Nhà tâm lý học nổi tiếng Gerdi đã nói: “Người cha là sự tồn tại độc nhất vô nhị, họ có một sức mạnh đặc biệt đối với việc nuôi dạy con cái”.
- Dù cuộc sống có khó khăn thế nào, đừng bao giờ than vãn với con cái
- Dù yêu con đến đâu, hãy để chúng gánh chịu 6 loại “khổ” này
Từ người cha, đứa trẻ quan sát thế nào là đàn ông, thế nào là chồng, thế nào là cha, đồng thời, suy nghĩ thế nào là độc lập và dũng cảm.
Có thể nói, cha là bản tuyên ngôn độc lập của con, là sách giáo khoa dũng cảm của con, cũng là người dẫn đường cho con nhìn ra thế giới.
Nội dung chính
Cha là người thầy tốt nhất của con
Phẩm chất của cha cao bao nhiêu thì con có thể bay cao bấy nhiêu.
Dùng tình yêu thương của người cha một cách hợp lý để giúp con cái lớn lên khỏe mạnh và nâng cao phẩm chất của bản thân chính là mấu chốt trong việc giáo dục con cái.
“Dẫn dắt” đúng cách là trách nhiệm đầu tiên của người cha, để con cái học cách tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình.
99% thành công của con cái đến từ 1% thay đổi của người cha
Sự thay đổi của con cái đều bắt nguồn từ sự thay đổi của người cha.
Hầu như không có đứa trẻ nào khó dạy, chỉ là do người cha chưa biết cách dạy đúng đắn mà thôi.
Người cha “nhu nhược” thì không thể dưỡng thành một đứa con “mạnh mẽ” được.
Cần chú trọng bồi dưỡng sở thích và năng khiếu của đứa trẻ, đừng quên dùng lời nói khen ngợi đứa trẻ, đừng để thành tích và điểm số là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá đứa trẻ.
Cho dù làm một người cha “hồ đồ” thì phải học cách giữ thể diện cho đứa trẻ.
Người cha cần phải hiểu “Tâm lý học gia đình”
Chỉ bằng cách giữ một thái độ tích cực, chúng ta mới có thể có được một tương lai tươi sáng.
Lạc quan để tương lai của đứa trẻ tràn ngập ánh nắng;
Tự tin để tìm ra phương hướng sống chính xác cho con.
Hóa giải sự ghen tị trong tâm lý của đứa trẻ để tâm hồn trẻ tràn ngập niềm tin và hạnh phúc.
Sự tự tin của đứa trẻ đến từ sự tin tưởng của người cha.
Đánh bại tính ích kỷ và chỉnh lại ý thức “tự cao tự đại” của đứa trẻ.
10 đức tính người cha phải dạy cho con cái
Cảm ân, cũng là một loại tu dưỡng.
Khoan dung, dạy trẻ học cách “nghĩ cho người khác”.
Lạc quan, mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng cho trẻ.
Tự tin, xây dựng tam giác vàng động lực của trẻ.
Thành tín, giấy thông hành của cuộc đời trẻ.
Chăm chỉ, nuôi dưỡng tinh thần “cần cù như chú ong” của trẻ.
Lễ nghĩa, “tấm danh thiếp” để trẻ đối nhân xử thế trong cuộc sống.
Trách nhiệm, hãy gieo trồng tinh thần trách nhiệm vào khu vườn tinh thần của trẻ.
Kiên cường, để đôi vai non nớt của trẻ không e ngại khó khăn.
Chủ kiến, để cho trẻ không gian để được tự do phát triển.
“Tố chất giáo dục” của người cha
Khám phá sáng tạo để cho trẻ đôi mắt tinh tường khám phá.
Nâng cao khả năng lý giải, để trẻ bắt đầu từ việc đọc.
Nâng cao khả năng tập trung và dưỡng thành thói quen chuyên tâm làm việc.
Tăng cường trí nhớ để cho trẻ đạt được hiệu quả tốt hơn.
Phát huy năng lực tưởng tượng để cho trẻ có một nội tâm phong phú, tràn ngập màu sắc.
Rèn luyện khả năng quan sát và khơi dậy sự khao khát tri thức của trẻ.
6 chi tiết người cha cần dạy cho con cái
Tình yêu quan trọng hơn tiền bạc.
Đúng giờ là nền tảng cho sự thành tín.
Đừng để trẻ tự giam mình trong thế giới của riêng mình.
Biến thất bại thành cơ hội để trẻ phát triển.
Dù giàu có đến đâu cũng phải để đứa trẻ chịu khổ.
Đừng tỏ ra đáng thương, hãy tự mình chịu trách nhiệm.
Những điều đừng nên làm
Đừng để tình yêu thương của người cha mất đi lý trí.
Đừng để con cái luôn luôn bủa vây “suy nghĩ” của bạn.
Đừng luôn dùng quyền uy của cha để giới hạn con cái.
Đừng dùng “tiêu chuẩn” của bản thân để đánh giá con cái.
Đừng áp đặt sở thích của bạn cho con cái.
Đừng “trả giá” cho lỗi lầm của con cái.
Đừng dùng “điểm số” để đánh giá con cái.
Đừng mãi nhấn mạnh “điểm yếu” của con bạn.
Đừng lên kế hoạch cuộc đời cho con bạn, hãy để con tự mình khai phá.
Đừng đối đầu với đứa trẻ nổi loạn mà hãy tập trung vào việc hướng dẫn chúng.
Đừng khuyến khích tâm “hư vinh” của con bạn.
Dành thời gian để giúp trẻ vui chơi
Hãy cho đứa trẻ một môi trường tốt để trẻ có khoảng thời gian vui chơi thoải mái.
Tận dụng tối đa tình huống vui chơi để trẻ được phát triển một cách đầy đủ.
Khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ em và trở thành hình mẫu cho trẻ học theo.
Điều cơ bản là cần kịp thời sử dụng “hậu quả” để răn dạy trẻ, đồng thời, khen ngợi “sự ham học” và nuôi dưỡng “tính tự lập” của trẻ.
Bồi dưỡng “sở trường” của trẻ
Duy trì sở thích dám nghĩ dám làm của trẻ.
Thuận nước đẩy thuyền, giúp trẻ học “hiệu quả” từng phần môn học.
Đừng để nhiệt huyết của trẻ “ngủ say”, hãy lên kế hoạch trước cho trẻ, bắt đầu từ những “điểm mạnh”.
8 bài học thay đổi cuộc đời trẻ
Bài học làm gương: Tư cách của người cha sẽ bắt đầu cho sự ưu tú của đứa trẻ.
Bài học giao tiếp: Giao tiếp tốt hơn thì sẽ càng hiểu rõ mọi thứ hơn.
Bài học trách nhiệm: Cha là nước, con là bánh lái tiến lên.
Bài học phê bình: Hướng trẻ em vào cách phê bình đúng đắn.
Bài học khen ngợi: Đừng keo kiệt với những lời khen ngợi.
Bài học hạnh phúc: Gieo trồng hạt giống tích cực để gặt hái một cuộc sống tươi sáng.
Bài học tình yêu thương: Hình thành nhân cách lành mạnh cho trẻ.
Bài học thành công: Gieo hạt tốt ắt hái quả ngọt.
7 câu khiến trẻ tổn thương nhiều nhất
Con thật ngốc!
Con đi ra ngoài đi!
Nuôi con bao năm như vậy thật uổng phí!
Con không thấy cha đang bận sao? Nói về việc đó sau đi.
Để xem cha trị con như thế nào.
Nhìn A nhà bên đi, nó giỏi hơn con nhiều.
Đừng nghĩ rằng con lớn rồi là cha không quản được con nữa.
Kỳ thực, cho dù chúng ta dành cho con cái cả gia tài cũng không bằng việc trở thành một người cha tốt để giáo dục con cái trở thành một người ưu tú thực sự.
Theo Aboluowang