Mục đích của con người tới thế gian có phải chỉ để mưu cầu công danh, tiền tài? Hay tất cả chỉ là cõi tạm, khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi?
Hàng nghìn năm qua, những quan niệm tư tưởng về tu luyện luôn xuyên suốt trong dòng chảy văn hóa của nhân loại. Rất nhiều câu chuyện tu đạo thành tiên, tu thành chính quả được lưu truyền ghi chép trong sách sử. Tuy nhiên, thế gian con người được nhìn nhận là ở trong mê hoặc, nên dù lịch sử có xuất hiện bao nhiêu thần tích thì sau đó nhân loại đều cho rằng đó là thần thoại, truyền thuyết.
Có ai tĩnh tâm suy ngẫm: nếu tất cả đều là huyễn tượng không thật, sao lại có thể lưu truyền nghìn năm? Vậy đâu mới là mục đích của con người tới thế gian này? Những câu chuyện về người tu hành dưới đây cho thấy quá trình tu luyện của con người có thể làm thay đổi vật chất trên thân thể, triển hiện những thần tích mà người thường không thể có được.
Nội dung chính
Tu luyện có thể thay đổi vật chất của thân thể người
Nhìn thấy những bức bích họa tượng Phật tại thành Đôn Hoàng, mọi người sẽ thầm ca ngợi: “Người xưa thật là xuất sắc, sao có thể khắc nên những tượng Phật to lớn vĩ đại như vậy? Con người làm cách nào tạo ra một thế giới của Phật đa dạng phong phú như thế?”. Tại sao cổ nhân xưa lại có “khả năng tưởng tượng và khả năng sáng tạo” vĩ đại như vậy?
Khi đi tham quan các Xá lợi tử của Phật, có người sẽ thắc mắc: “Đây là xương hay răng của Phật”. Tại sao người thường sau khi chết không có xá lợi tử?
Kỳ thực nếu thay đổi cách suy nghĩ, có thể lý giải được sự tồn tại của những thần tích này. Thần tích triển hiện rõ ràng những điều kỳ diệu của sinh mệnh trên thân thể người. Điều đó cho thấy tu luyện là có thể thay đổi vật chất của thân thể người.
Mục đích của con người là tu luyện
Thời đầu khi Phật Pháp truyền tới phương Đông từng nhiều lần triển hiện sự thay đổi kỳ diệu khi con người tu luyện đắc đạo. Câu chuyện dưới đây là minh chứng cho điều đó.
Vào cuối thời Tào Ngụy, thiếu niên Chu Sĩ Hành người Dĩnh Xuyên xuất gia. Ông lấy pháp hiệu Bát Giới, cũng là người Hán đầu tiên được thụ giới. Ông chuyên tâm hết sức nghiên cứu kinh Phật. Vì cảm thấy câu từ trong kinh văn được dịch khi đó khá tối nghĩa, không thể hiểu được. Vì thế ông quyết định tới Tây phương tìm kiếm kinh thư gốc. Trải qua thời gian 20 năm gian khổ ông mới đạt được mục đích.
Khi đó, Chu Sĩ Hành đi về phía tây và tới Vu Điền của Tây Vực. Ông tìm được tổng cộng 90 chương kinh thư tiếng Phạn gốc và sao chép nguyên gốc. Khi ông đang chuẩn bị cử đệ tử mang về Lạc Dương, chưa kịp xuất phát thì những tăng nhân tu theo Tiểu thừa Phật Giáo tại đây tấu trình lên quốc vương: “Vị tăng nhân người Hán đang muốn làm rối loạn kinh thư, phải ngăn cấm”.
Quốc vương nước này kiên quyết không nghe giải thích của Chu Sĩ Hành. Ông yêu cầu cho đốt những kinh thư đã sao chép để chứng minh tấm lòng chân thành của mình và quốc vương đồng ý.
Thân thể “kim cương bất hoại” là mục đích của con người
Quốc vương hạ lệnh xếp một đống củi lớn trước đại điện. Trước khi đốt, Chu Sĩ Hành hướng lên trời cầu khấn: “Nếu Phật Pháp nên lưu truyền tại vùng đất của người Hán, kinh thư sẽ không bị thiêu cháy. Nếu không nên, vậy xin tùy theo tự nhiên”. Vừa nói dứt lời, kinh thư đã bị bỏ vào trong lửa.
Tuy nhiên sau khi lửa cháy hết, một chữ kinh Phật cũng không bị tổn hại. Mọi thứ hoàn hảo như lúc ban đầu. Mọi người lập tức hiểu rằng đây là thần tích cho thấy Thần Phật cho phép Phật pháp truyền tới phương Đông. Do đó, Chu Sĩ Hành mới được quốc vương cho phép mang kinh thư về Trung Quốc.
Đệ tử mang kinh Phật về Lạc Dương, còn Chu Sĩ Hành ở lại đây. Năm 80 tuổi viên tịch tại Tây Vực. Sau khi hỏa táng thân thể, quan tài dù cháy hết nhưng thân thể ông hoàn toàn không bị tổn hại. Vào lúc mọi người đang rất đỗi ngạc nhiên. Một vị cao tăng chắp tay hợp thập khẩn cầu: “Nếu Ngài thực sự đã đắc đạo, thân thể này cũng nên hủy hoại đi. Thực sự ngài không cần làm ra hành động kinh thiên động địa với thế gian như thế này”. Sau đó, thân thể của Chu Sĩ Hành mới bị tan nát. Sự việc kỳ lạ này được truyền tới Trung Nguyên và sự ra đời của điển cố về “Thân thể kim cương bất hoại”.
Thân thể bất diệt vốn là sự kéo dài ý chí của người tu hành đắc đạo. Nó thể tùy tâm mà biến hóa thần tích triển hiện của của người tu hành.
Mục đích của con người Tôn Quyền là gì?
Vào thời Tam Quốc, tại vùng phía Nam Giang Đông Phật pháp rất thịnh hành; xuất xứ từ cuộc hội ngộ của Tôn Quyền và tăng nhân Khang Tăng Hội của nước Thiên Trúc.
Năm Xích Ô thứ mười thời Ngô Đại Đế Tôn Quyền (247), Khang Tăng Hội dự định chấn hưng Phật giáo tại Giang Đông. Ông mang theo gậy tích trượng đến Kiến Nghiệp ( Nay là Giang Tô, Nam Kinh). Ông dựng nhà ở nơi cổ tranh mọc thành bụi, tạc tượng Phật cạnh đường lớn. Lúc đó là lần đầu tiên người dân nước Ngộ nhìn thấy hòa thượng mặc trang phục Phật giáo nên cảm thấy vô cùng kỳ lạ. Người dân lại không hiểu nghĩa lý về Phật giáo, nên nghi ngờ cho rằng ông là người kỳ quái.
Tôn Quyền và cơ duyên gặp Phật Pháp khi tới thế gian
Có vị quan viên dâng tấu nói: “Có người kỳ quái nhập cảnh. Người này tự xưng là sa môn, dáng vẻ và trang phục không giống bình thường. Chúng ta phải tiến hành quan sát kiểm tra tỉ mỉ”. Tôn Quyền nói: “Trước đây Hán Minh Đế từng mơ thấy Thần minh, tự xưng là Phật. Sự việc trong tấu chương nói đến, lẽ nào lại giống câu chuyện từ thời xưa?”. Sau đó cho triệu kiến tăng nhân Khang Tăng Hội vào cung và hỏi ông Phật giáo là gì? Phật giáo có linh nghiệm như thế nào?
Vị tăng nhân nói: “Phật tổ Như Lai tạ thế đã hơn một nghìn năm, di cốt xá lợi của Ngài không biết lưu lạc ở đâu. Năm xưa, Vua A Dục đã thu nhặt được xá lợi của Đức Phật từ các bảo tháp nguyên thủy. Sau đó được phân chia và cho xây dựng 84.000 bảo tháp nhỏ trên toàn vương quốc để tôn thờ, hưng thịnh Phật pháp”. Tôn Quyền cho rằng lời nói có chút khoe khoang khoác lác. Ngài liền nói: “Nếu có thể tìm thấy xá lợi tử của Đức Phật, ta sẽ xây bảo tháp tại nơi tìm thấy. Nếu những lời ông nói chỉ là hồ đồ lung tung, ta sẽ trừng trị theo quốc pháp”.
Sự triển hiện thần kì của Phật Pháp từ lời cầu thỉnh của cao tăng
Cao tăng thỉnh cầu cho ông thời hạn bảy ngày và nói với các đệ tử: “Sự hưng thịnh hay diệt vong của Phật pháp tại nước Ngô, phụ thuộc vào điều này”. Sau đó sai người quét dọn trai đường sạch sẽ, đem một chiếc bình đồng đặt ở hương án. Cao tăng thành tâm thắp hương quỳ lạy, cung thỉnh Phật tổ ban cho xá lợi. Kỳ hạn bảy ngày đã đến nhưng vẫn không thấy có gì thay đổi. Tăng Khánh Hội lại cầu xin cho thêm bảy ngày. Tôn Quyền đặc cách đáp ứng.
Vị tăng nhân thỉnh mời đạo hữu tới nói: “Phật Pháp lẽ nên được ban đến. Thế nhưng chúng ta lại không làm được, chúng ta hãy lấy cái chết ra làm kỳ hạn”. Đến chạng vạng tối ngày thứ 21, trong bình đồng vẫn im ắng không tiếng động. Đến canh năm, chợt nghe có tiếng rào rào bên trong, Tăng Khánh Hội đi tới nhìn. Quả nhiên đã có được xá lợi.
Xá lợi tử minh chứng cho uy linh của Phật Pháp tới thế gian
Sáng sớm hôm sau, Tôn Quyền đích thân lấy bình đồng mà trút xá lợi tử vào chậu đồng. Chậu bị xá lợi đập vào lập tức vỡ. Tôn Quyền giật mình thán phục, nói rằng: “Đây là vật lành hiếm có”. Tăng Khánh Hội đi tới trước mặt Tôn Quyền nói: “Xá lợi thần uy há chỉ thể hiện có thế mà thôi! Lửa mạnh đốt không hỏng được nó, đá kim cương đập không vỡ được nó”. Tôn Quyền sai người kiểm nghiệm, Tăng Khánh Hội lại một lần nữa phát thệ rằng: “Phật pháp ban trải thiên hạ, chúng sinh ngóng trông. Nguyện xin Ngài ban kỳ tích một lần nữa, tỏ rộng uy linh”.
Nói xong liền đem xá lợi đặt ở trên đe sắt, để cho lực sĩ dùng hết sức mà đập. Kết quả đe sắt cùng chùy sắt đều lõm cả vào trong mà xá lợi không hư hao chút nào. Tôn Quyền vô cùng thán phục, lập tức truyền lệnh xây tháp. Tháp này lấy tên là Kiến Sơ tự, ý là Phật tự đầu tiên ở Đông Ngô. Nơi xây chùa được gọi tên là Ngộ Lý. Từ đó, Phật pháp hưng thịnh ở Giang Đông.
Mục đích con người tới thế gian là để quay trở về
Con người luân hồi theo luật nhân quả mà tới thế gian này. Chúng ta đến để trả nghiệp quả mà bản thân ta đã gây ra từ nhiều kiếp. Đối với mỗi người thường, đây chính là đáp án cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta tới thế gian này?”. Linh hồn chúng ta trải qua nhiều kiếp luân hồi lúc làm động vật, khi là thực vật… phải tu nhiều kiếp mới có được thân người.
Đối với cổ nhân, đời người chẳng qua chỉ là cõi tạm. Đời người ngắn chẳng tày gang “Nhân thân nan đắc” như ngọc vàng khó mua. Ý là thân người khó được, Phật pháp khó đắc. Thân người khó được nay đã được, Phật pháp khó tìm nay đã tìm được. Đời này không thể qua được bờ bên kia thì đợi đến khi nào mới độ được thân này.
Khi Phật còn tại thế, có người đã từng hỏi Đức Phật: “Thân người có dễ đắc được không?”. Đức Phật liền nắm một nắm cát trên mặt đất và nói: “Kẻ đắc được thân người giống như số cát trong bàn tay này. Còn kẻ không đắc được thân người giống như đất trên mặt đất”.
Chính vì vậy với cổ nhân mục đích tới thế gian này của sinh mệnh con người chính là để tu luyện, để quay về với bản nguyên sinh mệnh.
Theo Vision Times