Văn hóa truyền thống

Vị quan lớn vân du địa phủ bị Diêm Vương trách phạt vì nợ nghiệp

02/06/22, 08:14
Vị quan lớn vân du địa phủ bị Diêm Vương trách phạt nợ nghiệp đã tạo ra
Quan thượng thư Diêu Tư Nhân xuống địa phủ bị Diêm Vương trách phạt (ảnh: secretchina).

Hết thảy những khổ đau chúng ta gặp phải trong đời đều không hề ngẫu nhiên, nó là kết quả từ những nợ nghiệp đã gieo từ trước.

Sơ lược về vị quan thượng thư Diêu Tư Nhân

Chuyện rằng vào triều Minh, có một vị quan lớn tên gọi Diêu Tư Nhân, tự “Thiện Trường” hiệu “La Phù Sơn Nhân”, người Tú Thủy Triết Giang (nay là Gia Hưng). Ông sinh năm Gia Tĩnh thứ 26 (năm 1547 SCN), mất năm Sùng Trinh thứ 10 (năm 1637 SCN), thọ 90 tuổi, làm quan tới chức Công Bộ thượng thư. Làm quan nhiều năm, ông thông hiểu luật pháp, từng viết cuốn “Đại Minh luật phụ lệ chú giải”.

Ông còn biết về Trung y, từng biên tập cuốn “Lục trúc đường tập nghiệm phương”. Cuốn sách thu thập hơn năm trăm sáu mươi phương thuốc quý trong triều đình nhà Minh; sắp xếp rõ ràng cách chữa trị, bào chế, những điều kiêng kỵ khi dùng thuốc…. Mô tả ngắn gọn tác dụng chữa bệnh của từng loại; tất cả đều được bản thân ông tự kiểm chứng lâm sàng, lưu lại vô số tư liệu y học phong phú cho hậu thế. 

Sau khi qua đời, vị quan này được chôn cất tại Gia Hưng, phần mộ trở thành một di tích địa phương; phía sau lăng mộ có một khu vườn, ba mặt hướng ra sông, trong đó có nghĩa trang, núi non bộ, cỏ cây hoa lá tươi tốt, cây bách thường xanh; ngày xưa là nơi du ngoạn đi chơi tiết thanh minh, hàng năm có rất nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, tới những năm 60 của thế kỷ 20 đã bị ĐCSTQ san bằng và bỏ đi. 

Dưới đây là câu chuyện thần kỳ xảy ra với chính bản thân Diêu Tư Nhân trong khi ông còn tại thế. 

Diêu Tư Nhân mơ thấy bản thân xuống địa ngục

Vào mùa xuân năm Vạn Lịch thứ 40 (1612 SCN), Diêu Tư Nhân sinh bệnh về nhà tĩnh dưỡng. Trong một giấc mơ, ông thấy có người tới đòi mạng. Vào một ngày tháng sáu năm đó, trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, ông thấy có sứ giả đến truyền lệnh có vị quan lớn muốn gặp.

Số nợ nghiệp 16 chỉ ra rằng người sở hữu con số này đã có những mối tình bất chính và cướp đi của cải của người khác bằng cách lừa gạt
Diêm Vương ngồi sau một chiếc bàn lớn có nhiều lính canh bao quanh (ảnh: secretchina).

Ông nhanh chóng mặc quan phục rồi đi theo sứ giả. Cảnh vật bên đường cũng giống như ở trên dương thế. Ông được đưa đến một nha môn; thấy mười sáu vong hồn bị giết oan, quần áo rách rưới, la hét ầm ĩ, bao vây ông để đòi mạng. Lúc này, ông mới biết mình đã đến địa phủ.

Diêu Tư Nhân thấy vậy vô cùng sợ hãi, hỏi tên quỷ sai đây là ma quỷ gì. Tên quỷ sai nói: “Họ là người Sơn Đông đã bị ông hại chết oan uổng”.

Vị quan biện hộ: “Khi còn là tuần phủ Sơn Đông, trách nhiệm của tôi phê chuẩn việc thi hành án tử hình. Những vụ án này đều do các quan tư pháp định tội và tuyên án; tôi chỉ thực hiện phê duyệt cuối cùng. Chuyện này có quan hệ gì với tôi? Những quỷ hồn lùi lại một chút, nhưng vẫn tập trung lại nhìn ông.

Vị sứ giả đưa ông đến công đường; Diêm Vương ngồi sau một chiếc bàn lớn có nhiều lính canh bao quanh. Diêu Tư Nhân vội vàng cung kính chào, nhưng Diêm Vương không chú ý đến ông; sau đó trách cứ: “Tại sao ông lại ham thích giết chóc đến mức này; hiện tại họ tìm ông để đền”.

Không hữu ý gây ra tội vẫn phải hoàn trả nợ nghiệp

Diêu Tư Nhân nói: “Tôi thay mặt Thiên Tử chấp pháp; những người này chết vì bản thân vi phạm pháp luật. Tôi tin rằng trong 20 năm làm quan, tôi chưa giết oan một ai; làm sao có nhiều người đến đòi mạng như vậy được?”.

Diêm Vương ra lệnh lấy sổ ghi chép thiện ác; đọc xong hồi lâu mới nói: “Ông là người có quyền quyết định, không thể điều tra rõ ràng; cấp dưới tạo ra những vụ án oan, ông không nhìn ra và tra xét đã phê duyệt”.

Diêu Tư Nhân trả lời: “Tôi đã được lệnh tiến hành tuần tra, cần kiểm tra thực hư toàn cục; còn tình tiết cụ thể của một vụ án, tôi thực sự không có thời gian để xem xét, cân nhắc chi tiết”.

Diêm Vương nói: “Số mạng con người là do trời quyết định; làm quan lại không lĩnh hội được đức hiếu sinh của thiên thượng, giết người bừa bãi là có tội. Tuy rằng ông không hữu ý, nhưng là có tội thiếu giám sát, xem xét chu đáo”.

Diêu Tư Nhân thấy Diêm Vương phán quyết mình có tội; chợt nhớ ra mình đã từng làm việc thiện ở Hà Nam, vội vàng nói: “Nghe nói mọi việc thiện ác tại thế gian đều được ghi chép lại trong sổ sách ở âm gian. Xin hỏi tại sao những việc thiện tôi làm đều không có ghi chép. Khi tôi tới tuần sát tại Hà Nam, từng dâng sớ lên triều đình phát chẩn ba vạn lạng bạc giúp cứu trợ thiên tai; vì vậy tính mạng của bách tính nơi đây mới có thể được bảo toàn”.

Hành thiện tích đức được giảm trừ nợ nghiệp

Diêm Vương xem lại sổ sách và nói: “Đây chủ yếu là công lao của viên quan nhỏ tên Hà Sáng Nhiên. Hà Sáng Nhiên đã viết một bức tấu trương nháp cầu xin triều đình phát chẩn; ông nhờ người ta khuyên giải mới viết tấu trương cho triều đình”. Sau đó Diêm Vương lật lại sổ ghi chép và nói: “Về ghi chép cho việc hành thiện này, đã có ghi chép chú thích “Hạ Sáng Nhiên công lao chín phần, Diêu Tư Nhân công lao một phần”.

Số Nghiệp Nợ (Karmic Debt Number) được xem là những con số cực kỳ đặc biệt vì ý nghĩa của chúng mang khuynh hướng đào sâu vào nghiệp tiền kiếp của chúng ta.
Diêm Vương xem lại sổ sách thiện ác và tha tội cho Diêu Tư Nhân

Diêu Tư Nhân không phục mà nói: “Mặc dù ông ta cố gắng khuyên tôi, bản tấu trương nháp ban đầu cũng là do ông ấy viết. Nhưng, nếu không có tôi, Hoàng thượng làm sao có thể đọc được tấu trương đó? Ví dụ, nếu Hoàng thượng vì thế mà tức giận, người chịu trừng phạt cũng là tôi; không có liên quan gì tới Hạ Sáng Nhiên”.

Sau khi nghe xong, Diêm Vương suy nghĩ một lúc rồi gật đầu nói: “Lập luận của ngươi cũng có lý. Vậy với việc thiện này, công lao của ông và Hạ Sáng Nhiên mỗi người một nửa. Công và tội của ông bù trừ cho nhau, có thể thả ông về dương gian”. Vì vậy, sứ giả đã đưa ông đến đã dẫn ông ra cổng; ông cảm thấy mình rơi xuống dưới vách núi.

Khi tỉnh lại ông thấy mình đang nằm trên giường. Lúc này ông mới nhận ra mình vừa trở về từ âm phủ; kể từ đó bệnh tình dần hồi phục. Viên quan nhỏ Hạ Sáng Nhiên từng bước thăng tiến, sau này trở thành Lại bộ ngoại lang.

Thiện ác hữu báo, nợ nghiệp thì phải hoàn trả

Trải nghiệm này của Diêu Tư Nhân thực sự là sự việc ly kỳ; điển hình về trường hợp nguyên thần rời khỏi xác. Nguyên thần của ông đã đi đến một chiều không gian khác và bị phán xét tại thế giới đó. Cuối cùng công cao hơn tội nên được thả về nhân gian.

Tích Đức Không Cần Ai Thấy, Hành Thiện Tự Có Trời Biết. Điều đáng sợ của hành động làm ác, không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết
Hành thiện tích đức có thể cải biến được vận mệnh (ảnh: Adobestock)

Những việc thiện và ác tại nhân gian đều được ghi chép lại; thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tất nhiên trong một số trường hợp nhất định công lao của việc hành thiện và hành ác có thể bù trừ lẫn nhau.

Khi Diêu Tư Nhân làm tuần phủ Sơn Đông; tuy không cố ý định tạo ra án oan, nhưng lại không xem xét kỹ lưỡng những vụ án oan do các quan cấp dưới gian ác làm ra; dễ dàng phê duyệt nên cũng mắc tội. Có thể thấy, trong chuỗi tội hành ác, những người tham gia vào mỗi mắt xích đều có tội. Thậm chí cả những cán bộ cấp trên cũng có tội vì đã không kiểm tra kỹ lưỡng, phê duyệt mù quáng.

Vậy nên, trên đời không có gì là vô duyên vô cớ, thiếu nợ thì phải hoàn trả, phúc báo là từ tích đức mà đến, khổ đau chính là do nợ nghiệp. Thay đổi hành vi, làm nhiều việc thiện, thì mới có thể thay đổi được cuộc đời của mình.

Theo Vision times

x