Nhiều người cầu Thần giúp đỡ mà thấy không linh nghiệm, chủ yếu là do tâm không thành kính hoặc chỉ mong tư lợi cho cá nhân.
- Thần Phật bảo hộ người tốt như thế nào? Khác biệt ở chỗ có đức tin
- Kính ngưỡng Thần Phật, cái gốc để thoát khỏi dịch bệnh
Nội dung chính
Gặp gỡ vị đạo sĩ kỳ lạ
Trong “Di Kiên Chí” của Hồng Mại vào thời nhà Tống có chép lại một câu chuyện như sau:
Trần Sinh là người ở Ngọc Sơn, Tín Châu, Giang Tây. Lúc ấy Trần Sinh mới khoảng 13 tuổi, đi vào trong huyện mua đồ và đang trở về. Cậu đi qua giữa một cây cầu nhỏ thì dừng lại nghỉ ngơi một lát. Lúc này cậu nhìn thấy phía trước có một đạo nhân, đã ngồi ở trên cầu từ trước. Đạo nhân tuy khí khái bất phàm, nhưng trên người lại đầy các vết lở loét dơ bẩn. Trần Sinh tuy chỉ là một đứa bé, nhưng vừa thấy đạo nhân thì đã cho rằng ông không phải là người tầm thường, nên đối với ông vô cùng lễ phép.
Đạo nhân dường như đã biết cậu bé từ trước, liền cười và nói rằng: “Con đã đi được bao xa rồi?” Trần Sinh nói: “Khoảng 40 dặm (20km) rồi“. Đạo sĩ nói: “Như vậy chắc bụng đã đói lắm. Ta đã chuẩn bị xong một vài món để chiêu đãi con”. Nói xong liền lấy ở trong áo ra 2 cái bánh và đưa cho cậu bé. Trần Sinh nhận lấy và ăn một cái, cảm thấy rất ngon. Đến lúc ăn cái thứ hai thì cảm thấy dính dính tanh mùi thịt sống, có mùi khói. Trần Sinh cũng không bỏ cái bánh đó, cậu dùng nước sông rửa qua một chút, sau đó lại ăn cho hết.
Có công năng nhìn thấy tương lai
Lúc sau, Trần Sinh đi đến chỗ vị đạo sĩ để cáo biệt rời đi, thì cảm thấy bước chân vô cùng nhẹ nhàng; tâm tình khoan khoái lạ thường. Từ đó về sau Trần Sinh có thể biết trước được các việc xảy ra trong tương lai.
Mọi người xa gần biết tiếng liền đến nhờ Trần Sinh xem giúp, anh đều rất cung kính tiếp đãi, và nói ra đều rất đúng. Mọi người giúp anh mua điệp (văn thư), để cho anh xuống tóc làm tăng, gọi là ‘Sư Trần”. Phàm là hạn hán lũ lụt trong vùng, hay bệnh tật ôn dịch, chỉ cần mời anh cầu nguyện thì đều sẽ linh nghiệm.
Có lần trời nắng nóng hơn 1 tháng mà không có mưa. Mọi người mới hỏi anh bao giờ mới có mưa, anh nói: “Vào ngày đó lúc đó”, đảm bảo không sai một chút nào.
Tháng 7 năm Càn Đạo thứ 9 thời Tống Hiếu Tông, toàn huyện gặp phải đại hạn. Những người có học liền cùng nhau dâng thư lên vị ấp tể (quan lớn ở địa phương) họ Đinh, cầu xin ông ấy mời Sư Trần đến cầu mưa. Sư Trần vì tình cảm của người dân, cũng miễn cưỡng đồng ý, nhưng lại không mấy tin vào Đinh ấp tể.
Vì sao cầu Thần không linh?
Đạo tràng cầu mưa đã chuẩn bị xong. Đinh ấp tể phái người đi hỏi Sư Trần, nói rằng: “Ngài có thể biết ngày nào có mưa không?” Sư Trần nói: “Chiều mai từ 3h đến 5h. Nhưng mọi người phải thật thành kính. Hơn nữa trai giới thanh khiết, như vậy thì mới cảm ứng”.
Đến xế chiều ngày hôm sau mà trời vẫn không có mưa. Đinh ấp tể quở trách Sư Trần là làm mê hoặc bách tính; chuẩn bị mang anh giao cho bộ tư pháp. Sư Trần cười nói: “Người dân toàn huyện đều thực hiện trai giới, thành kính cầu Thiên Thần ban mưa; trông mong trời mưa đúng lúc, giúp cho cây mạ sống lại. Vậy mà chỉ có vị quan lớn nhà ông là vẫn ăn mặn như cũ. Quan phụ mẫu là phải chăm lo cho nhân dân, quan tâm đến nỗi khổ đau của trăm họ; [ông làm như thế] mà còn muốn quy tội cho tôi sao?”
Đinh ấp tể nói: “Anh làm sao biết được ta có ăn mặn hay không?” Sư Trần nói: “Hôm nay ông đã ăn một con vịt, còn dư lại một nửa. Ngay cả đầu bếp nhà ông cũng không dám ăn. Bây giờ con vịt thừa vẫn còn đậy ở trong cái lồng ở bếp. Tôi không có nói liều đâu!”
Tâm thành kính thì mới cảm ứng
Đinh ấp tể kinh ngạc và cũng hối hận: “Hy vọng cho tôi sám hối tạ tội, làm lại 3 ngày đạo tràng, như vậy không biết có thể cầu mưa được không?” Sư Trần nói: “Nếu ông thành tâm thì cứ thử lại xem 3 ngày sau sẽ như thế nào”.
Vì vậy Đinh ấp tể lại bắt đầu lại, làm tiếp 3 ngày đạo tràng. Đến khi đạo tràng kết thúc, lúc Sư Trần lui ra thì khí trời bốc lên. Bỗng nhiên thấy một dải mây từ phía Tây Bắc bay lên, một tiếng sấm lớn nổ vang. Sau đó lập tức mưa như trút nước, mưa suốt một ngày rồi mới tạnh.
Đinh ấp tể cảm thán: “Không thể trách cầu Thần không linh, chỉ trách tự mình tâm không thành kính”.
Theo Chánh Kiến