Nhân sinh cảm ngộ

Nguyên nhân 3 lần đại dịch khiến Đế Quốc La Mã suy tàn

16/08/21, 12:44
Nguyên nhân sâu xa của 3 lần đại dịch thời La Mã cổ đại là gì?
Thần ôn dịch có mắt, chỉ người thiện lương mới tránh được tai ương (ảnh NTDTV)

Ba lần đại dịch thời La Mã cổ đại đã khiến một Đế quốc La Mã không có đối thủ phải suy tàn. Nhìn lại lịch sử mới thấy rõ, Thần ôn dịch thực sự có mắt.

1. Nero bức hại tín đồ Cơ Đốc dẫn đến đại ôn dịch

Vào năm 54, Nero 17 tuổi kế nhiệm La Mã cổ đại. Ông ta không chỉ giết oan đại thần, mà còn giết chết mẹ đẻ, huynh đệ và hai người vợ. Năm 64, vì để mở rộng hoàng cung mà đã hỏa thiêu thành La Mã; nhà dân nào gây cản trở đều bị đốt cháy, sau đó vu khống cho cho tín đồ Cơ Đốc.

Nero nói Cơ Đốc Giáo là tà giáo, kích động người dân thành La Mã tham gia bức hại họ. Một lượng lớn tín đồ Cơ Đốc đã bị giết, bị quăng vào đấu trường cho dã thú xé xác; trên khán đài là tiếng hô hào cổ vũ điên loạn của người dân… 

Đại dịch thời la mã; Đại dịch cúm; Đại dịch covid
Bức tranh nổi tiếng “Lời nguyện cầu cuối cùng của những tín đồ Cơ Đốc tử vì đạo” (ảnh Minghui)

Bức tranh nổi tiếng “Lời nguyện cầu cuối cùng của những tín đồ Cơ Đốc tử vì đạo” đã miêu tả rõ tình cảnh thảm khốc lúc bấy giờ: Trên các cột trụ xung quanh đấu trường, bên trái là những tín đồ bị hỏa hình; bên phải là những tín đồ bị đóng đinh lên thập tự giá; ở giữa là một nhóm tín đồ sắp bị làm mồi cho sư tử.

Thần ôn dịch có mắt, chỉ 2 năm sau ôn dịch bùng phát. Rồi 3 năm sau đó, thành La Mã bạo động, Nero trong khi chạy trốn đã bị giết chết.

Tuy nhiên trận ôn dịch này vẫn chưa làm người dân tỉnh ngộ, những người kế nhiệm sau này vẫn tiếp tục bức hại tín đồ Cơ Đốc; vẫn luôn coi Cơ Đốc Giáo là tà giáo.

2. Đại dịch Antonine

Vào năm 161, Aurelius Antoninus trở thành hoàng đế La Mã. Trong thời gian tại vị, ông ta muốn tiêu diệt tín đồ Cơ Đốc giáo trên toàn quốc. Ông ta ra lệnh sẽ lấy tài sản của tín đồ Cơ Đốc cấp cho người tố cáo; khuyến khích người dân toàn quốc mật báo.

Chính quyền dùng các loại hình phạt tàn khốc nhất, cưỡng ép tín đồ Cơ Đốc từ bỏ tín ngưỡng. Những ai không từ bỏ sẽ bị chặt đầu, hoặc bị ném vào đấu trường cho mãnh thú xé xác; coi đó như là việc mua vui cho người khác.

Chỉ vài năm sau, vào năm 166, một trận đại ôn dịch lại giáng xuống; trong lịch sử gọi đây là “Đại dịch Antonine”, gắn liền với tên của hoàng đế La Mã đương nhiệm.

Báo ứng thảm khốc

Đại dịch thời la mã; Đại dịch hạch; Đại dịch covid là gì; Ôn dịch là gì
Tranh mô tả dịch bệnh Antonine tại Rome thế kỷ 2 sau Công nguyên (ảnh ksmglobe)

Ôn dịch Antonine hoành hành trong 16 năm. Những ghi chép còn lưu lại thật kinh hoàng: “Thi thể không có người mai táng thối rữa ở bên đường, phần bụng trương lên, từ trong miệng ào ào phun ra từng trận nước mủ, mắt đỏ ngầu, tay giơ lên cao. Thi thể chồng chất thối rữa ở trong ngõ hẻm, đường phố, hành lang của đình viện, giáo đường.

Trong lớp sương mù trên biển, có con thuyền chỉ vì thuyền viên phạm tội ác mà bị Thượng đế phẫn nộ trừng phạt, trở thành phần mộ trôi nổi trên sóng biển. 

Bốn bề trắng đầy những ngũ cốc đã chín mà không có ai thu hoạch. Gia súc như cừu, dê, bò, lợn mau chóng trở thành động vật hoang dã; những súc vật này dường như đã quên mất thanh âm của người chăn thả chúng…”

Antoninus và thủ hạ của ông ta là Verus, cùng với rất nhiều người theo họ bức hại tín đồ Cơ Đốc đều bỏ mạng trong tay của ôn dịch.

3. Bức hại của Decius và đại ôn dịch

Năm 249, Decius tại vị, ông ta đã phát động một cuộc bức hại chưa từng có đối với các tín đồ Cơ Đốc. Ông ta đưa ra quy định pháp luật, bắt ai cũng phải tế bái tượng Thần của La Mã và tượng hoàng đế La Mã; những ai không có chứng nhận tế bái chính thức thì sẽ bị xử chết. Bởi vì người theo Cơ Đốc giáo không thừa nhận và cũng không tế bái Thần khác; vì vậy mà một lượng lớn tín đồ Cơ Đốc kiên trinh bất khuất đã bị xử tử.

Ngay năm sau, ôn dịch giáng xuống. Decius tại vị hai năm thì chết trận. Ôn dịch lần này hoành hành gần 20 năm, cướp đi sinh mệnh của 25 triệu người. Vào lúc đỉnh điểm, thành La Mã mỗi ngày có 5000 người chết, sức chiến đấu của quân đội giảm mạnh. Năm 270, người kế nhiệm đời thứ hai là Claudius cũng bị ôn dịch nuốt chửng.

4. Tín đồ Cơ Đốc trong đại dịch

Đại dịch thời la mã; Dịch bệnh hôm nay; Dịch bệnh vũ hán hiện nay; Viêm phổi vũ hán
Các tín đồ Cơ Đốc vẫn giữ vững niềm tin của mình bất chấp cuộc bức hại (ảnh note.com)

Chính phủ La Mã cổ đại bức hại tín ngưỡng, dẫn đến 3 lần ôn dịch làm khoảng 60 triệu người chết. Còn tín đồ Cơ Đốc đối diện với cái chết nhưng vẫn cầu nguyện cho kẻ thi hành bức hại vô tri.

Trong lúc dịch bệnh hoành hành, người ta còn kéo người thân bị bệnh ra ngoài cửa hoặc vứt ra ngoài đường, chỉ e bản thân bị nhiễm bệnh. Còn những tín đồ Cơ Đốc bị chính phủ La Mã bức hại lại đi ra ngoài đường cứu giúp những người bị bệnh; họ truyền bá phúc âm và cầu nguyện cho người bệnh, hoặc giúp đỡ mai táng.

Vì sao tín đồ Cơ Đốc không sợ ôn dịch? Bởi vì họ biết rằng ôn dịch không quan hệ gì với họ, chính tín của họ sẽ bảo vệ họ. Những người dân bị chính quyền lừa dối kia mới thực sự phải đối mặt với nguy hiểm. Những tín đồ Cơ Đốc tin rằng hành động thiện lương của họ có thể phá tan lời dối trá; phúc âm mà họ truyền bá có thể cứu vớt linh hồn của những người bị hại bởi dối trá.

Một điều thần kỳ trong 3 trận ôn dịch này đó là các tín đồ Cơ Đốc có tỉ lệ tử vong vô cùng ít. Những thánh đồ lúc đó, thật sự có thể khiến ôn dịch tránh xa. Kể từ lúc đó, một lượng lớn người La Mã cổ đại bắt đầu cải đạo theo Cơ Đốc giáo.

5. Đại dịch Covid-19 ngày nay

La mã cổ đại; La mã là nước nào; La mã sụp đổ
Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới (ảnh NTDVN)

Từ bài học lịch sử, chúng ta thử suy ngẫm một chút về đại dịch Covid-19 hiện nay. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12 năm 2019; tâm chấn của đại dịch nằm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tại sao đại dịch Covid-19 lại bắt nguồn từ đây?

Ngày 20/7/1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) chỉ vì số người theo tập quá đông làm cho cựu lãnh đạo của ĐCSTQ là Giang Trạch Dân không sao nén được sự đố kỵ trong lòng. Ông ta đã phát động một cuộc bức hại quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của những người trong bộ chính trị; đẩy hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Công lúc bấy giờ về phía đối nghịch với chính quyền.

Vậy vai trò của Vũ Hán là gì? Ngay trước khi chính thức khởi xướng cuộc đàn áp này, người đứng đầu đài truyền hình Vũ Hán lúc đó là Triệu Trí Chân đã làm ra một chương trình bôi nhọ Pháp Luân Công kéo dài 6 giờ. Bộ phim này sau đó đã được ĐCSTQ dùng làm tài liệu tẩy não và được phát sóng trên toàn quốc để kích động người dân. Hậu quả là vô số người dân Vũ Hán đã thù ghét Pháp Luân Công.

Huy động toàn bộ nguồn lực để bức hại

Ngành giáo dục cũng tích cực hùa theo ĐCSTQ. Một tổ chức học thuật tại Đại học Vũ Hán đã lập ra cái gọi là “Hiệp hội chống Tà giáo Hồ Bắc” trong khuôn viên trường; biên soạn tài liệu bôi nhọ Pháp Luân Công, tuyên truyền thông tin sai lệch ra xã hội quốc tế. Rất nhiều thanh niên đã có những suy nghĩ sai lệnh do những thông tin giả dối này.

Còn phải kể đến một tội ác kinh thiên động địa của ĐCSTQ đó là mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. Vào tháng 6/2019, một tòa án độc lập ở Anh, sau khi điều tra về những cáo buộc có cơ sở đã đưa ra công bố kết luận rằng: Nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm được ĐCSTQ cho phép và hậu thuẫn đã diễn ra rất nhiều năm ở Trung Quốc “trên quy mô lớn”, và đang tiếp tục ở hiện tại.

Tòa án cho biết, nguồn nội tạng cấy ghép chủ yếu là thu hoạch từ nhóm người tu luyện Pháp Luân Công bị bắt giữ, giam cầm và ngược đãi. 

Nguyên nhân sâu xa của 3 lần đại dịch thời La Mã cổ đại là gì?
Tái hiện tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ (ảnh Epoch Times)

Mà các tổ chức y tế ở Vũ Hán lại rất tích cực tham gia vào hoạt động thu hoạch nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công. Năm 2014, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã chỉ rằng, chỉ riêng bệnh viện Hiệp Hòa ở Vũ Hán đã thực hiện gần 3.000 ca ghép thận; và đến năm 2018 thì con số này đã lên đến 6.000, một con số khiến người ta phải giật mình.

Đại dịch thời La Mã là bài học cho nhân loại ngày nay

Vũ Hán còn là một trong những thành phố đàn áp Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Trong 21 năm qua, có hơn 60 trung tâm tẩy não ở các quận của thành phố này đã tham gia đàn áp Pháp Luân Công dưới đủ mọi hình thức tra tấn khác nhau. 

Hậu quả của cuộc đàn áp tín ngưỡng vô nhân đạo này thì chắc chúng ta cũng đã biết. Số người chết vì Covid-19 ở Vũ Hán thật khó mà đo lường vì chính quyền ĐCSTQ luôn giấu diếm số liệu. Nhưng các hình ảnh rò rỉ ra cũng đủ cho thế giới nhận thấy được tính nghiêm trọng của nó. 

Nguyên nhân sâu xa của 3 lần đại dịch thời La Mã cổ đại là gì?
Một người bất ngờ ngã chết trên đường ở Vũ Hán, nghi bị nhiễm Covid-19 (ảnh AFP)

Những người tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công cũng liên tục phải nhận quả báo, người thì mất chức, người bị tù tội, người thì qua đời vì đủ loại nguyên nhân…

Ôn dịch có mắt, sẽ không bỏ qua cho những người bức hại tín ngưỡng. Pháp Luân Công hướng con người đến Chân Thiện Nhẫn, chỉ mong con người tìm lại chính tín với Thần và sống có đạo đức; vậy mà ĐCSTQ lại nỡ ra tay đàn áp tàn bạo hơn 20 năm nay, còn không ngừng tuyên truyền giả dối ra khắp thế giới, làm nhiều người hiểu lầm Pháp Luân Công. Tội nghiệt của ĐCSTQ thật sự là đã chồng chất như núi rồi.

Ba lần Đại dịch thời La Mã cổ đại chính là bài học cho chúng ta ngày nay, bức hại tín ngưỡng, bất kính với Thần thì hậu quả sẽ là diệt vong.

Theo Minh Huệ

x