Trong cuộc đời, màu trắng xuất hiện để biết được màu đen là như thế nào? Có bên phải thì có cái gọi là bên trái. Có trên cao thì mới thấy cái dưới thấp. Có bóng tối mới nhận ra ánh sáng. Có nụ cười thì cũng có nước mắt… Có hạnh phúc, thì không thể nào mà không có đau khổ. Thực ra đau khổ cũng có phần hữu ích, bởi qua đó ý chí con người sẽ được rèn luyện.
- Hôn nhân tan vỡ: Nếu tôi không kịp thay đổi chính mình
- Ở hiền gặp lành, tin tưởng Thần Phật, đắc phúc báo
- Tôi đã khỏi bệnh nan y ung thư tuyến giáp như thế nào?
Nội dung chính
Cuộc điện thoại của một người đau khổ gọi vào đêm
12 giờ 30 phút sáng, tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì nghe thấy tiếng điện thoại di động. Đó là cuộc gọi từ một người bạn mà tôi mới quen trên mạng chưa lâu. Bạn nói: “Khi trò chuyện với bạn, tôi cảm thấy bạn biết rất nhiều điều. Còn tôi, tôi thật đau khổ. Tôi là một người ngu ngốc. Tôi không kiếm được nhiều tiền từ công việc của mình. Nhà tôi rất nghèo. Tôi còn chưa học hết cấp 1. Giờ tôi không biết phải sống thế nào”.
Tôi cảm nhận được giọng anh chân thành nhưng bất lực. Tôi nói với anh ấy: “Mình thông minh hay không không phải là điều quan trọng nhất. Có lẽ điều quan trọng nhất là thái độ đối với mọi việc và tấm lòng nhân hậu”. Anh ấy im lặng lắng nghe, kết thúc cuộc trò chuyện, tôi nhắc anh ấy: “Anh hãy nhớ những gì chúng ta đã chia sẻ? Giữ sự tử tế và lạc quan lên!”
Tắt máy điện thoại xong, tôi không ngủ được. Tôi nghĩ về một cuốn sách tôi đã đọc trước đây: “Câu chuyện của Faraday”. Faraday được gọi là “cha đẻ của kỹ thuật điện”. Ông phát hiện ra “cảm ứng điện từ” và là một nhà khoa học hàng đầu. Ông là người có niềm tin tín ngưỡng sâu sắc. Điều làm tôi ấn tượng nhất là thái độ của Faraday đối với sự đau khổ.
Faraday – Nhà vật lý học và hoá học nổi tiếng nghĩ gì về đau khổ
Faraday sinh ra trong một gia đình thợ rèn nghèo. Năm 14 tuổi, Faraday là người học việc trong một xưởng khâu sách bằng sợi chỉ. Người khác chỉ khâu sách, còn ông vừa khâu vừa đọc. Nhưng ông không bao giờ nhắc đến từ “đau khổ” trong các ghi chép hay thư từ của mình. Trong suốt 7 năm làm việc ở cửa hiệu đóng sách và bán sách có tên George Riebau ở Blandford (Anh), ông đã đọc được rất nhiều sách. Nhờ các cuốn sách đó, ông niềm đam mê với khoa học, nhất là lĩnh vực điện năng.
Vào năm 1812, Faraday đã tham dự các buổi thuyết giảng của nhà hoá học nổi tiếng người Anh Humphry Davy của Học viện Hoàng gia và Hội hoàng gia Luân Đôn, và của John Tatum, người sáng lập Hội triết học Thành phố. Trong khi nghe thuyết giảng, Faraday cần mẫn ghi lại, tổng số trang mà ông đã ghi chép là 300 trang. Sau đó ông được nhận vào Học viện Hoàng gia Anh.
Faraday có một khoảng thời gian bị mất trí nhớ, nhưng ông vẫn giữ được sự tự tin vững vàng. Trong nhật ký của mình, ông viết: “Đời có khổ, có áp lực. Bản chất con người có ác, có ức hiếp. Nhưng về sau tôi nhận ra những điều này đối với tôi đều tốt. Trải qua đau khổ rồi, phúc sẽ đến. Tôi hiểu với sự khiêm tốn và nhẫn nại, đau khổ lại trở thành phước hạnh sâu sắc nhất”.
Faraday, một con người đạo đức và sáng tạo
Khi đi học, sự cẩn thận và chăm chỉ của Faraday đã khiến nhiều giáo sư đề xuất chuẩn bị tài liệu giảng dạy thử nghiệm và tham gia giảng dạy. Faraday luôn coi các yêu cầu này như một cơ hội học tập. Do chỉ học hết tiểu học nên khi đó ông thường xuyên gặp phải những lời nói lạnh lùng. Tuy nhiên, khi ôn lại những kinh nghiệm này trong những năm tháng sau này của mình, ông nói: “Bước đầu tiên trong học tập là biết rõ những thiếu sót của bản thân …. Giáo dục thực sự nằm ở sự tự phản tỉnh…”
Ông đã tạo ra máy phát điện cảm ứng đầu tiên trong lịch sử điện từ. Ông làm việc không vì mục đích có danh tiếng, có địa vị. Ông khẳng định những người cả đời làm khoa học cần phải có đạo đức khoa học. Trong Chiến tranh Anh-Nga năm 1853, một số người ở Anh đề nghị sử dụng phương pháp đốt lửa để tiêu diệt kẻ thù.
Họ sử dụng khí cacbonic được đốt cháy sau khi cho nổ lưu huỳnh để làm cho kẻ thù mất khả năng phòng thủ. Faraday đã mạnh mẽ phản đối nhưng quân đội vẫn quyết định sản xuất một lượng lớn lưu huỳnh. Kết quả bất ngờ là việc này gây ra cái chết của hơn 40 binh sĩ do xử lý bất cẩn. Cuối cùng quân đội đã ra lệnh đình chỉ phương pháp chiến tranh bằng vũ khí hóa học này.
Giúp được một người đau khổ có ý nghĩa hơn là nhận lời khen từ những người danh tiếng
Faraday không quan tâm đến danh vọng và tài sản trong suốt cuộc đời của mình. Ông thường đến thăm những người nghèo và mắc bệnh. Một lần, sau khi Faraday đọc diễn văn trong một nhà hát lớn. Khi đó nữ hoàng Anh, các giáo sư đại học, học giả,… đều có mặt. Họ vỗ tay nhiệt liệt nhưng mãi không thấy ông bước ra chào lại. Hóa ra ông đã rời luôn khỏi đó để đến đọc Kinh thánh cho một bà già ốm yếu. Trong thâm tâm, Faraday tin rằng điều có ý nghĩa hơn chính là đồng hành cùng bệnh nhân qua đoạn cuối của cuộc hành trình hơn là nhận lời khen từ một những người có danh tiếng.
Faraday được công nhận là vị giáo sư hóa học Fullerian đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, đã giữ vị trí trong suốt cuộc đời. Albert Einstein đã dán tấm hình của Faraday lên phòng học của mình cùng với những tấm hình của Isaac Newton và James Clerk Maxwell.
Tinh thần sống của Faraday
Tôi thực sự bị tinh thần sống của Faraday thu hút. Tôi cầm cuốn “Chuyện của Faraday” và hít một hơn dài. Tôi nhận ra Faraday đã rất chăm chỉ trong suốt cuộc đời mình. Dù đạt được rất nhiều thành tích, ông chỉ yêu cầu khắc năm sinh và năm mất của mình lên bia mộ. Người viết tiểu sử về Faraday nói rằng ông là người sùng đạo Cơ đốc, rằng “một cảm giác mãnh liệt về Chúa và tự nhiên đã tràn ngập khắp cuộc đời và công việc của Faraday.”
Vợ ông đã ghi lại bài hát mà ông yêu thích trong những năm tháng cuối đời:
“Đêm thấp thoáng tiếng sóng gọi phương trời xa.
Cởi những sợi dây níu kéo và nhẹ nhàng trượt xuống đại dương.
Không còn mang theo la bàn chỉ vị trí, không còn sợ sóng bạc đầu.
Tôi biết rằng tại thời điểm này, cuối cùng tôi sẽ được tận mắt chứng kiến người hoa tiêu dẫn đường cho cuộc đời tôi”.
Tôi cảm nhận được một trải nghiệm sâu sắc. Tôi cầm cuốn sách lên lần nữa nghĩ: “Tìm được mục đích của cuộc sống, cái chết sẽ không còn khiến ta sợ hãi. Bởi cuộc sống không có chết thực sự, không phải là kết thúc, mà là khởi đầu của một cuộc sống mới”.
Có lẽ đau khổ giúp rèn giũa ý chí, niềm tin tín ngưỡng giúp duy trì chuẩn mực đạo đức con người!
Theo Epoch Times