Người trẻ hiện nay thường xuyên phải chịu áp lực công việc cao. Trong tình huống đó, hiếm người có thể vui vẻ nghĩ cho người khác, nhận thiệt về mình.
Dưới đây là bài chia sẻ của một người thanh niên trẻ đã lội ngược dòng, tìm ra nút thắt giải quyết được áp lực công việc:
Tôi tên là Đức. Những lúc cô đơn quay cuồng giữa dòng đời thị phi, dối trá, bầm dập, vỡ nát, tôi chỉ biết lặng lẽ khóc thầm. Trong lúc chán nản nhất, tôi chợt nhận ra cuốn sách mà người đồng nghiệp năm nào đã tặng nằm chỏng trơ trên giá sách. Tôi đọc để khỏa lấp đi nỗi đau và khoảng trống trong tâm hồn.
Thật là bất ngờ và chấn động, tôi như tìm thấy khung trời mới lung linh tỏa sáng. Mọi khổ đau trong tôi thực sự đã bị đẩy lùi.
Nội dung chính
Lùi lại quá khứ
Vào một ngày năm 2005, một đồng nghiệp từ Hà Nội về cơ quan tôi công tác. Buổi đêm đó anh phải nghỉ lại ở văn phòng, tôi và anh đã thức gần trắng đêm cùng nói chuyện về tâm linh, về đức tin. Chúng tôi đã đọc cho nhau nghe hết cuốn “Hành trình về phương đông” trong đêm hôm đó.
Trong mắt tôi anh là một người chính trực và rất đáng tin cậy. Bẵng đi một thời gian, tôi và anh cùng thuyên chuyển công tác và không còn liên lạc với nhau nữa.
5 năm sau, năm 2010, khi tôi đang công tác tại Quảng Ninh, tôi nhận được cuộc điện thoại từ anh. Anh nói anh đã rất vất vả để có được số liên lạc của tôi. Anh rụt rè chia sẻ đã tìm được vị chân sư của mình và hỏi tôi có muốn biết người đó là ai không? Tôi đã đồng ý.
Anh gửi tặng tôi một cuốn sách và dặn dò: “Hãy đọc nó cho hết, dù hiểu hay không cũng đừng nản. Những điều vi diệu và nội hàm thâm sâu sẽ xuất hiện nếu em kiên trì đọc nó với một tâm thái bình hòa”.
Lần đầu tiên đọc sách Chuyển Pháp Luân
Tôi đã rất nhanh đọc hết cuốn sách ấy, và thực sự nhiều câu hỏi từ thủa niên thiếu trong tâm trí tôi đã được khai mở. Nhưng tôi chỉ dừng lại ở đó, biết là hay nhưng tôi nghĩ để về già sẽ có thời gian nghiền ngẫm và tìm hiểu sâu hơn. Đó là lần đầu tiên tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi có thói quen sách hay sẽ đọc hai lần. Lần thứ hai là khi tôi rất đau khổ và cô đơn. Tôi đọc nó trong tình trạng chơi vơi. Nhưng thật ngạc nhiên, lần đọc thứ hai này đã làm tâm tôi chấn động. Nó như một tiếng chuông lớn ngân lên và vang xa trong hang cùng ngõ hẻm ngóc ngách tâm trí tôi.
Tôi biết đây là con đường tu luyện chân chính về Phật giới. Cuốn sách là bảo bối cực kỳ quý giá chỉ dẫn đưa con người lên cao tầng. Đây chính là thực sự giải thoát khỏi luân hồi chuyển kiếp…
Lần thứ hai đọc cuốn sách hay
Khi tôi quay lại đọc lần thứ hai cuốn Chuyển Pháp Luân đến bài giảng thứ 6, bài giảng thứ 7 thì tôi có một giấc mơ điểm hóa. Nó thực sự rõ ràng và sống động. Tôi mơ thấy mình chuyển sinh thành một tảng đá nằm giữa một thung lũng. Tôi cảm nhận rất chân thực có cả nắng, có cả gió, cả cỏ cây xung quanh tảng đá là tôi.
Lúc ấy trong tâm tôi trào dâng lên một cảm giác thực sự tiếc nuối; tại sao ngày xưa mình không tu luyện. Thác sinh thành tảng đá thế này đến bao giờ mới được giải thoát; bao giờ nó mới phong hóa để có thể thoát ra. Một cảm giác hối hận, thống khổ, sợ hãi và hoảng loạn tràn đầy.
Tôi choàng tỉnh giấc, mồ hôi vã ướt đầm đìa. Lúc đó tôi thấy mình thật may mắn vì đấy chỉ là một giấc mơ. Ngay trong đêm ấy, tôi quyết tâm chân chính bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hiểu được Pháp lý, tôi muốn thay đổi tâm tính trở thành người tốt.
“Quét dọn” lại tư tưởng để sống thiện hơn
Thời điểm đó là cuối năm 2010, cho đến nay tôi vẫn thường hằng chăm chỉ học Pháp và luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Tôi đọc đi đọc lại lần lượt theo thứ tự các bài giảng trong bộ sách gồm cả Pháp và những bài giảng ở các nơi của Sư phụ.
Thế giới quan xung quanh tôi đã thay đổi. Tôi không còn tâm oán trách mọi người. Bởi vì tôi đã lý giải được mọi khổ đau của con người từ đâu mà đến. Nhân sinh quan trong tôi cũng được đề cao. Tôi hiểu mình cần phải “quét dọn” lại tư tưởng để sống thiện hơn, điều chỉnh lại hành vi cho quang minh chính đại, đường đường chính chính.
Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhìn lại quá khứ của mình. Tôi đã làm những người thân phải đau khổ, đơn giản như cha mẹ tôi. Từ pháp lý tối cao của Đại Pháp, ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn như một ánh sáng diệu kỳ hiển lộ qua từng trang sách đã xoa dịu, dẫn dắt tôi từng bước buông bỏ đi những gì đang bóp nghẹt, đè nặng tinh thần tôi.
Mỗi lần đọc sách tôi lại hiểu ra một nội hàm mới, ý nghĩa thâm sâu hơn, hoàn toàn thuyết phục, thật là kỳ diệu. Tôi hiểu được mình cần phải thay đổi, cần phải sống tốt hơn, trở thành con người thực sự tốt.
Trở thành người tốt trong cuộc sống hàng ngày
Việc đầu tiên tôi muốn làm là giúp đỡ vợ việc nhà mỗi khi có thời gian. Bản thân cô ấy là một người vợ khá chu toàn và chăm chỉ. Vợ chồng tôi cũng ít xung khắc. Trước đây tôi hiếm khi mang con về thăm ông bà hai bên nội ngoại. Tôi không nghĩ nhiều về việc đó. Một phần nữa vì quá khứ khá bất hảo của tôi khiến hễ nói chuyện là lại tiếng chày tiếng bấc với người thân, nên tôi cũng ít về.
Tuy nhiên, khi thấu hiểu Pháp – hướng con người ta làm gì cũng phải nghĩ đến người khác trước, là cái thiện trong ba chữ Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp; tôi chăm chỉ đưa vợ con về thăm ông bà với tâm thái vui vẻ.
Tôi biết nhẫn hơn khi mẹ tôi than thở hay ca cẩm về cái này các khác, hoặc trách mắng tôi. Dần dần mọi thứ đã thay đổi. Đại gia đình chúng tôi hòa hợp hơn và hạnh phúc đã quay trở lại. Hạnh phúc mỉm cười khi luôn có Pháp trong tâm.
Áp lực công việc
Tôi là con người của công việc. Tôi đi nhiều và áp lực công việc cũng theo đó mà gia tăng. Cuối năm 2014, công ty tôi trúng thầu một dự án trọng điểm quốc gia. Đến tháng 4/2015, dự án bắt đầu chạy.
Công việc nhiều lên, bao gồm cả những việc có nghiệp vụ mới phát sinh mà công ty tôi chưa từng thực hiện. Công ty phải đối mặt với những thách thức tưởng như không vượt qua được.
Chúng tôi đã đánh giá nhầm tầm quan trọng cũng như sức nặng của nó và không chuẩn bị kỹ lưỡng cho điều này. Hệ quả là không thể làm lại. Chúng tôi đành phải bước tiếp với hy vọng dự án sớm kết thúc.
Những biện pháp nhất thời, những lục đục, chống chế, những điều tiêu cực, trách móc nhau ngày một nhiều lên. Thời điểm đó, tôi làm việc như một cái máy. Bắt đầu từ 5h sáng dậy để hoàn thiện công việc ở các tỉnh khác gửi đến; 7h nhận điện thoại và email cho dự án… ; 10h công việc đổ về ngồn ngộn, ngộp thở… ; tiếp tục sức ép cho đến 8h tối và kết thúc lúc 10h đêm. Tuy nhiên, nhiều hôm tôi phải làm việc đến tận 3h sáng ngày hôm sau mới được đi nghỉ.
Cuộc sống mệt mỏi
Ngày nào cũng quay cuồng như vậy khiến tôi không còn thời gian có thể đọc được chút sách nào của Pháp Luân Đại Pháp. Tinh thần tôi trở nên trì trệ và cáu bẳn, mệt mỏi, than vãn, trách móc tất cả. Tôi trách cả lãnh đạo sao không biết điều phối công việc cho chuẩn hoặc thuê thêm cộng tác viên.
Tôi không hiểu điều gì đang thực sự diễn ra khiến tôi phải chịu nhiều áp lực ngày này qua ngày khác như vậy. Tôi chán nản buông xuôi mọi việc. Câu cửa miệng của tôi lúc ấy là: “Tôi bận lắm, bạn nói nhanh lên”.
Tôi thường chìm vào giấc ngủ và thức dậy một cách vô cùng mệt mỏi. Tôi đã tính đến việc xin nghỉ để chuyển sang một công ty khác.
Một hôm, lãnh đạo của tôi cũng là trưởng nhóm đang cùng chúng tôi thực hiện dự án. Bản thân anh cũng bị áp lực rất nhiều. Anh gọi tôi vào phòng nói tình hình tài chính công ty đang rất khó khăn. Anh hỏi tôi đã làm quyết toán cho khách hàng chưa?
Tôi trình bày về khối lượng công việc quá nhiều và luôn bị ép về tiến độ, ai cũng bị quá tải. Tôi rất bận và chưa thể làm quyết toán trong thời điểm này. Anh trả lời tôi ráo hoảnh: “Em không thể lấy lý do bận được. Em buộc phải thu xếp và hoàn thành quyết toán!“.
Đây có phải là lời nói của người đang hàng ngày làm việc với tôi không? Cùng đang phải chịu áp lực công việc từ sáng đến đêm khuya… 7 ngày trong tuần? Tôi thực sự sững sờ.
Tìm ra nút thắt
Về nhà tôi cứ trăn trở mãi. Ở thời điểm bận rộn với áp lực công việc ấy, tôi chỉ còn biết giữ mình không được phép làm điều gì xấu, không được đi ngược lại với Chân – Thiện – Nhẫn. Vì sao hôm nay tôi nhận được câu nói này của anh ấy? Phải chăng tôi cần thay đổi?
Trong Pháp vẫn luôn dạy rằng có bất cứ vấn đề gì không tốt xảy ra cần nhìn vào hành vi của chính mình mà sửa đổi, không nên đổ lỗi cho người khác. Tôi hướng vào tâm mình, có gì đó chưa ổn và lệch lạc chăng?
Tôi gạt bỏ mọi lo toan công việc, tĩnh lặng suy ngẫm tìm ra chỗ sai sót của chính mình. Tôi nhận thấy tâm tôi đã không đủ bình hòa để giải quyết công việc một cách lý trí nhất. Tôi vẫn bị cái náo loạn bên ngoài cuốn theo, bận, bận, và bận…
Đầu tiên, tôi dẹp bỏ từ “bận” ra khỏi tư tưởng. Tôi bắt đầu tranh thủ đọc sách Đại Pháp trở lại. Tôi không từ chối công việc nào nữa mà sẽ đưa ra lời hứa hoàn thành vào thời điểm xác định và sau đó thực hiện bằng được.
Áp dụng Pháp lý “Làm gì cũng nghĩ đến người khác trước”
Thật kỳ diệu, ngay sau đó tôi đã có cơ hội học hỏi rất nhiều phương pháp làm việc, quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả. Tôi không còn trách móc lãnh đạo nữa. Khi giải quyết công việc tôi áp dụng pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp: Làm gì cũng nghĩ đến người khác trước.
Tôi đặt mình vào hoàn cảnh của giám đốc và cảm thụ được nỗi khổ của anh ấy. Tôi cố gắng nỗ lực hơn để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Dường như anh ấy nhận ra sự cố gắng vô điều kiện của tôi và có cái nhìn rất thiện cảm.
Rồi sau một cuộc họp, một nhân viên bộ phận khác đã được chuyển vào hỗ trợ thêm cho dự án của tôi. Tốc độ toàn công ty đã được cải cách rõ rệt. Công việc vẫn nhiều nhưng chúng tôi đã phối hợp rất tốt.
Chúng tôi hoàn thành dự án trong thắng lợi. Mọi người ai cũng hân hoan và mong rằng sang năm lại có thêm một dự án lớn như thế này.
Công ty đã trao tặng bằng khen cá nhân cho tôi và bổ nhiệm tôi vào vị trí mới với trách nhiệm cao hơn. Tôi đã chia sẻ bằng khen đó cho toàn thể thành viên trong nhóm thực hiện dự án và lãnh nhận vị trí mới.
Hạnh phúc
Tôi đã rất xúc động nhận ra: Khi luôn có Pháp trong tâm, dùng Pháp để đề cao trong mọi suy nghĩ, mọi hành động, làm việc một cách chân chính và từ bi, không truy cầu tư lợi, xuất phát từ nội tâm, thì kết quả tốt đẹp nhất đang chờ bạn ở phía trước.
Hạnh phúc là để cho đi chứ không phải nhận về. Tôi thực sự lại hiểu thêm một tầng nội hàm nữa trong Chân Thiện Nhẫn. Khi bạn chân thành, thuần thiện, nhẫn nại, lấy khổ làm vui, bạn sẽ thấy một chân trời mới đầy bao dung, yêu thương và thần thánh xuất hiện trước mắt.
Tôi thực sự cảm tạ người đã mang những điều tốt lành này đến với cuộc đời của tôi, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công). Sau bao nhiêu năm khát khao tìm kiếm, thật may mắn tôi đã tìm ra Ngài giữa nhân gian rộng lớn. Chân lý vĩ đại, nội hàm thâm sâu giải mã toàn bộ chỗ mê cho nhân loại, biết bao thiên cơ được tiết lộ, ai tin sẽ được, ai tu sẽ tới.
Tôi không chỉ tìm ra nút thắt làm tiêu tan áp lực công việc, mà trên hết, tôi đã tìm ra con đường đi đến một bến bờ an lạc bình yên vĩnh hằng.
Xem thêm:
- Cầu thủ Ngọc Anh: Chặng đường thoát khỏi chấn thương nghiêm trọng đầy kỳ diệu
- Suýt mất mạng vì ẩu đả, chàng trai hư hỏng đã tỉnh ngộ nhân sinh
Mời xem video: