Văn hóa truyền thống

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

08/05/21, 18:27
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình (ảnh Adobe Stock)

Người xưa có câu “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, đôi khi trong cuộc sống chúng ta hay thấy xảy ra tình huống như vậy; kẻ ngốc thực sự, không có tài năng gì đặc biệt nhưng lại giàu sang phú quý; còn kẻ khôn lanh hơn người nhưng cuộc sống cứ mãi long đong lận đận…

Phú ông ngốc nghếch nhiều lần chuyển nguy thành an

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” có chép lại một câu chuyện như sau: Tại một làng quê nọ ở Hồ Mục Đình có một phú ông; cuộc sống rất an nhàn thoải mái ung dung tự tại; thường đóng cửa không kết giao với người khác; mọi người cũng hiếm khi nhìn thấy ông. Cũng có thể vì vậy mà nhiều người không thích ông.

Tuy ông không giỏi về kinh doanh buôn bán, nhưng của cải lúc nào cũng dư thừa. Ông lại giỏi về các thuật dưỡng sinh trị bệnh và hiếm khi bị ốm. Cho dù có gặp phải tai họa gì thì đều có thể chuyển dữ sang lành.

Bỗng vào ngày kia, một a hoàn trong nhà ông treo cổ tự tử. Quan huyện quản lý trong làng vui mừng; nghĩ rằng rốt cuộc hiểm hoạ đã đến nhà ông; liền bẩm báo sự việc này lên quan lớn cấp trên. Quan lớn cấp trên nghe tin cũng vui mừng và lập tức tới hiện trường để điều tra vụ án.

Nhưng khi khám nghiệm tử thi thì tay chân của a hoàn bỗng nhiên động đậy. Mọi người còn đang chưa hết ngạc nhiên thì a hoàn làm thế vươn vai; một lát sau trở mình và có thể tự ngồi dậy hoàn toàn tỉnh táo.

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, cũng là có nguyên nhân

thánh nhân đãi kẻ khù khờ; ngu si hưởng thái bình; chịu thiệt là phúc
Phú ông nhiều lần chuyển nguy thành an (ảnh SOH)

Quan phủ định ép cung a hoàn, tự thêu dệt tội danh để tìm cách vu tội cho phú ông. Ông liền hỏi a hoàn có phải vì gian dâm nên bị ép treo cổ tự vẫn. Nhưng a hoàn dập đầu xuống đất và trả lời ngược lại: 

“Bẩm quan lớn, thê thiếp của ông chủ nhà con đều đẹp như hoa như ngọc; như tiên nữ trên trời; sao ông chủ có thể có tình ý gì với con được chứ? Mà cho dù ông chủ có tình ý với con, con hẳn sẽ vui mừng; con mong còn không được sao phải đi tự tử ạ? – Thực tế sự việc là vì con nghe nói cha mình bị quan phủ đánh chết không rõ lý do; lòng đau thương phẫn uất không chịu được; trong lúc căm giận quá mà tìm tới cái chết chứ chẳng có nguyên nhân gì khác cả!”. Quan phủ nghe xong liền chán nản bỏ về.

Những sự việc chuyển biến từ nguy thành an; gặp nạn hoá cát tường như thế này của phú ông có rất nhiều. Người dân trong thôn đều thắc mắc, phú ông này ngu ngốc như vậy mà sao hay gặp may thế; thật không biết lý do tại sao.

Trong thôn có một vị cao nhân am tường mọi chuyện, thấu hiểu quy luật âm dương. Mọi người mang câu chuyện của phú ông đi hỏi vị cao nhân này, vị cao nhân liền đáp: “Mọi người nhầm rồi, vận may của ông đến từ chính sự ngu ngốc của ông!

Ngốc lại là phúc chứ không phải họa

giúp người là đức; thiệt thòi là phúc; vì sao nói ngốc nghếch lại là đại phúc; đôi khi cũng nên khờ khạo một chút
Chịu thiệt là phúc (ảnh Adobe Stock)

Vị cao nhân nói tiếp: “Kiếp trước ông là một người đốn củi ở chân núi. Ông chất phác giản dị trong đối nhân xử thế, lại rất kiệm lời; không so đo tính toán thiệt hơn. Bất cứ việc gì cũng coi là bình thường; không có tâm tranh đấu được hay mất; bình thản với mọi việc. Không có tâm oán hận hay thù ghét ai; thuận theo tự nhiên với mọi việc; không có thiên lệch hay tư tâm.

Người khác có ức hiếp lừa gạt ông, ông cũng không tính toán thiệt hơn hay tranh đấu với người khác; người khác có phỉ báng nhục mạ ông, ông cũng không tức giận hay phẫn nộ; người khác có lập mưu hãm hại ông, ông cũng không có tâm thù hận mà đi báo thù.

Do vậy một đời ông dù rất bình thường, không làm việc gì to tát; tuy nhiên chính tâm tính tốt đẹp và thiện niệm của ông đã được thần linh khen ngợi và chúc phúc; vậy nên kiếp này ông mới đắc được phúc báo và may mắn như thế.

Dáng vẻ hơi ngu ngốc không mưu mô gì của ông ở kiếp này chính là bản tính vốn có của ông từ kiếp trước. Kiếp này ông vẫn không thay đổi cái gốc thiện lương vốn có của mình. Mọi người cứ luôn nghi ngờ ông ấy như thế mà lại có thể may mắn; chính là vì chưa hiểu quy luật của Trời đất!”.

‘Khôn mà hiểm độc là khôn dại’

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại; Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn”. Con người ngày nay quá đề cao sự khôn ngoan mà bất chấp đạo lý; mong muốn giành được cái trước mắt rồi bị tổn đức cũng không hay. Nhiều người ‘ngốc’ không phải là ngốc thực sự, chẳng qua là họ coi nhẹ tiền tài vật chất mà thôi. Nhưng ‘trên đầu ba thước có Thần linh’, sẽ không bao giờ để cho ai chịu thiệt; người ta nói chịu thiệt là phúc cũng vì vậy.

ngố là gì; khôn lỏi là gì; khôn ngoan là gì
Khôn mà hiểm độc là khôn dại (ảnh Zhihu)

Vào thời nhà Tống, Lý Sỹ Hành trong một lần phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm phụ tá. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Triều Tiên có biếu rất nhiều tặng phẩm nhưng Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm ấy. Ông giao hết cho Dư Anh xử lý, chẳng bận tâm tặng phẩm của mình nhiều ít ra sao.

Trên đường trở về, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Thế là ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền; sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm ướt.

Người tính không bằng trời tính

Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên; như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy con thuyền lại quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.

Không còn cách nào khác, thuyền trưởng vội vàng yêu cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt; nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết. Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn; liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển.

Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại; thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn. 

khôn nhà dại chợ; người khôn lanh là gì; cách sống khôn lanh
Dại mà hiền lành, ấy dại khôn (ảnh NTDVN)

Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào; chỉ bị ướt một chút mà thôi.

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, ‘Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn’

Lý Sỹ Hành bởi “không quan tâm chú ý”, kết quả hoàn toàn chẳng bị mất mát gì. Còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và còn cố ý bảo quản không muốn tặng phẩm của mình bị tổn hại; nhưng cuối cùng lại mất hết.

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, kẻ khôn ngoan quá rồi lại tự làm hại chính mình. Ở đời cứ ngốc một chút, thản đãng mà một chút mà lại an nhiên. Nhiều người thông minh suốt ngày tính toán mệt mỏi chắc cũng có đôi lần mong được ‘khù khờ’ một chút, nhưng đâu phải là dễ. Dù là thông minh hay ngốc nghếch thì cũng là thiên phú, nhưng lương thiện lại là một sự lựa chọn; chỉ cần sống lương thiện thì nhất định sẽ được phúc báo.

x