Nhân sinh cảm ngộ

Oán hận của con người đáng sợ như thế nào?

27/08/21, 11:25
Oán hận không mang lại điều gì tốt đẹp
Oán hận không mang lại điều gì tốt đẹp (Ảnh: unsplash)

Oán hận nên giải, không nên kết. Nếu trong tâm mãi ôm giữ mối hận, bạn chẳng thể nào mong cầu một phút bình an, hạnh phúc.

Tròng dòng chảy thời gian và cuộc sống nhiều khi ta sẽ gặp phải những chuyện không vừa ý. Cổ nhân giảng “Đời người 8, 9 phần là không như ý”. Lúc đó, mỗi người sẽ có chọn lựa khác nhau. Có người trốn tránh và ôm tâm oán hận. Có người lại lựa chọn đối đầu tiến về phía trước. Khi ôm giữ tâm oán hận con người sẽ đáng sợ như thế nào?

Oán hận là gì?

Oán hận là từ hán việt, chỉ trạng thái cảm xúc căm thù và tức giận. Theo tiếng Trung 恨 (hận) gồm bộ tâm (⺖) và bộ cấn (艮). Bộ cấn có nghĩa là ngang ngạnh, cũng có nghĩa là kiên cố. Có thể hiểu, oán hận là cảm xúc rất ngoan cố, bám rễ rất sâu. Càng để lâu, người ta càng khó buông được nó.

Sự đáng sợ của tâm oán hận

Chuyện rằng cách đây đã lâu lắm rồi. Có một thương nhân nọ đi trên đường không cẩn thận nên bị bò húc chết. Lo sợ con bò sẽ mang lại nhiều phiền phức, người chủ đã bán đi với giá rẻ.

Con bò được bán cho một người đàn ông khác. Trên đường về nhà gặp một con sông, muốn để bò được uống nước, người chủ dừng lại bên bờ. Chẳng ngờ con bò không những không uống nước, còn hung hăng lao tới húc chết người chủ mới. Người nhà của người chủ mới sau khi hay tin vô cùng giận dữ. Mọi người lập tức giết chết con bò và mang thịt ra chợ bán.

tức giận là tự trừng phạt chính mình
Tức giận chính là tự giày vò chính mình bằng sai lầm của người khác (ảnh Getty Images)

Trong cùng ngày một con bò lại sát hại hai mạng người. Quả là việc không bình thường khiến mọi người không khỏi bàn tán. Sau đó, tin tức được truyền tới tai Bình-sa vương. Ông là vua của vương quốc Magadha từ năm 544 TCN tới khi qua đời; và là một thành viên của vương tộc Haryana. Ông lên ngôi năm 15 tuổi và gặp Phật Thích-ca Mâu-ni lần đầu tiên khi 25 tuổi. Ông cảm thấy đây là điều khó tin. Chắc chắn trong đó có duyên cớ nên đích thân đi tới thỉnh giáo Phật Đà.

Mọi sự trên đời đều có quan hệ nhân duyên

Sau khi nghe chuyện, Đức Phật giải thích. Kiếp trước, có hai người thương nhân hẹn nhau đi buôn bán ở ngoại tỉnh. Vì để tiết kiệm tiền thuê nhà trọ, hai người tìm tới nhà một bà lão xin ở nhờ. Hai người có hứa hẹn sẽ trả bà lão tiền thuê. Không ngờ ngày hôm sau, nhân lúc bà lão ra ngoài, hai người lén bỏ trốn. Sau khi về nhà, bà lão phát hiện được thì vô cùng tức giận, đuổi theo họ đòi tiền nợ.

Vì mang nhiều hành lý đồ đạc, hai người đi một đoạn không xa thì bà lão đuổi kịp. Họ nghĩ rằng bà lão đã già có thể ức hiếp. Vì vậy, không những không trả tiền, hai người còn dùng lời nói và hành động sỉ nhục bà. Bất lực không biết làm sao, bà lão chỉ biết căm hận nói. “Các người là đồ vô ơn, ức hiếp cả một bà già cô độc như ta. Sau này nhất định sẽ gặp báo ứng. Kiếp này tuy ta không làm gì được. Đợi kiếp sau, ta nhất định báo thù, sát hại các người, để giải tỏa cơ oán hận, tức giận của ta”.

Đức Phật nói tiếp: “Kiếp này bà lão đầu thai thành con bò hung ác đó.” Tâm oán hận thực sự đáng sợ. Hành vi của hai người thương nhân dù đáng giận; nhưng chưa đến mức gặp họa báo ứng sát thân. Tâm oán thù đáng sợ của bà lão giống như chất độc. Bà không chỉ tự rủa mình rơi vào vòng tuần hoàn nhân quả báo ứng,; còn thúc đẩy làm xấu đi mối quan hệ nhân quả vốn không được tính là quá nghiêm trọng giữa hai bên.

Một câu lương thiện ấm ba đông, một lời ác lạnh sáu tháng ròng

Có một câu chuyện về một vị hòa thượng. Vị này đến nhà một người giàu có để khất thực. Không những không được cho gì, ông còn bị đuổi đi và phải chịu mưa suốt đêm hôm đó.

Hôm sau, người vợ lẽ của người đàn ông giàu có đến chùa thắp hương. Cô ngạc nhiên khi nhìn thấy tên của chồng mình trên cột.

Mưu sự tại nhân, thành sựu tại thiên
Mọi việc thuận theo tự nhiên, chẳng cưỡng cầu, ngược lại sẽ có thể gặt hái những thành quả bất ngờ.(ảnh:tamtinhlang)

Cô thắc mắc không rõ nguyên cớ vì sao. Vị hòa thượng giải thích. Nếu một hòa thượng đi khất thực. Nhưng không được người khác bố thí, đó là do hòa thượng đã nợ người ấy một món nợ từ kiếp trước. Vị hòa thượng cần phải cầu nguyện để trả nợ của mình. Cô vợ rất cảm động khi nghe câu chuyện. Từ đó trở đi, cô đã phó xuất cho toàn bộ chi phí sinh hoạt của nhà chùa.

Nếu thay đổi tâm oán giận đó thành thiện lương, sẽ đem đến điều tốt đẹp. Tục ngữ có câu: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn. Ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”. Nghĩa là: Một câu lương thiện ấm ba đông; một lời ác lạnh sáu tháng ròng…

Oán hận là tự hại mình, sao còn không buông bỏ đi?

Sự thù hận giữa hai bên đã được định trước. Bi kịch “oan oan tương báo” khó có thể dừng lại trong thời gian dài. Trong bi kịch lần này và lần sau sẽ bi thương như vậy.

Trong cuộc sống, việc không như ý thường là tám chín phần. Cần học cách buông bỏ tâm thái oán trách, hận thù; thích những lời dễ nghe và những tin tốt lành. Hãy coi mọi việc không vui mình gặp và chuyện chẳng lành mình nghe đều là điều tốt.

Người lương thiện sao lại cảm thấy khổ? - Vị thiền sư trả lời đầy trí huệ
Hạnh phúc xuất phát từ nội tâm chứ không phụ thuộc hoàn cảnh bên ngoài (ảnh Adobe Stock)

Thay vì để tạp niệm phụ diện lấp đầy cuộc sống, hãy thử học cách giải tỏa áp lực và tận hưởng mỗi khoảnh khắc của cuộc đời. Hãy thử dùng những cách biểu đạt khác nhau thay thế oán hận, như vậy không những có thể khiến tự thân thăng hoa, còn có thể cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống.

8 cách để giải tỏa cảm xúc oán hận

1.Giải tỏa cơn giận

Hãy chọn một không gian yên tĩnh để cho phép bản thân được giải tỏa bằng cách như: khóc thật to, đấm vào bao cát, hét thật to hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn giải tỏa cảm xúc tồi tệ.

2.Cố gắng bình tĩnh xem xét moi thứ

Hãy thử lùi một bước xem xét vấn đề khách quan hơn. Bằng cách đặt mình vào vị trí của người đã khiến bạn tổn thương hoặc gây ra cho bạn cảm xúc tiêu cực.
Thử nhìn lại bản thân đã bao giờ gây ra lỗi và được tha thứ chưa. Nhớ lại cảm giác đó sẽ khiến bạn học cách biết ơn và dễ dàng tha thứ cho người khác

3.Trò chuyện với ai đó

Nói chuyện với người thứ 3 như bạn bè, người thân, bác sĩ hoặc thậm chí ngay cả một người mới quen… cũng sẽ giúp bạn có cái nhìn công bằng hơn về sự việc. Đồng thời nói chuyện cũng là cách giúp giải tỏa cảm xúc bởi cảm giác được ai đó lắng nghe.

Có được thì cũng tốt
Hạnh phúc không phụ thuộc vào bên ngoài, mà là do bản thân mỗi chúng ta (ảnh Adobe Stock)

4. Làm những việc tích cực khác

Thay vì phớt lờ chúng, bạn nên nhận ra và giải quyết những cảm xúc tiêu cực. Thử đọc một cuốn tạp chí, viết thư, vẽ hạt, nghe nhạc, tập thể dục… Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và vượt qua vấn đề.

5. Tìm kiếm nguồn cảm hứng từ người khác

Tìm đọc hoặc nghe các câu chuyện về tha thứ. Nó sẽ giúp điều chỉnh cảm xúc và lãnh đạo tinh thần bạn.

6. Nhận ra rằng tức giận là có hại

Viết một tờ giấy note “oán hận chỉ chuốc đau khổ” và dán vào một góc tường để mỗi khi nhìn thấy nó sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn.

7. Quyết định tha thứ

Hãy buông bỏ oán hận, học cách tiếp nhận thất bại với trái tim bình thản nhất
Hãy buông bỏ oán hận, học cách tiếp nhận thất bại với trái tim bình thản nhất.(ảnh: blogradio)

Tha thứ là một sự lựa chọn. Để làm được không hề đơn giản. Khi bạn chọn ctha thứ thì người có lợi lại chính là bạn. Bởi ôm giữ oán hận thì chỉ có mình chuốc phiền não nhiều nhất.

8. Cho thời gian

Có những sự việc hay những người không thể nói tha thứ là làm được luôn. Nhưng bạn hãy cho mình và người đó một khoảng thời gian. Bằng việc kiên trì điều chỉnh suy nghĩ tích cực mỗi ngày từng chút một với ý định tha thứ cho người khác. Nhất định một ngày bạn sẽ nhận ra mình đã buông bỏ tâm oán hận từ lúc nào mà không hay.

Theo Vision times

x