Văn hóa truyền thống

Bức hại Phật Pháp, vua Tống Huy Tông phải nhận kết cục bi thảm

27/01/21, 11:25
Bức hại Phật Pháp
Bức hại Phật Pháp sẽ phải chịu quả báo rất bi thảm (ảnh NTDVN)

Trong lịch sử đã từng xảy thảm họa “Tam Vũ nhất Tông” (ý chỉ Thái Vũ Đế, Châu Vũ Đế, Đường Vũ Tông và Châu Thế Tông) bức hại Phật Pháp, kết cục của 4 người này cũng vô cùng bi thảm. Tuy nhiên, trong lịch sử không chỉ có 4 người cầm quyền trên hành ác đối với Phật Pháp, còn có một vị vua chấp mê bất ngộ, để lại bài học cảnh tỉnh cho thế nhân.

Vị vua khinh nhờn Phật Pháp

Tống Huy Tông (1082 – 1135) tên thật là Triệu Cát, tại vị 26 năm (1100 – 1126), là vị vua thứ 8 của triều đại Bắc Tống; cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho sự diệt vong của triều đại Bắc Tống. Trong truyện “Thủy Hử” cũng nhiều lần nhắc đến Tống Huy Tông – một người không quan tâm đến việc triều chính mà tâm tư chỉ đặt ở văn nghệ và hưởng lạc. Trong lịch sử, ông cũng là một người có tiếng tăm về mặt hội họa và thư pháp; nhưng ông không biết kính sợ và khinh miệt Thần Phật.

Tống Huy Tông tôn sùng Đạo giáo, cũng cho tu sửa một số Đạo quán. Thời kỳ đầu, ông thực hành chính sách xem thường Phật giáo; cho rằng Phật giáo không hợp với nhân tình; ban hành lệnh xếp các Đạo sĩ ở vị trí cao hơn các tăng nhân. 

Năm Tuyên Hòa thứ nhất (năm 1119), ông ban hành lệnh “Cải cách Phật giáo”, lấy danh nghĩa cải cách để bức hại Phật giáo: Cưỡng ép Phật giáo phải nhập vào Đạo gia. Bắt các chùa phải đổi thành Đạo quán. Tất cả hòa thượng, ni cô đều phải đổi tên thành đạo đức sĩ; phải tu tập thông qua kinh điển của Đạo giáo; không được cạo đầu và cũng phải hủy bỏ các giới luật.

Vua Tống Huy Tông tôn sùng Đạo giáo và tìm mọi cách để bức hại Phật Pháp
Vua Tống Huy Tông tôn sùng Đạo giáo và tìm mọi cách để bức hại Phật Pháp (ảnh minh họa DKN)

Tìm mọi cách bức hại Phật Pháp

Người tu luyện đều biết rằng: Tu luyện phải chú ý đến tính chuyên nhất. Phật giáo và Đạo giáo là hai pháp môn khác nhau; không thể tu hỗn tạp được. Bức bách, dụ hoặc người tu luyện Phật giáo học tập kinh điển Đạo giáo, trên thực tế là muốn hủy diệt những người tu hành Phật giáo.

Những người chân tu Phật giáo đương nhiên là không đồng ý. Một nhóm các tăng nhân đã đề xuất tranh luận về tính đúng sai của “Lệnh cải cách Phật giáo”; kết quả là bảy vị tăng nhân đứng đầu ở các chùa Minh Giác, chùa Hoa Nghiêm đã bị đánh chết bằng gậy, bị chôn sống. Đại sư Bảo Giác dâng thư cho Hoàng Đế xin ngừng cải cách Phật giáo thì lập tức bị đày đi Đạo Châu (nay là huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam).

Vậy vua Tống Huy Tông đã bị báo ứng như thế nào? Sử sách thường thấy nói đến “Nạn Tĩnh Khang”. Vào năm Tĩnh Khang thứ nhất (năm 1126), quân Kim công phá Biện Kinh. Kim Đế bắt Tống Huy Tông và con trai Khâm Tông phế truất thành thứ dân; Tống Huy Tông và hơn 10.000 người trong hoàng thất bị đày ra cực Bắc, giam giữ trong thành Ngũ Quốc (nay là huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang); Hoàng cung của Tống Huy Tông cũng bị phá hủy.

Đến cuối đời vẫn còn chấp mê bất ngộ

Vua Tống Huy Tông vì bức hại Phật Pháp mà phải chịu quả báo thảm khốc
Vua Tống Huy Tông vì bức hại Phật Pháp mà phải chịu quả báo thảm khốc (ảnh Wikipedia)

Tống Huy Tông trong thời gian bị người Kim giam cầm, liên tục bị tra tấn về tinh thần. Ông đã sáng tác ra rất nhiều bài thơ với niềm hối hận, ai oán, thê lương. Ông đã đẩy trách nhiệm cho người khác, nói là do các đại thần tắc trách. Ông không nhận ra được rằng, kết cục mà hôm nay ông phải hứng chịu chính là vì ông đã khinh nhờn Thần Phật, bức hại Phật giáo, làm điều xằng bậy…

Có một lần, cha con Tống Huy Tông gặp được một ông lão đi từ Biện Kinh đến, nhớ lại chuyện xưa, ba người ôm đầu khóc thảm thiết và bị thống lĩnh thành Ngũ Quốc nhìn thấy; mới ra lệnh cho binh sĩ quất cho hai người 50 roi. Đêm hôm đó,Tống Huy Tông cắt quần áo thành sợi, tết lại thành dây thừng và treo cổ tự tử. Vừa lúc đó thì Tống Khâm Tông nhìn thấy, vội ôm cha mình hạ xuống; hai cha con lại ôm nhau khóc rống lên.

Kết cục bi thảm cho người bức hại Phật Pháp

Mùa Đông ở cực Bắc lạnh giá, nhóm người Tống Huy Tông cũng giống như người dân địa phương phải sống dưới tầng hầm cách mặt đất vài thước. Cuối cùng tóc Tống Huy Tông cũng rụng hết, tai điếc mắt lòa, khóc cũng không ra nước mắt nữa.

9 năm sau, Tống Huy Tông chết tại thành Ngũ Quốc xa xôi.

Khi Tống Khâm Tông phát hiện ra thì thi thể của cha ông đã đông cứng lại. Quân Kim mang thi thể của Tống Huy Tông đến một cái hố đá rồi đốt. Thiêu được một nửa thì dùng nước dập tắt rồi mang phần thi thể còn lại ném vào một vũng nước. 

Lịch sử đã cho thấy, những người hủy diệt Phật Pháp đều phải chịu báo ứng rất bi thảm; ‘thiện ác báo ứng’ đã là quy luật của vũ trụ; ai hành ác thì rồi nhất định cũng phải chịu quả báo.

Theo Secret China

x