Bệnh ung thư đang trở thành nỗi ám ảnh và lo lắng của nhiều người. Trong đó có khoảng 1/3 trường hợp ung thư có liên quan đến lối sống; bao gồm thói quen ăn uống không lành mạnh.
- Chuyên gia tâm lý tiết lộ 8 loại tính cách thông qua thói quen ăn uống
- 6 thói quen giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
- Con bạn sẽ xuất sắc nếu dưỡng thành 6 thói quen này
Nội dung chính
3 thói quen ăn uống dễ gây ung thư
1. Thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, chế biến sẵn
Các loại thịt đã qua chế biến, tẩm ướp như xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng, thịt bò khô, mực tẩm gia vị, thịt hun khói tuy là những thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, kích thích khẩu vị ăn ngon và tiện lợi khi sử dụng nhưng nó lại có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.
Vì trong các loại thịt này, đặc biệt là thịt nướng và thịt tẩm ướp muối đều chứa những hợp chất có thể gây ung thư như N-nitroso, heterocyclic amin rất nguy hiểm. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt này để làm giảm nguy cơ gây bệnh ung thư cho chính bản thân mình và các thành viên trong gia đình.
Nghiên cứu cho thấy, khi tiêu thụ 50 g thịt chế biến sẵn mỗi ngày; nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng 18%. Số lượng tiêu thụ theo thời gian càng nhiều, càng kéo dài thì nguy cơ càng cao. Vì vậy, mọi người nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh; bổ sung rau xanh, trái cây tươi…
2. Uống nhiều rượu, bia
Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư thực quản, dạ dày, vú, gan. Các thống kê nghiên cứu cho thấy, uống rượu với lượng từ 14g một ngày trở lên làm tăng 23% nguy cơ ung thư vú; ung thư ruột kết và ung thư thực quản là 17%.
3. Thói quen ngại uống nước
Uống nước lọc giúp làm loãng các chất gây hại trong nước tiểu và đẩy chúng ra khỏi bàng quang nhanh hơn; hạn chế sự tích tụ các chất độc hại có thể gây đột biến trong tế bào cơ thể. Ngoài ra uống đủ nước đảm bảo các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách bình thường. Dù chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho việc uống đủ nước sẽ làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang; nhưng việc uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày được cho làm giảm nguy cơ viêm nhiễm bàng quang.

Thói quen ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, các loại thực phẩm; nhóm chất khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tốt nếu được bổ sung hợp lý. Vì vậy, việc ăn uống cân bằng, bổ sung hợp lý các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác sẽ tốt cho sức khỏe, hạn chế bệnh tật.
Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng muối và các loại gia vị khác cũng cần được chú ý. Khi hàm lượng những loại này vào cơ thể ở mức độ dư thừa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là yếu tố dẫn đến bệnh ung thư.
Tăng cường thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời có thể giúp tăng cường sức khỏe cũng như quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Giúp cơ thể giảm được năng lượng dư thừa và tăng sức đề kháng cần thiết.