Tô Đông Pha là người có học thức uyên bác, tài giỏi hơn người. Cuộc đời ông được xem như một huyền thoại, tất cả đều có một mối quan hệ nhân duyên ở đằng sau. Chính vì Tô Đông Pha kiếp trước là một người tu hành, nên kiếp sau ông mới đắc phúc báo trở thành một nhân vật tài chí hơn người.
- Sinh viên kiến trúc: Cảm hứng sáng tạo của tôi khởi nguồn từ môn tu luyện cổ xưa
- Ký ức tiền kiếp hé mở sự thật về luân hồi
Vậy sinh mệnh có thực sự tồn tại luân hồi không? Vì ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm khoa học, con người hiện đại đã không còn tin điều đó. Người xưa tin vào luân hồi, dùng nó để nhận thức lý giải thế giới, và hình thành thế giới quan. Câu chuyện luân hồi về Tô Đông Pha là một trong ví dụ như thế. Có rất nhiều ghi chép lịch sử về sự luân hồi trong văn hóa tu luyện của người cổ đại. Tiền kiếp Tô Đông Pha là ai? Tại sao ông có sự tài hoa hơn người như thế?
Nội dung chính
Tiền kiếp Tô Đông Pha là ai?
Ông tên thật là Tô Thức, tự Tử Thiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ. Nhiều người chỉ biết ông vốn là đại văn hào, nhà thi họa nổi tiếng thời Bắc Tống. Ông từng đảm nhiệm chức Hàn lâm học sĩ, làm tới chức Lễ bộ thượng thư nhưng không biết tiền kiếp ông là một tăng nhân.
Trong nhiều bài thơ của mình, Tô Đông Pha đã đề cập tới tiền kiếp. Ví dụ trong bài thơ Nam Hoa tự ông có viết: “Ngã bản tu hành nhân, tam thế tích tinh luyện. Trung gian nhất niệm thất, thu thử bách niên khiển” . Tạm dịch: “Ta vốn là người ba đời tu luyện, vì một niệm sai lầm mà mất đi tất cả, bị khiển trách chịu tội ở nhân gian cả trăm năm”.
Trong “Hòa trương tử dã kiến ký tam tuyệt câu quá cựu du” ông viết “Tiền kiếp ta đã từng tới Hàng Châu và khắp nơi, nó dài như hành trình tìm về nơi cũ”.
Tô Đông Pha và giấc mơ của ba vị hòa thượng
Giấc mơ kì lạ
Tháng 4 năm Nguyên Phong thứ bảy, trước khi Tô Đông Pha tới Vân Am. Ông mơ thấy mình cùng hòa thượng Tô Triết và Thông hòa thượng tại Thánh Thọ tự cùng ra ngoài thành nghênh đoán Ngũ Giới hòa thượng. Sau khi tỉnh dậy, ông bèn kể lại với Tô Triết.
Lúc gặp nhau, Thông hòa thượng nói: “Tối qua ta ngủ mơ thấy ba người chúng ta cùng đi đón Ngũ Giới hòa thượng”. Tô Triết phủi tay mỉm cười: “Trên thế gian này quả nhiên có ba người cùng mơ một giấc mộng. Thật là kỳ lạ”.
Tô Đông Pha kể rằng: “Khi lên tám, chín tuổi tôi cũng mơ thấy tiền kiếp của mình là một tăng nhân, đi lại ở khu vực Thiểm Hữu. Khi mẹ tôi mang thai, từng mơ thấy có một nhà sư tới xin tá túc. Tăng nhân đó phong thái đạo, bị mù một con mắt”. Vân Am hòa thượng kinh sợ nói: “Ngũ Giới hoàn thượng là người Thiểm Hữu, bị mù một con mắt. Những năm cuối đời từng đến Cao An.”
Ngũ Giới hoàn thượng chuyển sinh
Mọi người tính toán sự việc này tới nay đã năm mươi năm. Tô Đông Pha khi đó là bốn chín tuổi. Tính toán về thời gian, địa điểm và nhiều người cùng có giấc mộng như nhau. Vì thế, mọi người đều nhìn nhận ông chính là Ngũ Giới hoàn thượng chuyển sinh.
Sau đó Tô Đông Pha viết thư cho Vân Am hòa thượng: “Ngũ Giới hoà thượng không sợ mọi người chê cười, mặt dày lại đến rồi đây. Thực sự là đáng cười, nhưng nếu đã có cơ duyên với Phật pháp, tôi sẽ cố gắng tôi luyện. Hy vọng có ngày quay lại chốn xưa. Đó là điều vinh dự”.
Tại sao Tô Đông Pha thích mặc quần áo tăng ni?
Tô Đông Pha luôn thích mặc quần áo tăng. Điều này có lẽ do tiền kiếp của ông. Tống Triết Tông từng hỏi nội thị Trần Diễn: “Tô Đông Pha mặc quần áo gì ở dưới?”. Trần Diễn nói “Là quần áo tăng”.
Khi Tô Đông Pha ở Hàng Châu, ông cùng bạn là Tham Liêu đến chùa Thọ Tinh ở bên bờ Tây Hồ. Sau khi nhìn quanh, ông nói với bạn: “Từ khi sinh ra tôi chưa từng đến đây, nhưng những cảnh vật trước mắt dường như đã từng trải qua. Từ đây đến phòng sám hối có lẽ khoảng chín mươi hai bậc cầu thang”. Sau khi gọi người đi đếm, quả thực đúng như lời ông nói.
Tô Đông Pha cũng nói với bạn: “Tiền kiếp tôi là một tăng nhân ở trong núi, cũng từng sống trong ngôi chùa này”. Cũng từ đó, ông thường lui tới nơi Phật đường này để nghỉ ngơi, tĩnh tâm. Khoảng đầu năm Nguyên Hựu, Tô Đông Pha từng cùng Hoàng Đình Kiên tới bái kiến một ông lão. Ông lão vừa gặp liền nói kiếp trước của Tô Đông Pha là Ngũ Giới hoàn thượng. Còn Hoàng Đình Kiên là một cô gái.
Tô Đông Pha gật đầu không nói lời nào, còn Hoàng Đình Kiên thì không tin. Ông lão nói với ông ta: “Khi tới Bối Lăng sẽ có người nói với anh”. Sau đó quả nhiên Hoàng Đình Kiên bị bãi chức tới đây.
Cuối cùng Tô Đông Pha cũng được điểm ngộ
Tương truyền đó là một hòa thượng bị mù một mắt. Ông là trụ trì một ngôi chùa ở Thiểm Hữu. Lần nọ, ông phát hiện ở cổng chùa có một bé gái bị vứt bỏ quấn trong bọc. Ông mang vào chùa nuôi dưỡng. Đứa bé được đặt tên là Hồng Liên. Càng lớn cô gái càng trở nên vô cùng xinh đẹp khiến Ngũ Giới hoàn thượng không kiềm lòng. Từ đó, sinh niệm sắc dục và phạm phải giới cấm.
Ông còn có một sư đệ tên Minh Ngộ. Khi nhập định biết được sự tình bèn làm thơ điểm hóa. Cảm thấy hổ thẹn xấu hổ nhục nhã, Ngũ Giới hoàn thượng tọa hóa và đi đầu thai. Minh Ngộ hòa thượng dự đoán sư huynh mình vì việc này mà có thể vĩnh viễn không một ngày có thể cất đầu lên được. Vì thế, cũng vội vàng tọa hóa đi đầu thai cùng.
Trong kiếp này, Ngũ Giới hoàn thượng chuyển sinh thành Tô Đông Pha. Còn thiền sư Minh Ngộ trở thành người bạn thân của ông, Phật Ấn thiền sư. Ban đầu, thực sự Tô Thức không tin vào Phật giáo, mê đắm trong công danh. Tuy nhiên Phật Ấn thiền sư không ngừng theo sát, khổ tâm khuyến thiện điểm ngộ cho ông.
Một niệm sai lầm hủy hoại cả đời tu hành khổ đạo.
Với những gì bản thân tự trải nghiệm và cộng thêm Phật Ấn không ngừng điểm ngộ khuyên răn. Cuối cùng ông tỉnh ngộ, không những tin vào nhân quả luân hồi. Ông còn tôn sùng kính ngưỡng Phật pháp, chuyên tâm tu luyện.
Ngày 28 tháng 7 những năm đầu Tĩnh quốc Kiến trung thời vua Tống Huy Tông, khi Tô Đông Pha qua đời có nói với ba người con trai đang nằm trên giường bệnh: “Ta lúc sinh thời không làm điều gì xấu, tin rằng sẽ không bị xuống địa ngục. Các con không cần quá đau buồn”.
Ông cũng nhắc nhở mọi người, thực sự tồn tại thế giới của Thần Phật. Tiếc rằng ông không thể quay đầu lại nữa. Ông nói: “Tôi nhìn thấy thế giới Tây Phương cực lạc, nhưng giờ không đủ lực để lên đó nữa”.
Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy sự nghiêm túc của việc tu luyện. Vốn là người có tâm thanh tịnh, từ bi, vì phạm đại giới cấm là sắc dục mà bị trừng phạt chịu khổ cực trong luân hồi. Một niệm sai lầm sẽ bị hủy hoại cả quá trình tu hành khổ đạo một đời.
Vì căn quả tu hành ba đời nên chuyển sinh vẫn khác người thường. Ông có thành tựu về văn thơ. Khi đã đánh mất cơ duyên tu đạo, thì cái được chẳng bõ cái mất. May mắn nhờ sư đệ tốt luôn theo sát nhắc nhở mới giúp ông kiếp này không còn gặp sai phạm. Chỉ khi có được cơ duyên tu luyện, mới có thể hoàn thành thệ nguyện ban đầu.
Theo Secret China