Nhân sinh cảm ngộ

Thành tâm sám hối có thể chuyển họa thành phúc

09/01/22, 18:00
Thành tâm sám hối có thể chuyển họa thành phúc
Thành tâm sám hối sẽ được Thần phật bảo hộ (ảnh: pinterest).

Trên đời này, dù là bậc vĩ nhân thì cũng có những sai lầm. Điều trân quý nhất là người ấy biết thành tâm sám hối, làm người lương thiện thì có thể chuyển họa thành phúc.

Vương Trung Thừa gặp Đế quân trong mộng

Bằng tâm thanh tịnh chính mình lắng nghe kinh điển sẽ cảm nhận được những chân lý ... Nếu tự mình nhận thấy có lỗi sẽ thành tâm sám hối để được thanh tịnh
Công danh bị tước bỏ vì viết những đơn kiện giả khiến nhiều người vô tội phải khốn đốn.

Vương Trung Thừa sống ở thành phố Dương Châu vào thời nhà Thanh (1644-1912), Trung Quốc. Cha ông qua đời khi ông còn rất nhỏ. Gia đình ông rất nghèo. Vương kiếm sống và trợ giúp mẹ bằng cách viết đơn kiện cho những người khác. Năm 20 tuổi, ông đã đi thi nhiều lần để cố có được một chức quan. Ông đã thất bại nhiều lần.

Vào một đêm trừ tịch, Vương có giấc mơ rằng mình được đưa đến một dinh quan to lớn tráng lệ. Một vị Đế quân oai nghiêm đang ngồi chính điện. Có hai vị sứ giả mặc áo đỏ cầm một danh sách tên dài cho Đế quân phán xét. Khi Đế quân xong việc, vị sứ giả bảo Vương tiến đến. Đế quân ném một cuốn sách nhỏ về phía Vương. Tên của Vương có trong cuốn sách. Cuốn sách cho biết Vương sẽ đỗ một trong các kỳ thi, rồi ông sẽ có một chức vụ cao. Tuy nhiên, điều này đã bị hủy vì ông đã viết những đơn kiện giả khiến nhiều người vô tội phải khốn đốn. Công danh của ông đã bị tước bỏ.

Đế quân cho Vương Trung Thừa một cơ hội sửa sai

Đế quân đập bàn hỏi: “Đã xem rõ rồi chứ?” Vương Trung Thừa cúi đầu quỳ lạy và xin được tha lỗi. Đế quân nói: “Ta sẽ cho ngươi một cơ hội khác vì ngươi đã hiếu thuận với mẹ mình. Nếu ngươi sửa sai ngay lập tức, ta sẽ trả lại công danh cho ngươi. Còn nếu hành ác không thay đổi thì sẽ lấy tính mạng của ngươi”; rồi lệnh cho vị sứ giả áo xanh dẫn Vương đi ra.

Vương Trung Thừa hỏi thầm vị áo xanh: “Vị vương giả này là Thần nào?” Vị ấy đáp rằng: “Văn Xương Đế Quân”; cái mà ông ấy vừa phán xét chính là danh sách đỗ vào kỳ thi mùa thu năm tới. Nếu ngươi có thể sửa lỗi và hành thiện, lại còn có thể được ghi danh trên đó nữa. Đừng quên lời răn dạy của Đế quân. Nói xong duỗi tay đẩy một cái và Vương lập tức tỉnh giấc.

Thành tâm sám hối làm một người tốt

Thành tâm sám hối có thể chuyển họa thành phúc
Thành tâm sám hối làm một người tốt, nhất định sẽ được Thần linh phù hộ (ảnh: pinterest).

Vương nghĩ lại tình cảnh trong giấc mộng; rõ ràng như xảy ra ở trước mắt khiến ông không thể nào quên được. Ông không có lực lượng để làm việc thiện; nhưng ông nghĩ ra là đao bút có thể hại người, lẽ nào không thể dùng nó để cứu người sao. Như thế nhất định sẽ được Thần linh phù hộ.

Từ đó về sau, mỗi khi gặp phải chuyện kiện tụng, Vương đều cố gắng khuyên họ hoà giải. Có những trường hợp thưa kiện nhau mà không có lý do chính đáng; ông đều nói ra những lý lẽ để khuyên họ bãi bỏ vụ kiện. Còn đối với những người có lý do chính đáng nhưng không thể bày tỏ rõ ràng; ông mới vận dụng tài viết văn của mình để viết cáo trạng cho họ, vả lại còn dùng toàn lực để giúp đỡ.

Vương Trung Thừa giúp người thiếu phụ bị hàm oan

Hàng xóm của Vương Trung Thừa có một góa phụ trẻ tuổi. Bà ta đã mang thai với người chồng mới chết không lâu. Người trong gia tộc bên chồng vu cáo cho bà không còn trong sạch, nên đã cáo quan nói rằng đứa nhỏ trong bụng không phải là máu mủ thật sự của người chồng quá cố, sợ rằng sẽ làm loạn huyết mạch tổ tông dòng tộc của họ. Họ xin quan phủ phán xét để trả bà ta về (tức là về nhà cha mẹ của bà, không được phép thừa kế sản nghiệp của chồng).

Những đe dọa này làm cho người nhà bên cha mẹ của người góa phụ rất sợ hãi, và họ không dám nói một câu để bênh vực. Trong tình cảnh oan ức này, không có cách gì biện bạch; bà ta chỉ biết khóc mà thôi và nói rằng sẽ tự tử. Có người trong xóm biết chuyện, liền báo cho Vương biết. Sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng, Vương biết rằng người thiếu phụ này thực sự là một người trinh tiết, nên đã đến thăm cha mẹ của bà và giúp mẹ của bà viết một đơn kiện để cáo lên quan phủ.

Tấm lòng đại nghĩa được lòng người ủng hộ

Anh em của người thiếu phụ này có vẻ không muốn thưa kiện; nhưng Vương đã khích lệ họ bằng những lời đạo nghĩa. Cuối cùng họ rất cảm động, nên đã có đủ can đảm để viết một tờ cáo trạng lên quan phủ. Đồng thời Vương lại triệu tập một buổi họp gồm có các bạn đồng học cùng với những bậc nhân sĩ lớn tuổi đức cao vọng trọng ở địa phương. Ông ta bảo họ rằng ngày đầu tháng quan tri huyện sẽ đến thăm Văn Miếu để tuyên đọc thánh dụ; đến khi đó họ sẽ công khai đệ trình bản án này.

Có người cho rằng, trường hợp này không liên can gì tới cá nhân của mình nên không muốn ra mặt. Vương nói: “Bảo vệ trinh tiết và giúp đỡ cô nhi quả phụ; đây là đại sự có quan hệ đến đến đạo đức nhân nghĩa, là những điều mà người học sách và hiểu biết lý lẽ nên làm mới phải. Chúng ta không phải vì tư lợi của chính mình mà làm chuyện kiện tụng, vả lại cũng không thể xem sự kiện này như là vi phạm pháp luật hay cấm đoán”. Mọi người rất cảm động bởi tấm lòng đại nghĩa của Vương nên đều đồng ý ủng hộ ông.

Giúp người không cần báo đáp

Đến ngày đầu tháng, quan tri huyện đi tới học xá Văn Miếu. Mọi người trình lên bản đơn kiện và xin ông duyệt qua. Quan tri huyện cũng rất sáng suốt, sau khi xem xong bản văn đã nói rằng: “Đây là sự việc có liên quan đến vấn đề danh tiết. Nếu như những người thuộc về gia tộc bên chồng vu cáo hãm hại, thì nhất định phải chiếu theo luật lệ mà trừng trị nghiêm khắc.”

Chưa được vài ngày, trên công đường đã mở cuộc thẩm vấn cho vụ kiện này. Những người trong gia tộc bên chồng đều bị chất vấn, đã thừa nhận sự vu cáo của họ. Sự oan ức của người thiếu phụ mới được sáng tỏ. Sau đó thiếu phụ xin cha mẹ của mình lấy ra 100 đồng tiền vàng để tạ ơn Vương, nhưng Vương đều nhất quyết cự tuyệt.

Vương Trung Thừa gặp lại Đế quân trong mộng

Vào đêm trừ tịch, Vương lại nằm mơ thấy hai vị sứ giả áo xanh khi trước. Họ đã đem Vương đến chỗ cũ trước kia; lại nhìn thấy vị Văn Xương Đế Quân nét mặt vui vẻ nói với ông ta rằng: “Ta rất tán thưởng hành vi sửa đổi mau lẹ của ngươi; nên đã trả lại khoa danh của ngươi. Nhà ngươi vốn sẽ thi đậu trong kỳ khảo thí năm tới; nhưng bởi vì việc làm ‘bảo toàn tiết hạnh cho quả phụ cô nhi’ của ngươi; hành vi lương thiện này đã cảm động đến Trời, nên năm nay có thể thi đậu được. Ngươi nên làm thêm nhiều chuyện nhân đức thiện lành, không được lười biếng, thì ngươi sẽ có tương lai rất sáng sủa tốt đẹp”. Vương khấu đầu xin tạ ơn.

Thành tâm sám hối, giúp đỡ người nhận được báo đáp

 Nếu ai đó đang cảm thấy “Làm người tốt thật khó”, thì phải chăng “người tốt” này đang truy cầu nhận lại một điều gì…?
Thành tâm giúp người, được người báo đáp (ảnh kknews).

Vị Đế quân ra lệnh cho quan lại sử dắt ông ta trở ra. Ở ngoài cửa lớn, Vương Trung Thừa gặp hai người một già và một trẻ ở bên cạnh đường hướng đến ông quỳ lạy. Vương không biết họ là ai, thấy họ quỳ lạy mình, ông cũng quỳ lạy trở lại. Họ quỳ lạy trên đất, khấu đầu nói rằng: “Đội ơn ân nhân đã khiến cho con cháu của tôi được bảo toàn, được kế thừa hương hỏa, lại giữ gìn được điền sản của chúng tôi. Chúng tôi, cha con và cháu lấy làm hổ thẹn không có gì để báo đáp. Vừa rồi nghe được Đế quân triệu Vương quân đến, nên chúng tôi ở đây chờ đợi!”

Lúc này Vương mới hiểu rõ, bọn họ là ông, cha, và chồng của người quả phụ, ông đến đỡ họ đứng dậy. Ông cụ già chỉ tay vào người trẻ tuổi nói rằng: “Đứa con này của tôi nhận đại ân của ông. Tôi biết ông chưa có con, tôi xin thỉnh cầu vị quan âm ti để cho nó được đầu thai làm con của ông, hầu sau này báo đáp công ơn của ông”. Vương khiêm nhường, nói vài lời cảm ơn rồi từ biệt họ.

Thành tâm sám hối có thể tiêu trừ tội nghiệp

Khi Vương tỉnh dậy rồi, liền đem sự việc đã trải qua nói cho vợ và mẫu thân biết. Từ đó ông lại cố gắng đem toàn lực ra làm việc thiện. Năm thứ nhì đã thi đỗ Giải Nguyên, tiếp theo lại được vào Hàn Lâm viện; làm quan đến chức Đại Trung Thừa (Tuần Phủ). Kỳ thi Giải Nguyên đó, vợ ông sinh được một  đứa con. Trong lúc mơ màng, Vương nhìn thấy hình như là người thiếu niên trong giấc mơ khi xưa đang bước vào cửa nhà. Người con sau này cũng thi đỗ hạng nhất mà làm đến đại quan.

Đao bút có thể cứu người, chỉ là có một số người không biết cách. Kỳ thực, không chỉ có nghề viết lách thôi; mà các nghề khác cũng có thể được dùng để cứu giúp người. Thật ra, dù bản thân mình ở bất cứ giai tầng nào, nghề nghiệp nào, hoàn cảnh nào cũng đều có thể làm một người tốt, sử dụng tài vật một cách lương thiện, nêu cao chính nghĩa. Vương vì hành thiện cứu người mà đắc được phúc báo, cũng là cái lý đương nhiên!

Thần Phật từ bi đã ban cho những người biết thành tâm sám hối một cơ hội sửa sai. Dù đã phạm tội nghiệp sâu nặng nhưng chân thành sám hối có thể được Thần Phật khoan thứ.

Theo Minghui.org

x