Văn hóa truyền thống

Văn Thù Bồ Tát: Câu chuyện khai trí thần kỳ cho hòa thượng Ngưu Vân

29/07/21, 11:22
Thù Bồ Tát sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.
Văn Thù Bồ Tát là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói với Bồ Tát Kim Cương Thủ: “Sau khi niết bàn, ta sẽ thuyết pháp cho chúng sinh tại nơi cư trú du hành của đồng tử Văn Thù Sư Lợi. Trên đỉnh ngọn núi thứ năm của nước Đại Chấn Na ở Đông Bắc phía Nam Chiêm Bộ Châu.” Đại Chấn Na được nói đến ở đây chính là Trung Quốc. Ngọn núi được đề cập chính là Ngũ Đài Sơn ở Sơn Tây. Văn Thù Sư Lợi chính là Văn Thù Bồ Tát. Trong kinh Phật cũng nói rõ rằng:”Văn Thù Bồ Tát ngồi trên liên hoa đài, cưỡi sư tử, đạo tràng tại Ngũ Đài Sơn“.

Ngũ Đài Sơn – đạo tràng của Văn Thù Bồ Tát

Ngũ Đài Sơn là một ngọn núi Phật giáo nổi tiếng. Vào thời nhà Đường, Ngũ Đài Sơn chính thức được công nhận là đạo tràng của Văn Thù Bồ Tát.

Trong quyển “Sơn Tây thông chí” có ghi chép lời vua Đường Thái Tông: “Ngũ Đài Sơn, là mật thất của Văn Thù Bồ Tát. Nơi vạn thánh nhân đều dừng lại. Đây là nơi tổ tông ta gieo trồng nhân đức, cần thiết để cúng dường, cung kính”.

Ngũ Đài sơn (tiếng Trung: 五台山; bính âm: Wǔtái Shān), còn gọi là Thanh Lương sơn (清凉山), nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc. Núi này là nơi có nhiều chùa chiền, tự viện quan trọng nhất Trung Quốc. Khu di sản văn hóa Ngũ Đài sơn bao gồm 53 chùa, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 2009. Nơi đây là đạo tràng của Văn Thù Bồ Tát.
Ngũ Đài Sơn là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Quốc. Nơi đây được xem là đạo tràng của Văn Thù Bồ Tát (ảnh:yeudulich)

Thời Đường thịnh trị, toàn núi có hơn ba trăm ngôi chùa, hơn ba nghìn tăng nhân. Sau khi Đường Vũ Tông diệt Phật, hoàn cảnh tu luyện tại Ngũ Đài Sơn bị phá hủy. Số lượng tăng ni cũng giảm xuống. Vào thời Tống và Nguyên mới bắt đầu phát triển trở lại. Hàng loạt ngôi chùa được xây dựng mới. Vào thời Minh, Thanh, Phật giáo phát triển đến đỉnh cao. Các hoàng đế triều Thanh thường xuyên tới đây cúng lễ, nâng cao vị thế nơi đây.

Theo ghi chép trong “Hoa Nghiêm kinh”, khi mặt trời mọc, Văn Thù Bồ Tát dẫn hơn mười nghìn Bồ Tát đi độ hóa người hữu duyên trên Ngũ Đài Sơn. Vào thời Cách mạng văn hóa, Lâm Bưu hạ lệnh đánh bom nổ hai ngôi chùa trên Ngũ Đài Sơn để xây dựng biệt thự riêng. Kết quả trong khói bụi của vụ nổ xuất hiện tượng Văn Thù Bồ Tát.

Nơi đây còn có câu chuyện thần kỳ về hòa thượng Ngưu Vân. Nhờ thành tâm cung kính hướng Phật, ông đã được Văn Thù Bồ Tát khai trí.

Câu chuyện thần kỳ tại Ngũ Đài Sơn

Vị hòa thượng có đầu óc chậm chạp

Thích Ngưu Vân, tên tục họ Triệu, là người Nhạn Môn tỉnh Sơn Tây. Từ thuở nhỏ ông giống như thiểu não. Đến tuổi đi học vẫn chẳng biết gì. Cả ngày như vô tri vô giác. Chỉ khi nhìn thấy các tăng ni, mới có đôi chút phản ứng, biết cách chắp tay và lộ vẻ kính sợ. Cũng vì lý do đó, lên 12 tuổi, cha mẹ liền gửi ông đến xuất gia tại chùa Hoa Nghiêm trên Ngũ Đài Sơn. Ông bái pháp sư Tịnh Giác làm thầy.

Diêm Vương phán xử 5 vị hòa thượng: Vì sao không được tùy tiện giải thích kinh Phật
Lên 12 tuổi, hòa thượng Ngưu Vân bái pháp sư Tịnh Giác làm thầy (ảnh minh họa Adobe Stock)

Trong chùa, mỗi ngày ông phải đốn củi, đun nước. Nhưng đến giờ học pháp, vì đầu óc chậm chạp, nên ông chẳng nhớ chữ nào. Chúng tăng đều thường xuyên cười nhạo.

Thời gian cứ vậy trôi qua hơn hai mươi năm. Đến 36 tuổi, ông nói với mọi người: “Tôi nghe nói Văn Thù Bồ Tát thường hiển linh trên Ngũ Đài Sơn. Hôm nay tôi muốn đi tìm Ngài, thỉnh cầu ban cho tôi được thông minh hơn một chút, để có thể học thông kinh văn“.

Ý chí kim cương đi tìm Văn Thù Bồ Tát

Khi đó thời tiết lạnh cóng, tuyết rơi rất dày. Nhưng Ngưu Vân hòa thượng vẫn không lùi bước. Ông cố gắng hết sức leo lên đỉnh núi. Đến nơi, ông nhìn thấy một cụ già ngồi bên đống lửa sưởi ấm. Hòa thượng hỏi ông lão từ đâu tới. Ông nói từ đồng bằng tới. Hòa thượng Ngưu Vân lại hỏi ông, sao không thấy có dấu chân in trên tuyết. Ông lão đáp là vì tới trước khi có tuyết rơi.

Không đợi Ngưu Vân nói tiếp, ông lão hỏi: “Rốt cuộc con có tâm nguyện gì mà lại đi chân trần trên tuyết lạnh tới đây?”. Ngưu Vân hòa thượng đáp: “Con là một nhà sư. Nhưng con luôn cảm thấy chán ghét bản thân mình đần độn. Con không thể niệm thông kinh Pháp. Vì vậy, con tới đây tìm Văn Thù Bồ Tát, cầu xin Người khai trí huệ“.

Một lòng hướng Phật

Ông lão ngạc nhiên hỏi: “Nếu ở đây con không tìm thấy Bồ Tát, thì con định tìm ở đâu?“. Hòa thượng nói: “Con sẽ tới phía bắc Ngũ Đài Sơn“. Ông lão nói lát nữa mình cũng sẽ tới phía Bắc. Hòa thượng Ngưu Vân lại đi một vòng quanh đỉnh phía Đông. Nhưng ông không tìm thấy dấu tích của Văn Thù Bồ Tát. Do đó, ông từ biệt ông lão và đi đến đỉnh phía Bắc.

khinh nhờn Thần Phật giảm phúc báo
Khinh nhờn Thần Phật giảm phúc báo, tôn kính Thần Phật đắc bình an (ảnh chụp màn hình Adobe Stock)

Gần tối, hòa thượng Ngưu Vân mới tới đỉnh phía Bắc. Ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ông lão nọ đang ngồi gần đống lửa. Ông tiến đến hỏi:” Sao cụ lại có thể tới trước con?“. Ông lão đáp là vì ông biết đường tắt. Trong tâm hòa thượng nghĩ thầm, lẽ nào ông lão chính là Văn Thù Bồ Tát? Vì vậy, ông quỳ xuống hành lễ. Ban đầu, ông lão từ chối không thừa nhận. Nhưng hòa thượng vẫn kiên trì quỳ dưới đất.

Văn Thù Bồ Tát – khai trí huệ cho hòa thượng Ngư Vân

Hồi lâu sau, ông lão nói: “Thôi được rồi, đợi ta nhập định xem kiếp trước ngươi đã tạo nghiệp gì, mà kiếp này đần độn, mê mờ như vậy“. Ông lão nhắm mắt nhập định. Một lát sau mở mắt và nói: “Kiếp trước ông là một con trâu. Vì có cơ duyên vận chuyển kinh Phật, nên kiếp này chuyển sinh làm tăng nhân. Đầu não vẫn không linh hoạt. Ông hãy đi tìm một cái cuốc, đợi ta lấy phần nhục trâu còn tích tụ trong lòng. Đầu não ông sẽ trở nên thanh tỉnh.”

Niệm xấu xuất ra liền tạo nghiệp, tâm sinh thiện niệm giải oán xưa
Đạo Trời không thiên vị nhưng thường giúp người thiện lương (ảnh Adobe Stock)

Rất nhanh, hòa thượng Ngưu Vân tìm thấy một cái cuốc. Ông lão bảo ông nhắm mắt lại, đợi khi được phép mới mở mắt. Ngưu Vân nhắm mắt, cảm thấy dường như trong lồng ngực chuyển động. Nhưng ông lại không hề đau đớn. Một lát sau, ông cảm thấy thân thể thoải mái, đầu óc minh mẫn, sáng lạng. Kỳ thực, Văn Thù Bồ Tát vận dụng thần thông để giúp Ngưu Vân. Bởi vì ngài đã thấy được sự thành tín nhất tâm hướng Phật của ông.

Khi hòa thượng mở mắt,thì ông lão biến thành Văn Thù Bồ Tát. Ngài nói với ông: “Từ nay, ông thông niệm kinh Phật sẽ đọc đến đâu nhớ đến đó. Ông có mối nhân duyên lớn với chùa Hoa Nghiêm, không nên rời đi.” Ngưu Vân mừng rỡ rơi lệ, quỳ xuống cúi đầu cảm tạ, ngẩng đầu lên đã không thấy dấu tích của Bồ Tát.

Hồng dương Phật Pháp

Từ đó, Ngưu Vân trở thành một con người khác, trí huệ siêu phàm. Ông đọc thuộc tất cả các kinh văn. Tháng 5 năm sau, khi đang đi quanh tháp Dục Vương học thuộc kinh. Đang niệm, đang niệm, ông đột nhiên thấy một luồng ánh sáng vàng từ phía Bắc Ngũ Đài Sơn chiếu thẳng tới chân tháp. Trong ánh sáng xuất hiện một tòa bảo tháp. Rất lâu sau nó mới tan biến. Hòa thượng Ngưu Vân đã xây dựng một tòa bảo tháp giống những gì nhìn thấy trong luồng ánh sáng. Tại đây, ông hồng dương truyền thụ Phật Pháp. Cuối cùng ông trở thành cao tăng, tọa hóa vào năm Khai Nguyên thứ hai mươi ba.

Tài liệu tham khảo: “Tống cao tăng truyện”

Theo Visiontimes

x