Tìm hiểu Pháp Luân Công

Câu chuyện về Sư phụ Lý Hồng Chí (phần 2): Hồi ức về khoảng thời gian trân quý khi Sư phụ giảng Pháp tại Hồng Kông

15/12/21, 12:12
Câu chuyện về Sư phụ Lý Hồng Chí (phần 2): Hồi ức về khoảng thời gian trân quý khi Sư phụ giảng Pháp tại Hồng Kông
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể tại Đại Dữ Sơn, Hồng Kông (ảnh Flickr)

Nhiều học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã may mắn được nghe Sư Phụ Lý Hồng Chí trực tiếp giảng Pháp, đó là khoảng thời gian thật trân quý!

Hồng Kông là nước nằm kế bên Trung Quốc Đại Lục, ngày trước Sư phụ đã từng vài lần đến nơi đây truyền Pháp. Lần đầu tiên Sư phụ giảng Pháp tại Hồng Kông đã được ghi lại trong cuốn “Giảng Pháp tại Đại Dữ Sơn” (Chuyển Pháp Luân quyển II). Các học viên trực tiếp đến nghe Sư phụ giảng Pháp đều rất cảm động và vô cùng nhớ Sư phụ.

Ngày 13 tháng 5 năm 1995, Sư phụ giảng Pháp trên đảo Đại Dữ Sơn và có khoảng 20 học viên tới tham dự. Một trong số những người may mắn được trực tiếp nghe Sư phụ giảng Pháp ngày hôm đó là bà Cốc, hiện bà đã 84 tuổi. Bà kể lại rằng vào buổi trưa, sau khi bà cùng Sư phụ dùng xong bữa cơm chay, Ngài đã dẫn họ tới phía sau núi, đến một bãi đất có ngôi mộ cổ của một lão hòa thượng. Lúc ấy mọi người đều thấy rất kỳ lạ vì đây là lần đầu tiên Sư phụ tới nơi này, làm sao Sư phụ lại biết rõ nơi này đến như vậy, vì đến được ngôi mộ phải xuyên rừng rậm, men theo một con đường mòn quanh co trên núi.

Bà nhớ rõ lúc giảng Pháp Sư phụ nói (đại ý): Rất nhiều sinh mệnh đang nghe Pháp, kể cả những lão hòa thượng đã viên tịch kia. Ngài nói các học viên nhìn không thấy, nhưng có thể cảm nhận được xung quanh có rất nhiều sinh mệnh đến nghe Pháp. Trong các bức ảnh học viên chụp lại có thể nhìn thấy vô cùng rõ ràng có rất nhiều tiểu Phật ở trên các cành cây gần đó, họ cũng đang ngồi lắng nghe Sư phụ giảng Pháp.

1. Lần đầu tiên Sư phụ đến Đại Dữ Sơn, các học viên đã chứng kiến nhiều điều thần kỳ

Sư Phụ Lý Hồng Chí; Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp; Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp Luân Công
Sư Phụ Lý Hồng Chí cùng các học viên trong chuyến thăm Đại Dữ Sơn tại Hồng Kông vào ngày 13 tháng 5 năm 1995 (ảnh Minh Huệ)

Bà Cốc nhớ lại: “Sư phụ không phải là người phàm, Ngài là một người siêu thường”. Khi Sư phụ dẫn họ ra phía sau núi, lúc đi ngang qua một hồ sen nhỏ, Sư phụ nói rằng có nhiều tiểu anh hài đang vui sướng nhảy nhót trong hồ sen.

Bà nói: “Tôi thấy thật thần kỳ, sau đó Sư phụ đưa chúng tôi tới một chỗ cao trên núi nhìn thẳng ra biển, Ngài nói rằng rất nhiều rất nhiều Hải Thần đang phất cờ hoan nghênh Sư phụ”. Tiếc là bà không nhìn thấy nhưng bà cũng không dám hỏi gì thêm.

Sau đó mọi người trở lại cổng phía trước lối vào đền, lúc đó trời nhiều mây với nhiều tầng mây dày lơ lửng trên bầu trời. Bà có thể nhìn thấy thấp thoáng hình ảnh rồng bay trong các làn mây, có chút mơ hồ không rõ ràng. Sư phụ nói rằng đúng là như vậy, khi ở trên thuyền quay trở về đất liền, Sư phụ đã bảo rằng có rồng ở hai bên thuyền đi theo hộ tống chúng tôi.

Bà Cốc xuất thân trong một gia đình giàu có và là một phần tử trí thức cấp cao. Năm 1994, sau khi tham dự khóa giảng Pháp của Sư phụ tại Quảng Châu, Trung Quốc, bà đã bắt đầu tu luyện. Bà cảm thấy Sư phụ luôn ở bên cạnh chăm sóc bà suốt hơn 20 năm qua. Mấy tháng trước, một hôm khi đang ở trong bếp, bà đột nhiên cảm thấy váng đầu hoa mắt, ngực khó chịu, đứng không vững. Lúc đó chỉ có mình bà ở nhà, bà liền hô lớn: “Sư phụ, xin hãy cứu con!” và các triệu chứng đó liền biến mất ngay tức thì.

Tình huống này rất nguy hiểm, bà tin rằng nó là đến để lấy đi sinh mạng của bà. Bà biết rằng Sư phụ đã cứu bà. Bà rưng rưng nước mắt và nói: “Lúc ấy, tôi không nghĩ nó là bệnh, chỉ biết rằng người già gặp phải tình huống đó thì rất nguy hiểm, Sư phụ đã cứu tôi, cho tôi thêm một mạng sống”.

2. Sư phụ đã vài lần tới Hồng Kông giảng Pháp

Ngoài giảng Pháp tại Đại Dữ Sơn, Sư phụ còn đến Hồng Kông giảng Pháp vào năm 1996 và 1997. Mỗi lần Sư phụ đến Hồng Kông thì địa điểm giảng Pháp đều do học viên Nhâm phụ trách.

Ông Nhâm, hiện đã ngoài 70 tuổi, kể lại rằng vào khoảng giữa tháng 7 năm 1996, Sư phụ đã tới Hồng Kông. Khoảng 7 giờ tối, Ngài tới hội trường của một trường trung học. Ông nói: “Vừa thấy Sư phụ, tôi liền đi tới và quỳ xuống bắt tay Ngài, Sư phụ bảo tôi không nên [quỳ gối] như vậy”.

Đây là lần đầu tiên Sư phụ giảng Pháp cho các học viên ở Hồng Kông, ước chừng có hơn 70 học viên tham dự. Ngoài giảng Pháp, Sư phụ còn làm Đại thủ ấn cho các học viên xem. Ông nhớ rằng lúc đó Sư phụ nói đại ý là từ trên cao mà nhìn thì địa cầu trông giống như một quả cầu đen đúa đầy nghiệp lực, làn sóng nghiệp lực cuồn cuộn lăn qua lăn lại.

Ông Nhâm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ ngày 17 tháng 3 năm 1996. Ông cảm thấy thật may mắn khi bốn tháng sau khi tu luyện, ông đã được gặp Sư phụ. Ông nói lần đầu tiên gặp Sư phụ, đã có ấn tượng vô cùng sâu sắc: “Tôi nhìn thấy rất rõ, Sư phụ rất anh tuấn và có làn da trắng hồng”.

Chừng nửa tháng sau, Sư phụ gặp mặt các học viên lần nữa tại một phòng họp nhỏ của một trường học ở địa phương. Tham dự buổi gặp mặt có chưa đầy 20 học viên, ông Nhâm gặp Sư phụ lần ba vào giữa tháng tháng 7 năm 1997. Sư phụ giảng Pháp tại hội trường của trường học ấy với khoảng 200 học viên đến tham dự buổi giảng Pháp.

Câu chuyện về Sư phụ Lý Hồng Chí (phần 2): Hồi ức về khoảng thời gian trân quý khi Sư phụ giảng Pháp tại Hồng Kông
Hình ảnh kỷ niệm trong một lần Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp tại Hồng Kông (ảnh chụp màn hình video trên Minh Huệ)

3. Sư phụ giải đáp ba câu hỏi của tôi

Bà Hồ, 60 tuổi, sau khi được người nhà ở Đại Lục giới thiệu đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996. Tháng 7 năm 1997, bà lần đầu tiên được gặp Sư phụ khi Sư phụ đến Hồng Kông giảng Pháp. Bà được các học viên thông báo rằng buổi tối Sư phụ sẽ giảng Pháp tại trường học, nên sau khi đi làm về bà đã mua bánh mì và vội vã tới trường.

Bà kể lại: “Hồi ấy học viên không nhiều, tôi đợi ở hội trường, sau đó nghe tiếng vỗ tay, tôi đứng dậy và nhìn thấy Sư phụ đang đến. Sư phụ rất trẻ, làn da trong suốt, nhìn Sư phụ rất đẹp”. Khi Sư phụ đứng trên bục và bắt đầu giảng Pháp, bà đã nhìn thấy cảnh Sư phụ ngồi trên một hồ sen xanh to lớn với xung quanh là mây trắng, cảnh tượng vô cùng đẹp mắt.

“Do lúc đó ở Hồng Kông, học viên không nhiều nên sau khi giảng Pháp xong, Sư phụ nói ai có vấn đề gì thì cứ giơ tay hỏi”. Khi ấy bà Hồ tu luyện Pháp Luân Công chưa lâu và có nhiều Pháp lý còn chưa hiểu. Bà đã giơ tay ba lần và đều được Sư phụ giải đáp.

Bà hỏi: “Thưa Sư phụ, tại sao những sinh mệnh lấp lánh ánh vàng kim không ngừng phát xuất ra từ phía sau lưng Ngài?”, Sư phụ trả lời rằng họ chính là Ngài.

Bà giơ tay lần hai và hỏi: “Thưa Sư phụ, trong nhà con có [hai pho tượng] bằng sứ, một là đồng nam tử và một là Bồ Tát Quán Âm. Thưa Sư phụ, con thấy những kim cầu xuất ra từ đầu của đồng nam tử đó, còn khói bốc ra từ tượng Bồ Tát Quán Âm. Thưa Sư phụ, con không biết đó là chuyện gì ạ?”. Sư phụ nói Ngài sẽ giữ lại cái tốt và bỏ đi cái xấu.

Sau đó bà Hồ hỏi Sư phụ tại sao da Ngài lại trong suốt. Sư phụ nói rằng thứ bà đang nhìn thấy là ở không gian khác. Giảng Pháp xong, Sư phụ ân cần bắt tay từng học viên.

Hai mươi năm trôi qua, các học viên tham dự buổi giảng Pháp của Sư phụ ở Hồng Kông và những học viên đi cùng với Sư phụ đều vô cùng trân quý khoảng thời gian quý báu này. Họ cảm tạ Sư ân hạo đãng!

(Ghi chú: Bài chia sẻ viết nhân ngày kỷ niệm 18 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và 25 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ra công chúng – Ngày 13 tháng 5 năm 2017)

Theo Minh Huệ

x