính chạy nhanh, phía bên trái một chiếc xe buýt cũng không có ý dừng đèn đỏ nên đồng thời tiến đến kẹp tôi vào giữa…

Không còn lối thoát nên tôi đánh lái về bên trái, chầm chậm di chuyển theo chiếc xe bẩy chỗ, chờ họ vượt lên rồi mới táp vào lề đường, đổ nghiêng cả người và xe để thoát ra khỏi trạng thái mắc mớ của chiếc áo gió với chiếc yên xe…

Chịu khổ là để hoàn trả nợ nghiệp

Đi một đoạn dài mà vẫn còn thở hổn hển với trống ngực liên hồi, cảm giác căng thẳng làm tôi thấm mệt. Bài học về chịu khổ, chuyển hóa nghiệp lực thành đức trong Phật Pháp hiện lên trong suy nghĩ, đại ý là không có nghiệp lực tích tồn từ đời này qua kiếp khác thì con người sống rất tự tại, sẽ không phải gặp khổ nạn nào hết. Chịu tội khổ là để hoàn trả tội nghiệp. Thế chẳng phải sự chịu đựng căng thẳng trong tình huống mà tôi vừa gặp là một việc tốt đáng vui mừng.

Buổi trưa đi học về con bảo: Mẹ có biết hôm nay con gặp chuyện gì không? Chuyện xảy ra ở lớp con, mẹ biết làm sao được, con kể cho mẹ nghe đi nào. “Các bạn đùa nhau kéo ngã con xuống đất, đập sườn vào thành bàn mẹ ạ, con vẫn còn đau lắm…” Tôi an ủi: Là chuyện tốt đó vì con đã trả được một món nợ

Có lần, mấy chị em họ hàng bảo tôi: Tập Pháp Luân Công có vài động tác đơn giản thế làm sao hết bệnh được. Từ Pháp lý của môn tập tôi giải thích: Bệnh tật và khổ nạn của con người chính là do tội nghiệp tích tụ mà thành.

Ví như một quả núi ấy, hàng ngày mình bỏ công sức ra tập luyện, kiên nhẫn chịu đựng cái đau, cái mỏi khi giơ tay tập trạm trang, hay vắt chân ngồi song bàn, kết hợp với sửa đổi tâm tính, chịu thiệt một chút, nhẫn nhường một chút… thì tội nghiệp cũng được chuyển hóa một phần. Dần dần tội nghiệp sẽ tiêu hết thì đương nhiên không còn bệnh nữa.

Nếu không tập, không tu, chỉ thích thoải mái, hưởng thụ thì nghiệp lực không tiêu đi được, dồn lại thành một quả núi lớn thì sẽ đến lúc phát thành ung thư, bệnh nan y hoặc các tai nạn khác. Mấy chị cười cười: Em nói giống như các thầy ở trên chùa ấy nhỉ…

x