Nhân sinh cảm ngộ

Khi bận tâm không loạn, khi nhàn tâm không rỗng

13/11/21, 12:20
Khi bận tâm không loạn, khi nhàn tâm không rỗng
Hãy cho bản thân mình sự thăng hoa của bản thân qua việc chỉ tập trung làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định (ảnh: pexels).

Con người ta có những lúc rất bận và cũng có những lúc lại chẳng có việc gì làm. Khi bận tâm không loạn và khi nhàn tâm không rỗng sẽ giúp bạn có chất lượng sống tốt.

Khi bận tâm không loạn

Đệ tử của Vương Dương Minh từng hỏi ông: “Bản thân con khi bận rộn một chút liền dễ thấy phiền não. Có những lúc tâm phiền ý loạn, khi không có chuyện trong lòng cũng thấy không yên. Đệ tử cảm thấy rất phiền muộn, hy vọng được thầy chỉ dẫn”.

Vương Dương Minh lấy một ví dụ cho vị đệ tử này: “Khi người ta ăn cơm, nếu có một sự việc cần suy nghĩ lao tâm khổ tứ, sẽ vì thế mà lo lắng khiến ăn không ngon.

Một số người bị cuộc sống bận rộn bao vây, khiến dù làm điều gì tâm cũng không yên ổn”. 

Lấy việc nhỏ nhất là ăn cơm làm ví dụ. Có người dù ngồi trước bàn ăn, mắt không rời khỏi ti vi, tay không rời khỏi điện thoại. Họ làm vậy không phải bởi có việc quan trọng thực sự cần giải quyết. Nguyên nhân chỉ vì lúc bình thường quen bận rộn, ăn một bữa cơm cũng không thể giữ tâm thái tĩnh tại.  

Ăn không ngon, ngủ cũng cảm thấy không yên. Trong lòng luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không được nghỉ ngơi thoải mái. 

Khi bận tâm không loạn, khi nhàn tâm không rỗng
Khi bận tâm không loạn, không khổ vì tình, không vấn vương quá khứ (ảnh: Pexels).

Giải pháp cho khi bận là gì?

Về vấn đề này, giải pháp mà Vương Dương Minh đề xuất là “Tinh nhất chi công”

Cái gọi là “Tinh nhất” là chuyên tâm làm việc trước mắt. Nếu tâm có thể chuyên nhất, sao có thời gian để buôn chuyện và xen vào chuyện của người khác? 

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Người ta khi làm bất cứ việc gì, nên tập trung toàn bộ sức lực và tinh thần, từ đầu tới cuối để làm cho tốt. Đừng nên ngồi đó suy nghĩ, làm như thế này như thế kia, đứng núi này, trông núi nọ. Người mà không bền gan, bền chí suốt đời sẽ không thể đạt được thành tựu gì”.

Từ cổ chí kim những người làm nên đại sự đều là người có sự kiên trì, vĩ đại. Chỉ cần nhân tâm không loạn, cho dù sóng to gió nổi, vẫn có thể ngồi vững vàng trên bờ câu cá.

Khi rảnh tâm không trống rỗng 

Nhiều người cho rằng, ăn, uống vui đùa là trạng thái tốt nhất cần đạt trong cuộc sống, Thực tế không phải vậy.

Khi một người có thói quen bận bịu, một khi rảnh rỗi, anh ta sẽ cảm thấy không biết thích ứng thế nào. Thân thể và nhân tâm của con người cũng vậy. Từ sáng tới tối không làm việc gì, sau thời gian dài nhàn rỗi, rất dễ suy nghĩ lung tung. Vì vậy, dù có thời gian rảnh rỗi, cũng không thể tùy ý để tâm mặc sức nghĩ ngợi lung tung. Vì quá nhàn, nên mới có nhiều thời gian suy nghĩ vẩn vơ, so đo được mất, tự tìm phiền não. Những cảm xúc mơ hồ, hỗn loạn, vương vấn chẳng buông tha, khiến bản thân mê lạc, rã rời.

Bị đốc thúc không phải là khổ nạn; nhàn hạ mới là trái đắng đáng sợ nhất cho những kẻ lười nhác.

Một người rốt cuộc có xứng được tự do hay không, qua một kỳ nghỉ là biết. Một người có kỷ luật hay không, cho họ một chút tự do thì sẽ hay.

 Khi rảnh tâm không trống rỗng 
Dù nguyên nhân là gì, sự trống rỗng luôn có thể được khắc phục khi bạn thực sự nhìn vào trong nội tâm mình (ảnh Tĩnh Tuệ).

Sự tự do chân chính trên thế gian rất đỗi trân quý; không thể đo bằng thời gian nhàn hạ, mà được đánh đổi bằng sự cần lao. Một người quá nhàn hạ, sẽ mất đi mục tiêu phấn đấu, không có động lực tiến về phía trước. Dần dần họ sẽ dần dần hủy hoại chính mình.

Con người không nên quá nhàn rỗi. Nếu có năng lực, hãy làm nhiều hơn một chút, cuộc đời sẽ ý nghĩa hơn.

Suy nghĩ trong khi rảnh rỗi sẽ quyết định tương lai

Khi Vương Dương Minh bị giáng chức xuống Long Trường chỉ đảm nhiệm chức quan nhỏ. Vì chức vụ thấp nên cả ngày không có công việc gì. Ông trở thành một người vô cùng rảnh rỗi. Ông đóng một cái quách bằng đá sau nhà, ngày đêm ngồi trong đó, lĩnh hội đạo của thánh nhân.

Thời gian không phụ lòng người. Một đêm nọ, Vương Dương Minh đột nhiên tỉnh ngộ, hiểu thấu được đạo lý “Cách vật trí tri” (Tìm nguyên lý của sự vật mà hiểu được đến tận cùng). Khoảng thời gian suy nghĩ nhàn nhã này vì thế đã trở thành bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vương Dương Minh, được lịch sử gọi là “Long mạch khai sáng”.

Những gì một người nghĩ trong thời gian rảnh rỗi sẽ quyết định tương lai của anh ta một cách vô thức.

Tốt hơn là nên “sạc lại tinh thần” nếu nhàn rỗi không có việc gì làm. Tu tâm dưỡng tính để bản thân trở thành một người hoàn thiện hơn.

Theo Vision times

x