Nhân sinh cảm ngộ

Người trên tuổi 60 không nên tới 2 nơi này để tránh tai họa – câu chuyện của Lưu Bá Ôn

07/05/21, 07:25
Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, sống ở đời, bất kể là thành công hay thất bại, vui vẻ hay đau khổ, vinh quang hay khó khăn, tất cả đều là dòng nước, đến từ đâu thì sẽ lại chảy về đấy, vì vậy, xem nhẹ mọi thứ, sống an yên là đủ. Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, lão hóa không bắt đầu từ tuổi trung niên, mà bắt đầu từ những mệt mỏi với cuộc sống. Sau 60 tuổi, bắt đầu hiểu ra, cô đơn, đau khổ, thất bại là những dư vị không thể thiếu được của cuộc sống, vì vậy, đối xử chân thành với cuộc sống mới là vương đạo.
Người xưa đúc kết nhiều kinh nghiệm dành cho người trên 60 tuổi (nguồn: pixabay)

Đời người quả đúng là “nhân sinh như mộng hải hồ, trăm năm thoáng chốc cơ đồ vụt tan”. Người ta khi tới tuổi 60, đã bắt đầu bước vào tuổi già. Mọi phấn đấu đều đã kết thúc. Đây là lúc có thể nhìn lại cuộc đời.

Câu chuyện Lưu Bá Ôn nhờ rút khỏi chốn quan trường sớm mà tránh được sự thanh trừng

Lưu Bá Ôn là chiến lược gia vĩ đại, danh tiếng ngang với Gia Cát Lượng trong lịch sử Trung Hoa. Ông trợ giúp Chu Nguyên Chương xây dựng cơ nghiệp vương triều Đại Minh trong loạn thế cuối thời nhà Nguyên. Sau khi Chu Nguyên Chương xưng đế, Lưu Bá Ôn đã ở vào độ tuổi 60. Nhưng ông vẫn là người đứng đầu bảng trong danh sách luận công ban thưởng.

Khi những công thần khác đều chen lấn khoe khoang công lao của mình; chỉ có ông không những không mừng rỡ với sự chủ động phong thưởng của Chu Nguyên Chương, còn cực lực từ chối. Ông chỉ nguyện ý tiếp nhận tước vị; những phong thưởng khác đều không cần; thậm chí đến chức quan cũng chỉ làm vài năm, sau đó chủ động từ chức về quê.

Chân dung thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn (nguồn: wikipedia)

Bởi vì ông hiểu rằng việc ban thưởng công lao chính là “nơi nhiều người tranh cãi”. Dù Chu Nguyên Chương công bằng ra sao, sẽ luôn có người bất mãn. Họ chắc chắn sẽ không dám làm càn với hoàng đế nhưng sẽ trút giận điều đó lên những công thần. Vì vậy, Lưu muốn tránh bản thân trở thành mục tiêu công kích của mọi người. Dù sao với công lao của ông, kết quả tồi tệ nhất là cả nửa đời còn lại ông cũng không cần lo cái ăn cái mặc.

Sự việc chứng minh Lưu Bá Ôn rất có khả năng dự đoán thời cuộc. Việc rút lui giúp ông thoát khỏi sự thanh trừng nhiều lần giữa các công thần. Không nằm ngoài dự đoán, về sau, Hoàng đế Chu Nguyên Chương đã sát hại một số công thần. Một mặt để củng cố cơ sở của mình. Mặt khác cũng nhằm xoa dịu nhân tâm một số người. Chỉ có Lưu Bá Ôn thông minh, đã đứng ngoài cuộc, mới có thể sống bình yên qua ngày.

Cổ nhân đúc rút kinh nghiệm từ bài học Lưu Bá Ôn

Tới tuổi 60, dù thân thể đã dần thoái hóa, nhưng tâm lý ngày càng trở nên bình yên. Do đó, người ở giai đoạn này đạt được cảm giác thông tỏ mọi việc. Tuy nhiên tới độ tuổi này cũng còn rất nhiều điều cần chú ý. Đây là độ tuổi chuyển tiếp, nếu không thể vượt qua một cách yên ổn, sẽ khiến cuộc sống gặp phải tổn thất. Bởi vậy, từ xa xưa cổ nhân đã đúc kết và nhắc nhở; người tới tuổi 60, có hai nơi không nên tới để tránh tự mang họa vào thân.

1. Người trên 60 tuổi chớ đến nơi nhiều tranh chấp

Khi đến độ tuổi này, điều quan trọng nhất là giữ vững thành công cả đời đã phấn đấu. Một người làm được như vậy, sẽ có thể giữ được “thanh tâm quả dục”, không còn ham muốn dục vọng cũng như tranh đấu với mọi người, nếu không rất dễ khiến cuộc sống ở vào cảnh khốn đốn. Người ta khi tới độ tuổi 60, hãy tránh xa môi trường cạnh tranh bởi nơi đó dễ sinh ác độc tàn bạo, không những ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn tới nội tâm bản thân.

Bí quyết trường thọ
Có những người già tuy cao tuổi nhưng khỏe mạnh và vui vẻ(ảnh sưu tầm).

Thể lực người ta tới giai đoạn này đã không thích hợp với mức độ cạnh tranh cao trong xã hội, nó cũng không mang lại lợi ích gì tốt đẹp. Tới lúc này cần học cách buông bỏ tất cả, tất cả những thành tựu và tài phú dư thừa, chỉ là thêu hoa trên gấm, có cũng được không có cũng xong.

2. Người trên 60 tuổi đừng lui tới những nơi thị phi

Xã hội là một nơi thị phi. Muốn đạt được danh lợi thì phải học cách lăn lộn bôn ba trong chốn này. Tuy nhiên một người tới độ tuổi 60, đã tới lúc cần trẫm tĩnh, an phận. Khi đối diện với một số điều thị phi, điều phải nghĩ không phải làm thế nào có thể áp đảo người khác; mà cần bình tĩnh nhẹ nhàng, chính là cái gọi là “Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có”. Chỉ khi giữ được tâm thái như vậy; mới có thể hiển lộ được sự nhìn xa trông rộng của một người lớn tuổi.

8 mẹo nhỏ của cổ nhân giúp trường thọ
Người xưa đã lưu truyền lại rất nhiều phương pháp đơn giản giúp trường thọ mà không tốn một xu (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Thị phi đều là trò chơi của tuổi trẻ, cũng chỉ là giai đoạn đầu của cuộc đời. Khi ở giai đoạn này của cuộc đời tâm tình cần giữ như ở nơi thanh đăng cổ Phật. Khi cần đề cao tâm thái, cần có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc bản thân. Chỉ có như vậy mới có thể an nhiên bước tới nửa sau của cuộc đời.

Đừng để bản thân phải bạc thêm một mái đầu

Trong xã hội hiện đại, chúng ta dễ dàng có thể nhìn thấy một số người cao tuổi, cuộc sống của họ ở mọi nơi đều là tranh đấu với người khác. Tuy nhiên dù có thắng, cũng mất đi phong thái của bậc trưởng bối cần có; Nếu thua, sẽ khó giữ được khí tiết cần có của tuổi già. Vì vậy cách làm tốt nhất, chính là không để những điều thị phi sai trái làm ảnh hưởng tới cuộc sống. Dù là thị phi đúng sai giữa con cái, hàng xóm, đều cần học cách tránh né kịp thời. Biết tự chăm lo cho bản thân mình như vậy mới là trí huệ cần có của người cao tuổi.

Đời người khi còn trẻ đều có lúc thăng trầm lên xuống. Dù là thành công hay thất bại đều có thể chuyển hóa thành kinh nghiệm sống của bản thân ta. Tuy nhiên, khi tới độ tuổi sáu mươi, cuộc đời đã chỉ được phép thành công, không được phép thất bại. Bất cứ sự thất bại nào cũng có thể khiến bản thân một đêm bạc đầu. Nửa đời còn lại sẽ tùy tâm sở dục, mới có thể vì một phút nhất thời không thể nhẫn nại; mà chịu vô vàn phiền não. Vì vậy, cần ghi nhớ hai lời nhắc nhở này của cuộc sống, đừng để mang họa cho bản thân.

Theo Aboluowang

Có thể bạn quan tâm

x