Vẻ đẹp Chân Thiện Nhẫn, Nhân vật

Sống buông thả trôi theo dòng đời, tới bước đường cùng xuất tâm tu luyện

27/05/22, 08:03

Trượt dài theo những thói hư tật xấu ở đời, anh Ninh cứ sống buông thả như vậy cho đến bước đường cùng mới xuất tâm tu luyện Phật Pháp.

Đến thăm cơ sở kinh doanh của anh Phạm Văn Ninh, chủ trại bồ câu Pháp và cá cảnh Nhật Bản ở ở thôn Liễn Thượng, Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh, thấy anh luôn nở nụ cười, không khí gia đình hài hòa ấm áp, ít ai ngờ trước đây gia đình anh đã đứng trên bờ vực sụp đổ. Tất cả cũng là do thói ăn chơi phóng túng của anh. Để có được như ngày hôm nay cũng là nhờ anh tu luyện Phật Pháp và quyết tâm thay đổi bản thân mình.

Chứng kiến nhiều điều tiêu cực trong xã hội

Anh Ninh bồi hồi nhớ lại: 

“Hồi còn nhỏ, khoảng trước năm 7 tuổi, cảm giác mỗi sáng ngủ dậy là trong người tràn đầy hạnh phúc. Tôi cũng không biết dùng từ gì để tả hết cảm giác tuyệt vời đó. Nó còn hơn cả hạnh phúc, đầy sức sống, thích thú, thức dậy đã thấy vui rồi; có đồ chơi gì mới thì háo hức lấy nó ra đầu tiên. Khi đó tôi cũng hay nói chuyện và chia sẻ với mọi người. Cuộc sống lúc ấy thật đáng yêu và đáng quý biết bao.

Nhưng khi lớn hơn thì lại thấy cuộc sống này có nhiều điều đáng sợ, cảm thấy nhiều người lừa dối, sống không thật. Cuộc sống không giống như lúc nhỏ tôi vẫn nghĩ. Mọi cái trong tôi đảo lộn cả. Tôi bắt đầu hoài nghi, cảnh giác, trở nên ít nói và lặng lẽ quan sát.  

Lớn hơn chút nữa thì tôi biết yêu, biết đi làm quen với con gái của làng khác. Mỗi lần qua đó là y như rằng bị trai làng đó đánh, bị này bị kia… lúc đó thấy yêu cũng thật đáng sợ.

Học xong cấp 3 đi bộ đội cũng rất khổ, chịu huấn luyện vất vả, lao động nặng nhọc, lính cũ bắt nạt lính mới, sống không phù hợp với số đông cũng bị tách biệt… Phần nhiều mọi người hay trốn đi uống rượu, chơi này chơi kia, còn tôi và mấy đồng đội nữa thì không! Cả đơn vị chỉ có số ít ra quân là mang tiền về, còn lại đa số là không còn đồng nào; thậm chí người nhà còn phải  đem tiền đến trả nợ xong mới về được!”

Trượt dài theo thói đời

Sau đó anh tiếp tục học trung cấp và đại học ngoài Hà Nội, cả học và làm khoảng 5 năm ở Hà Nội.

Từ một cậu bé ngây thơ, sống yên bình nơi làng quê. Nhưng khi lớn lên, mãi chứng kiến những điều tiêu cực trong xã hội, anh Ninh đã dần dần thuận theo dòng chảy đó và càng ngày càng đánh mất chính mình.

Trước đây anh Ninh còn khuyên em trai, sau này lớn lên lựa chọn một người phù hợp để yêu rồi cưới. Nhưng sau khi tiếp thu thuyết tiến hóa của Darwin, nghĩ chết là hết, đằng nào cũng chỉ sống một đời, anh Ninh lại trở nên phóng túng bản thân, gặp ai là yêu người đó, thích ai là tán người đó, làm khổ không biết bao nhiêu người.    

Sống buông thả là gì; Sống buông thả; Lối sống buông thả; Lối sống buông thả là gì; Cuộc sống buông thả; Người sống buông thả; Cách sống buông thả; Giới trẻ sống buông thả
Anh Ninh cứ trượt dài theo dòng xoáy của xã hội (ảnh minh họa Facebook)

Không chỉ vậy, anh còn chơi game, hút thuốc lá, nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng, cứ như vậy hết năm này qua năm khác. Anh nói: “Cái này giống như một người đã tốt thì ngày càng phấn đấu để tốt hơn; còn đã xấu thì càng bỏ mặc bê tha bản thân. Học hành lúc đầu rất tốt, sau cũng bỏ bê dần. Sự nghiệp cũng buông lơi, chơi nhiều hơn làm, nên tất cả đều không đi đến đâu!”

Một thời gian sau anh về quê lấy vợ nhưng thói hư tật xấu vẫn không bỏ. Làm được bao nhiêu anh lại đầu tư hết vào game, bán xe để chơi. Và như một hậu quả tất yếu, vài năm sau thì bệnh tật ùn ùn kéo đến. 

Có duyên biết đến Phật Pháp

Anh kể:

“Năm đó tôi tưởng không qua khỏi, bệnh tật quá nhiều: gan, hen phế quản, mề đay, dị ứng nặng, dạ dày, đại tràng…. Người yếu ớt xanh xao. Đi viện ròng rã hơn năm trời, thuốc men uống mỗi ngày. Bệnh mề đay dị ứng tưởng đơn giản mà uống thuốc liền 5 năm tại bệnh viện Bạch Mai mà bệnh cứ nặng dần. Có lúc chịu đựng không uống thuốc rồi chuyển sang hen phế quản; chữa tiếp hen lại chuyển  sang gan; chữa gan lại chuyển sang dạ dày; dạ dày lại sang đại tràng. Bác sĩ bên Bạch Mai còn chẩn đoán tôi bị tự kỷ… Lúc này cuộc sống đã lâm vào cùng cực, không lối thoát!”.

Đến năm 2017, khi bệnh tật có phần đỡ hơn thì anh được một người bạn giới thiệu cho môn tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Nhưng phải đến năm 2020 anh mới chính thức bước vào tu luyện. Anh chia sẻ:

“Năm 2017, một bạn ở Từ Sơn giới thiệu với tôi môn tu luyện Pháp Luân Công. Tôi nghĩ ông này chắc bị điên hay sao mà lại tu luyện là thế nào, nghe như phim chưởng vậy. 5 năm tôi học và làm ngành công nghệ thông tin, tiếp xúc toàn những thứ hiện đại, công nghệ 4.0; vậy mà giờ lại giới thiệu tôi môn tu luyện, không thể tin nổi!” 

Nhiều thứ cản trở, chưa thể thực sự bước vào tu luyện

“Mặc dù vậy, nhưng do tôi nuôi chim bồ câu, lại thường xuất chim ra nhà bạn ấy mỗi tuần 1 đến 2 lần, nên cũng có nhiều dịp ngồi tiếp xúc nói chuyện. Thời gian lâu lại thấy mẹ bạn ấy và bạn ấy đều tu luyện Đại Pháp mà khỏe mạnh. Hoàn cảnh bạn ấy còn cơ cực hơn tôi vậy mà họ vẫn sống tốt; vợ chồng từng ly hôn nhờ Đại Pháp mà kết hôn trở lại. Tiếp xúc lâu dần nói chuyện tôi thấy cũng có lý. Tôi mượn cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) về đọc. Thời gian này tôi cũng đã đi tập gym được mấy tháng.     

Tu luyện Pháp Luân công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào
Có được sách Chuyển Pháp Luân nhưng anh Ninh cũng chưa thực sự bước vào tu luyện (ảnh nhân vật cung cấp)

Bạn ấy cũng khuyên nên đọc hết cuốn sách càng sớm càng tốt. Tôi thức đêm để đọc. Sau 2 đêm đọc được 1/3 sách thì tôi bỏ dở vì buồn ngủ không thể nào chịu được; có chiến đấu tư tưởng kiểu gì cũng không thắng được cơn buồn ngủ. Tôi bỏ dở và lại tập trung vào tập gym. Tập gym rất khỏe nhưng hàng ngày vẫn phải duy trì uống thuốc, tôi vẫn bị cúm khi chuyển mùa.”

Tập trung vào tập gym   

“Sau đó một thời gian thì bạn ấy có gọi hỏi thăm tôi đọc đến đâu thì tôi nói đọc một nửa rồi bỏ dở. Bạn ấy lại động viên tôi cố gắng đọc lại và đọc cho hết. Tôi tiếp tục đọc rồi vài ngày sau cũng đã đọc hết. Nhưng khi đọc đầu lại nghĩ đến việc khác nên không hiểu mấy. Tuy nhiên có bài giảng thứ 9 là tôi nhớ rất rõ.

Kết quả đọc xong trong 1 tháng tôi tăng liền 10kg. Vì lúc này tôi lý giải được tại sao tôi khổ? Tại sao trước kia tôi luôn ấm ức vì cuộc sống bất công? Tôi thấy bố mẹ đối xử tốt với em trai và bất công với tôi; rồi lòng thù hận với người khác của tôi cũng nhiều điều được giải khai! Đó là lý do giúp tư tưởng tôi thoải mái và tăng cân.

Tuy nhiên mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Tôi lại tập trung vào tập gym. Tôi đầu tư khoảng 40 triệu mua đủ đồ để tập, vì lúc đó ở tôi không có phòng gym. Tôi thấy càng ngày càng khỏe ra. Mỗi tháng tốn 5 – 7 triệu tiền sữa thể hình, đồ ăn bổ sung cho gym. 

Đến một hôm tôi bị chấn thương vai không tập được nữa và lại phải đi Bệnh Viện Thể Thao Hà Nội để khám. Bác sĩ kết luận bị giãn dây chằng vai, điều trị khoảng 1 năm mới hồi phục, phải ngưng tập gym.”

Chứng kiến kỳ tích vẫn chấp mê bất ngộ

“Tôi chia sẻ với người bạn đã giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi. Bạn ấy lại hướng dẫn tôi tập 5 bài Công Pháp. Kết quả làm tôi ngạc nhiên! Tôi tập trong vòng 1 tháng thì vai tôi khỏi hoàn toàn. Trong khi bác sĩ bệnh viện danh tiếng như vậy nói tôi cần chữa 1 năm. Đây là lần đầu tôi thấy điều kỳ diệu đến vậy. Tôi cũng khoe với bạn ấy như vậy, nhưng bạn ấy vẫn tỏ ra bình thường vì có lẽ bạn ấy đã chiêm nghiệm nhiều điều thực tế. 

Tu luyện Pháp Luân Công; Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; Cách tu luyện Pháp Luân Công
Anh Ninh đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Nhưng đúng là cõi mê! Tôi vẫn không ngộ và lại tập trung vào tập gym. Sách thì mỗi ngày dành ra 10 phút để đọc, chắc mỗi ngày 2-3 trang.

Tôi tập gym cơ thể ngày càng to khỏe nhưng chấn thương cũng ngày một nhiều. Hơn nữa, càng tập gym nhiều tính tôi càng nóng hơn; ăn uống khắt khe hơn; tính cách cũng khó chịu hơn; công việc cũng căng thẳng hơn; vợ chồng ngày càng bất hòa, cãi nhau triền miên.

Đến năm 2019, ban ngày tập gym, đêm mất ngủ không biết lý do tại sao. Kéo dài khoảng 6 tháng trời cứ tập là mất ngủ; nghỉ tập lại ngủ ngon. Sau đó tôi đi bộ nhanh cũng mất ngủ. Từ đây tôi tìm đủ biện pháp, đi khám, hỏi thầy dạy gym… tất cả đều vô dụng.”

Xuất tâm muốn tu luyện

“Tôi thấy thất vọng, ngỡ ngàng, vì thành quả tập gym bao lâu nay của tôi chả lẽ tan thành mây khói? Tôi vẫn cố gắng tìm cách, nghỉ ngơi lâu lâu rồi lại mon men tập dần, và cứ tập nhẹ thôi cũng mất ngủ. Tóc bắt đầu bạc trắng nửa đầu, tôi lo lắng thật sự! 

Lúc này, tính từ lúc biết đến Đại Pháp là năm 2017 cho đến năm 2020, tôi mới chỉ đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân được 3 lần. Ngày 23/2/2020 (âm lịch), khi đau khổ tột cùng, tôi quyết định xuất tâm tu luyện và bỏ gym hoàn toàn.

Mỗi ngày tôi đọc sách 30 phút, tập công đủ 5 bài. Bài số 5 (ngồi thiền) tới hôm nay tôi mới chính thức rèn ngồi song bàn. Tôi nhớ như in cảm giác bẻ tưởng như gãy chân để ngồi. Lúc đầu chỉ được 1 phút, rồi 30 phút. Có lúc tôi ngồi mà bờ môi trắng nhợt, cơ thể gần như mất ý thức nhưng tôi vẫn quyết tâm. Phải đến tháng thứ 6 hay 8 gì đó tôi mới ngồi song bàn được 60 phút.   

Sống buông thả trôi theo dòng đời, tới bước đường cùng xuất tâm tu luyện
Đọc sách nhiều giúp anh càng có thêm quyết tâm tu luyện (ảnh nhân vật cung cấp)

Khi này cơ thể tôi thay đổi rõ nét, khỏe mạnh, thanh thoát, đầu óc trở nên sáng suốt hơn. Lúc này ranh giới thiện ác đã phân định rõ, không còn lưỡng lự trước cám dỗ. Đây là điều tuyệt vời mà trước nay tôi muốn nhưng không làm được.”

Hoàn cảnh gia đình thay đổi

“Nhưng quả thực mọi chuyện chưa dừng lại ở đây. Khi xuất tâm tu luyện tới tháng thứ 8 thì tâm sắc dục của tôi bắt đầu nổi lên. Có lúc tôi không vượt qua được, hối hận khôn nguôi. Nhưng sau đó lại tiếp tục bị trượt chân trong sắc dục. Mãi đến gần đây tôi mới thực sự chấm dứt được việc này. Lúc này tôi mới ngấm lời giảng của Sư Phụ đại ý rằng: Vấp ngã để ngộ đạo.

Trước đó gia đình tôi bất ổn từ bố mẹ đến vợ con. Tôi với bố thường xuyên xảy ra cãi vã. Tôi lấy vợ rồi mà bao nhiêu thói xấu thời thanh niên vẫn không bỏ, vợ chồng tôi đã viết đơn ly hôn 5 lần… Nhưng nhờ Đại Pháp mà đến giờ mọi thứ đã được an bài tuyệt vời. Sức khỏe tôi tốt lên, mọi bệnh tật biến mất, gia đình hạnh phúc sum vầy và không bao giờ còn nhắc đến hai chữ ly hôn nữa. Vợ tôi thấy tôi thay đổi như thế thì cũng bước vào đọc sách Chuyển Pháp Luân và tập 5 bài công Pháp cùng tôi.”

Đại Pháp cải biến nhân tâm

“Trước đây tôi có trang trại nuôi chim bồ câu. Nuôi trong vòng 1 năm có thể xuất. Trừ chi phí rồi cũng lãi 400 đến 500 triệu đồng mỗi năm. Nhưng nuôi chim rất bẩn, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Và đặc biệt là khi tu luyện rồi tôi thấy làm như vậy với bồ câu là quá ác! Nhìn những con chim bồ câu ngây thơ, hiền lành, đáng yêu thế kia mà bị người ta đem giết thịt. Tôi không nỡ và chuyển sang nghề kinh doanh cá cảnh. 

Lúc đầu tôi chỉ nuôi cá như một thú vui để giúp mình tĩnh tâm; vì cứ nhìn cá cảnh thì bao nhiêu bực bội trong tôi đều tan biến và tôi lại có được trạng thái an hòa. Đến năm 2020 tôi nuôi cá cảnh để kinh doanh.

Tôi thấy nghề bán cá cảnh cũng có nhiều người không chân thật, nhưng nghĩ mình là đệ tử Đại Pháp phải lấy chữ tín làm đầu, quyết không để đồng tiền làm lóa mắt; phải dùng Chân – Thiện – Nhẫn để hành xử”.   

Sống buông thả trôi theo dòng đời, tới bước đường cùng xuất tâm tu luyện
Đại Pháp đã thay đổi hoàn cảnh gia đình anh Ninh (ảnh nhân vật cung cấp)

Nhờ Đại Pháp, anh Ninh đã bỏ được thói trăng hoa và lối sống buông thả, quyết tâm tu luyện trở thành một người tốt hơn. Anh mong muốn được chia sẻ về Pháp Luân Công với tất cả những ai hữu duyên, bạn đọc có thể liên hệ với anh qua số điện thoại 0982 338 789. Hoặc bạn có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.    

Xem thêm video:

x