Văn hóa truyền thống

Người trung niên, 3 việc không nên so sánh, 3 câu không nên nói

17/07/22, 17:17
người trung niên
Người đến tuổi trung niên cũng giống như bước vào giai đoạn hoa tàn, trái kết. Đến lúc thu hoạch quả chín trên cây. Đây cũng là lúc hưởng thụ thành quả cuộc đời.(ảnh: Pixabay)

Đời người giống như một mầm cây. Cây nảy mầm, sinh rễ rồi dần trưởng thành đơm hoa kết trái. Người đến tuổi trung niên cũng giống như bước vào giai đoạn hoa tàn, trái kết. Đến lúc thu hoạch quả chín trên cây. Đây cũng là lúc hưởng thụ thành quả cuộc đời.

Người thường nhờ thời gian để tìm chân lý. Bậc thánh nhân nhờ trí huệ để tìm ý nghĩa nhân sinh. Là một người thường, chỉ khi trải qua những năm tháng thăng trầm của cuộc sống mới dần hiểu được đạo lý nhân sinh. Chỉ khi đó chúng ta mới tìm được hạnh phúc đích thực cho mình. Khi thấu hiểu được đạo lý làm người, chúng ta mới hiểu rằng có những việc nên và không nên làm trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Người đến tuổi trung niên có 3 việc không nên so sánh, 3 lời không nên nói, 3 điều không nên tranh giành, 3 điều không nên quên lãng.

Ba việc không nên so sánh

Không so sánh tiền tài

Lúc còn trẻ, ta cảm thấy có tiền bạc chính là có tất cả. Tuy nhiên, người khi đến tuổi trung niên mới hiểu: Tiền không mua nổi tình yêu đích thực, không mua được sức khỏe, không mua được hạnh phúc.

Tiền là vật ngoài thân, đủ dùng là tốt rồi, đừng nên quá so sánh tính toán. Người trung niên không so sánh tiền bạc nhiều hay ít, hạnh phúc bình an là đủ.

Không so sánh con cháu

Cuộc sống sở dĩ mệt mỏi, một nửa vì sinh tồn, một nửa vì bản thân ta tự so đo tính toán. Từ xưa đến nay không có khuôn mẫu duy nhất của hạnh phúc. Đừng nên đem định nghĩa về thành công áp đặt lên thân của con trẻ.

Vợ chồng tuổi trung niên có 3 thứ còn quan trọng hơn tình yêu
Bí quyết hạnh phúc chính là sự bao dung (ảnh Adobe Stock)

Con cháu tự có phúc phận của chúng. Cuộc đời của chúng là tự bản thân chúng tự trải qua. Đừng nên so sánh tiền đồ, sự thành công của con cái mình với con cháu người khác. Con mình chỉ cần mạnh khỏe bình an là đủ.

Không so sánh hôn nhân

Hôn nhân của mỗi người từ xưa tới nay chỉ có bản thân người trong cuộc mới hiểu được. Tục ngữ thường giảng, giày có hợp với chân hay không chỉ có chân mới biết. Nhà có thoải mái hay không chỉ bản thân ta mới hiểu.

Trong hôn nhân điều cấm kỵ nhất là so sánh. Nếu mang so sánh với hôn nhân của người khác, chỉ có thể tự khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt. Đừng so sánh nhà to hay nhỏ, chỉ cần bản thân ta thấy vui vẻ, ấm áp là đủ.

Người trung niên – Ba lời không nên nói

Không nói lời xấu

Người xưa thường nói: “Lương ngôn nhất cú noãn tam đông. Ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”. Nghĩa là: Một câu lương thiện ấm ba đông. Một lời ác lạnh sáu tháng ròng. Một lời nói có thể hưng bang cái thế, cũng có thể bại quốc vong thân. Một lời nói khiến người vui cười không ngớt, cũng có thể khiến người bi thương sầu muộn. Đây chính là sức mạnh của ngôn từ. Trên miệng có thước thì dưới chân có đường.

Thời Xuân Thu, Tức phu nhân sau khi bị anh rể trêu ghẹo đã thẳng thắn về nhà kể lại cho chồng là Tức hầu. Tức hầu nghe xong phẫn nộ dẫn binh tiến đánh. Kết quả Tức hầu thua trận, nước Tức bị diệt vong, Tức hầu bị bắt. Còn Tức phu nhân bị đưa sang gả cho nước Sở.

5 điều không nên nói ra để tránh tai họa
“Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, cần phải giữ mồm giữ miệng nếu không sẽ rước họa vào thân (ảnh Facebook)

Nếu như Tức phu nhân lựa lời khéo léo mà nói với chồng, có thể sẽ không dẫn tới cảnh binh đao loạn lạc, nước mất nhà tan, vợ chồng ly biệt. Đây chính là một câu nói không thỏa đáng dẫn tới bại thân vong quốc.

Người ta sống trên cõi đời này, mất 2 năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học im lặng. Một bài học làm người cần ghi nhớ đó là học tôn trọng người khác. Biết rõ người khác nhưng không cần nói hết tật xấu của họ, không chê bai họ.

Càng trường thành, càng nên học cách thận trọng trong lời nói và hành động. Suy nghĩ nhiều lần trước khi nói.

Không nói lời ong tiếng tiếng ve

Nhân vô thập toàn, mỗi người đều có những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân. Dù cho là bậc thánh nhân đi nữa thì khó ai không mắc lỗi lầm. Bởi vậy, thường xuyên suy xét lỗi của mình. Đừng đàm luận thiếu sót của người mới là nguyên tắc cơ bản mà một người cần có, cũng là thể hiện mức độ tu thân của một người.

Trong “Cách ngôn liên bích” có câu: “Tĩnh tọa thường niệm kỷ quá. Nhàn đàm mạc luận nhân phi”. Nghĩa là: Khi ngồi yên tĩnh phải thường xuyên suy xét lại sai lầm của chính mình. Từ đó sửa chữa lại sai lầm của mình làm cho chính bản thân tiến bộ hơn lên.

Khi cùng bạn bè nói chuyện thì không nên tùy tiện đàm luận sai lầm, khuyết điểm của người khác. Đây vừa là phép tắc làm người của cổ nhân cũng là phẩm đức tốt đẹp mà người quân tử cần có. Nó cũng là cách tạo phúc báo, tránh tai họa. Người có đức hạnh sẽ không đàm luận thị phi của người khác. Không quá khắt khe với người khác mà là tìm những khuyết thiếu ở bản thân mình.

Không nói lời oán giận

Cuộc sống thường ngày đôi khi không tránh khỏi mệt mỏi. Khi gặp bất cứ việc nhỏ nào cũng đừng nên oán trách thế giới không công bằng. Thay bằng than phiền, oán trách chi bằng tự thay đổi bản thân. Để tất cả những bất mãn, oán hận đó trở thành động lực giúp ta thay đổi.

Người trung niên – Ba điều không tranh

Không tranh dài ngắn

Khi nhìn thấy người khác vinh hoa phú quý thì cần nhận thức được sự cố gắng nỗ lực phía sau của họ. Hiểu rõ đạo lý không nên tranh giành ganh đua cao thấp, dài ngắn với họ.

Muốn thu được thành quả tốt đẹp cần có sự cố gắng nỗ lực và nhẫn nại chờ đợi lâu dài. Dù cho thế giới có thay đổi như thế nào, cần giữ vững mục tiêu của bản thân. Nhẫn chịu sự cô đơn và tịch mịch của bản thân.

Không tranh giành trong thị phi

Lập trường khác nhau, góc độ nhìn nhận vấn đề sẽ khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau. Một người nhìn xa trông rộng, sẽ âm thầm để thị phi tranh đấu trong lòng. Không cần thiết việc gì cũng đều tranh đấu để hiểu tất cả mọi thứ.

Trí tuệ nhân sinh: Không tức giận, không sợ hãi, không tranh cãi
Lấy tĩnh chế động, cứ giữ im lặng mà mọi chuyện đều an (ảnh minh họa Pinterest)

Không tranh đầu ngọn gió

Làm người cần học cách khiêm tốn. Đừng nên tùy tiện khoe khoang bộc lộ tài năng của bản thân. Dễ dàng thể hiện, bộc lộ mình ngược lại sẽ chỉ tự gây phiền toái, nơi đâu cũng bị cản trở.

Người trung niên nên học cách kín tiếng. Việc thường xuyên khoe mẽ không chỉ đánh mất giá trị của bản thân, còn là nguồn cơn của mọi tai họa. Có thể ít người biết, việc một người khiêm tốn hay tự cao sẽ quyết định hạnh phúc của họ. Làm người sống trên đời, điều cấm kỵ nhất là tự mãn với năng lực của bản thân, phô trương những thứ mình có trước mặt mọi người.

Người trung niên – Ba điều không nên quên

Đừng quên tâm nguyện ban đầu, luôn giữ kiên nhẫn từ đầu tới cuối

Thế giới phức tạp, hỗn độn nhiều khi dễ khiến người ta dễ đánh mất bản thân. Thường xuyên nhìn lại con đường đã đi qua, tâm thái khởi hành ban đầu của mình.

Không quên tâm nguyện ban đầu trên bước đường đời, mới có thể tìm thấy phương hướng đúng đắn của sinh mệnh, mới có thể kiên định theo đuổi mong ước của bản thân, mới đạt được mục tiêu cuộc sống ban sơ của mình.

Không quên tình thân, mới biết quay về

Khi cha mẹ còn đó thì cuộc đời còn có chỗ tới lui; khi cha mẹ không còn thì cuộc đời chỉ còn sự quay về. Bao dung cha mẹ già cũng giống cha mẹ bao dung khi nuôi dạy chúng ta lúc còn nhỏ.

Thời xưa, người ta coi chữ hiếu là “cha mẹ còn, không đi xa”. Việc bạn luôn ở bên cạnh cha mẹ và đồng hành ở bên họ khi cha mẹ già mới là chữ hiếu lớn nhất.

Người có lòng hiếu thảo được Thần Phật bảo hộ
Người có lòng hiếu thảo với cha mẹ sẽ có phúc phận (ảnh minh hoạ: caotuoi.vn).

Đừng quên ân tình, uống nước nhớ nguồn

Cây cao vạn trượng không quên gốc rễ. Người trung niên càng huy hoàng vinh hoa chớ quên ân nghĩa. Những người đã giúp đỡ mình, những người đang giúp đỡ mình dù chỉ bằng một giọt nước cũng nên đền đáp công ơn. Uống nước nhớ nguồn.

Lòng biết ơn là phẩm chất quan trọng ở mỗi người, là chìa khoá cốt lõi mở lối cho một cuộc sống hạnh phúc. Khi có ai đó giúp đỡ, chúng ta nên ghi nhận và biết ơn. Khi ý thức về những gì mình đang có, chúng ta nên cảm thấy may mắn và trân trọng. Khi cho đi, không cần cầu mong được đền đáp. Khi giúp đỡ người khác, không cần chờ đợi lời cảm ơn. Lòng biết ơn chỉ cần được hiện diện trong suy nghĩ cũng như hành động cụ thể của mỗi người.

Theo Visiontimes

x