Văn hóa truyền thống

8 loại hối hận trong nhân thế, ngàn vạn lần không nên bỏ qua

31/01/21, 12:00
Hối hận không chỉ là điều hối tiếc mà còn là sự hoàn thiện bản thân sau những vấp ngã.
Hối hận không chỉ là điều hối tiếc mà còn là sự hoàn thiện bản thân sau những vấp ngã (Ảnh: Phunutoday).

Hối hận là cảm giác nuối tiếc, ân hận của một người khi có cơ hội mà bỏ qua những việc mình nên làm trong cuộc đời. Có những sự hối hận khiến ta tuyệt vọng, đau khổ bởi không có cơ hội để làm lại. Dưới đây là 8 sự hối hận trong cõi nhân sinh có lẽ ai cũng đã từng gặp.

1. Gặp Thầy không học – hối hận một đời 

Gặp Thầy
Kính trọng thầy, cả đời không phải hối hận. (Ảnh: Sohu)

Sự hiểu biết và tri thức là khó gặp khó cầu. Người thầy tốt có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới học trò. Chỉ một câu nói chân thực của thầy cũng như kim chỉ nam cho bạn trong suốt cuộc đời. Giống như Thiện Tài Đồng Tử không quản khó khăn gian khổ đi tham vấn.

Theo phẩm Nhập pháp giới trong kinh Hoa nghiêm thì đồng tử Thiện tài đi khắp nơi để cầu nghĩa cốt yếu của pháp môn. Đầu tiên, Đồng tử đến tham vấn bồ tát Văn thù. Được sự chỉ dạy của Bồ tát, Đồng tử bèn đi về phương Nam. Anh trải qua 110 thành, tham vấn tất cả 53 vị thiện tri thức. Vì thế gọi là Ngũ thập tam tham. Hay như Thiền sư Triệu Châu đã 80 tuổi vẫn đến thăm viếng khắp nơi đều vì mong muốn tìm được một người thầy thực sự. 

Nếu gặp được Chân pháp đại đạo, không biết cách cố gắng trân quý nắm giữ, đợi khi cơ duyên mất đi, đợi hối hận đã không còn kịp. 

2. Gặp bạn hiền không kết giao – mất cơ hội học hỏi và chia sẻ

Người xưa giảng “Lương dược khổ khẩu lợi vu bệnh, trung ngôn nghịch nhĩ lợi vu hành”. Nghĩa là:  lời nói ngay thẳng khó nghe nhưng có lợi cho hành động. Thuốc tốt tuy đắng nhưng có lợi cho trị bệnh. Khi ta gặp được một người bạn tốt, có thể học hỏi, chia sẻ chân thành. Đó là điều may mắn khó có được. 

Năm 207 TCN, sau khi Lưu Bang dẫn đại quân đến Hàm Dương, chiếm được cung nhà Tần liền tiến vào xem xét. Vừa thấy cung thất nguy nga tráng lệ với vô số vàng bạc châu báu.

Lưu Bang đã vô cùng kinh ngạc vì chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng như vậy. Ông quyết định ở lại cung điện để được trải nghiệm cuộc sống của Tần Vương vài ngày trước khi trở về Bá Thượng. Thuộc cấp Phàn Khoái của Lưu Bang biết được ý định ông muốn ở lại cung điện nên đã dẫn ra tấm gương nhà Tần diệt vong vì tiền bạc, mỹ nữ. Lưu Bạng không nghe và quyết ở lại.

Mưu sĩ Trương Lương biết chuyện đã thưa với Lưu Bang: “Tần Vương vô đạo, sống xa hoa hủ bại. Vì thế dân chúng tạo phản lật đổ ông ta nên bệ hạ mới có thể vào đây. Ngài vì thiên hạ mà diệt trừ bạo quân hại dân, nên phải cần cù tiết kiệm”.

Tục ngữ nói: ‘Lời nói ngay thẳng chính trực thường không dễ nghe nhưng có lợi cho hành động. Thuốc tốt tuy có vị đắng, nhưng chữa được bệnh. Lưu Bang nghe xong những lời khuyên này đã tỉnh ngộ, lập tức hạ lệnh cho đại quân đóng cửa cung điện. Sau đó trở về Bá Thượng.

3. Bất hiếu cha mẹ – tang ma hối hận

Công cha nghĩa mẹ
Khi cha mẹ còn sống hãy tận tâm chăm sóc để khi cha mẹ mất không phải hối hận.(Ảnh: Phunuvui)

Tục ngữ có câu: “Sinh tiền nhất trích thủy, thắng quá tử hậu bách trọng tuyền”. Nghĩa là: Khi cha mẹ còn tại thế không hầu hạ phụng dưỡng chu đáo. Thậm chí đại nghịch bất hiếu, đợi khi qua đời, lại vì thể diện mà xây đắp mộ phần, cúng bái đầy đủ hỏi có ý nghĩa gì? 

Người xưa thường giảng “Bách thiện hiếu vi tiên”. “Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất và là đạo hạnh của con người”. “Hiếu” là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển. Đó là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải thực hành.

Cha mẹ trong nhà không hiếu kính, hỏi cúng lễ bái phật có ích gì? Chi bằng khi cha mẹ còn sống, hãy tận tâm tận hiếu chăm sóc lo toan, để tới khi tang ma về già không phải hối hận. 

4. Thấy việc nghĩa không làm – phiền muộn thâm sâu

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

Kiến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. “Phi anh hùng” là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lên một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường.

Cảnh giới của sinh mệnh, thường được quyết định chỉ trong tích tắc. Một niệm mê đắm vì vị tư cá nhân, một niệm lại là cao sang. Sự khác biệt giữa người với người cũng chỉ từ một niệm. Nếu thấy việc nghĩa không làm, khi qua đi rồi, hối hận phiền muộn cũng không thể lấy lại.

5. Thấy người gặp nguy hiểm không cứu- cả đời ăn năn

Lương tri là một thứ không thể lừa gạt. Thấy người gặp khó khăn nguy nan, mà keo kiệt không muốn giơ tay ra giúp đỡ. Khi sự việc qua đi rồi sẽ không tránh khỏi cảm giác vạn phần hối hận “Ta mặc dù không giết Bá Nhân, Bá Nhân vì ta mà chết” 

Đời người giống như một giấc mộng, sẽ nhanh chóng trôi qua. Mỗi người đi ngang qua đời ta đều là có duyên mà đến. Cứu người trong lúc nguy nan cũng là tự cứu lấy chính mình, tích đức cho bản thân và con cháu.

6. Lúc trẻ háo sắc ham dâm – về già hối tiếc

Phản bội trong hôn nhân là tội trời đất không dung
Phản bội trong hôn nhân sẽ phải chịu ân hận thâm sâu. (Ảnh: phunutoday)

Cổ ngữ có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, nghĩa là trong vạn cái ác thì dâm đứng đầu. “Háo sắc tham dâm” là một việc vi phạm luân thường đạo lý, nó làm tổn hại đến xã hội, tổn hại đến gia đình, tổn hại đến bản thân.

Khi về già, người ta thường mong muốn được nhìn thấy con cháu sung túc, khỏe mạnh, bình an. Người “háo sắc tham dâm” thì thường không có được điều đó. Cho nên đến lúc có thể thật sự nhìn ra thì sẽ cảm thấy hối tiếc vô cùng.

7. Nhân quả bất tín – ác hữu ác báo 

Người xưa thường giảng: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Một hạt giống gieo ở các loại đất khác nhau, sẽ có nhân duyên khác nhau và sinh trưởng kết quả khác nhau. Nếu đủ nước và phân bón sẽ có một vụ mùa bội thu, một cây lúa trồng trên đất cằn cỗi, không có dinh dưỡng chất lượng tất sẽ kém.

Một hạt thóc cũng có thể nhìn thấy nhân quả khác nhau khi gieo ở hai mảnh đất khác nhau. Vì vậy, nên tin vào chân lý nghiệp báo của luật nhân quả, gieo nhân nào thì gặp quả đó. Hãy luôn tự nhắc nhở chú ý bản thân: đừng phóng túng “lục căn” để gieo nhân ác. Nếu không khi về già cảm nhận được quy luật nhân quả, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo thì đã quá muộn. 

8. Gặp Phật đạo không tu – chết hối hận 

Hối hận
Gặp Phật đạo mà không tu cả đời hối hận. (ảnh Istockphoto)

Khi thân thể cường tráng, khỏe mạnh không muốn tu luyện, mà mê đắm trong người thường, đợi khi tóc bạc, chân run, muốn tinh tấn tu luyện, e rằng chẳng còn mấy thời gian. Phật gia giảng “Nhân thân nan đắc kim dĩ đắc, phật pháp nan văn kim dĩ văn, thử thân bất hướng kim sinh độ, canh hướng hà sinh độ thử thân?” tức là: Thân người khó được nay đã được, Phật pháp khó nghe nay đã nghe.

Thân này không hướng đời này độ. Đời người vô thường, đợi tới khi trăm tuổi lâm chung, mới thấy hối hận thì đã không kịp nữa. 

Tổng hợp tám loại hối hận trên đây có thể thấy, nhân duyên giữa người với người nơi thế gian. Hãy học cách trân quý, giữ gìn, thường xuyên giữ tâm thái khiêm nhường, không tranh không chấp. Ai có thể tránh khỏi những ô nhiễm của thâm sân si, quan hệ với mọi người tự nhiên sẽ được hòa ái.

Sự trưởng thành của một người không được quyết định bởi tuổi tác mà ở tâm tính. Còn sự hoàn thiện của tâm tính không phải vì người ta gặp được nhiều ít sự tình, mà thể hiện ở thái độ ứng xử, đối đãi với mỗi sự tình mà bản thân gặp phải.

Theo Secret China

x