Ngũ hành dị tượng: Cổng lớn điện Thái Hòa bị gió thổi đổ – Nhìn lại cảnh báo từ lịch sử
Ngày 4 tháng 3 năm 2022, cánh cổng lớn ở phía bắc của điện Thái Hòa tại Cố Cung tại Bắc Kinh bị gió thổi sập xuống đất. Thiên tượng phải chăng có ẩn ý gì?
- Ba dị tượng ở Trung Quốc, cái này chưa qua cái khác đã tới
- Dị tượng ‘mặt trời xanh’ và câu chuyện Trụ Vương bị tình làm điên đảo
- Khám phá Chu Dịch: Giải đọc Thiên tượng lũ lụt tại Trịnh Châu
Nội dung chính
Sự kiện trùng hợp vào ngày cánh cổng lớn điện Thái Hòa bị đổ
Ngày 4 tháng 3 năm 2022, cánh cổng lớn ở phía bắc của điện Thái Hòa tại Cố Cung ở Bắc Kinh bị gió mạnh cấp bảy thổi sập xuống đất. Đó là ngày “Rồng ngẩng đầu” (ngày thần rồng sẽ thức tỉnh, ngẩng đầu để ban mưa cho người dân). Bất ngờ là cổng lớn của điện Thái Hòa nơi người đứng đầu của Trung Quốc đăng quang lại bị đổ sập. Dị tượng này xảy ra vào lúc thời tiết trung hòa nhất; phải chăng đó là lời cảnh báo từ Thiên thượng? Nó có liên quan gì tới những việc tốt xấu xảy ra nơi thế gian chăng?
Ngày 4 tháng 3 năm 2022 cũng là ngày đầu tiên diễn ra kỳ họp lưỡng hội của ĐCSTQ. Cùng ngày, dị tượng bất thường đầu tiên xảy ra tại điện Thái Hòa. Năm 2021, khi kỳ họp lưỡng hội của ĐCSTQ bế mạc cũng xảy ra hiện tượng thiên văn bất thường; trên bầu trời đầy cát vàng che lấp mặt trời, khiến hàng trăm chiếc máy bay ngừng hoạt động. Từ năm ngoái khi cuộc họp này bế mạc đến năm nay khai mạc; trời liên tục hiển thị dị tượng giống như bộ phim nhiều tập, thời gian nối tiếp liền mạch giống như “áo tiên không thấy vết chỉ khâu”. Điều này không thể không khiến người ta lo ngại, dị tượng này rốt cuộc mang hàm ý gì?
Thông qua dị tượng Thiên ý giáng cảnh báo xuống thế gian như thế nào?
Ngũ hành luôn là một phần tư tưởng cốt lõi của văn hóa Trung Hoa. Theo “Thanh sử cảo”, những sự việc xảy ra nơi thế gian và những dị tượng xuất hiện có mối quan hệ đối ứng. “Ngũ hành chi tính bổn hồ đích, nhân phụ vu đích, nhân chi ngũ sự, hựu ứng vu đích chi ngũ hành”. Nghĩa là: “Bản chất của Ngũ hành bắt nguồn từ đất, con người gắn liền với đất, năm việc của con người lại đối ứng với ngũ hành của đất”.
Tư tưởng Ngũ hành này, luôn được các vị quan chép sử của Trung Quốc vô cùng coi trọng; cũng là trục chính để theo dõi ghi chép lịch sử; những dị tượng này đều đối ứng với những sự việc tại thế gian; và hậu thế có thể kiểm chứng qua các sự kiện lịch sử. Trong sử sách, chúng ta có thể nhìn thấy những dị tượng lịch sử có liên quan tới gió; có thể làm tấm gương cho hậu thế chúng ta suy ngẫm.
Dị tượng Gió lớn
Theo ghi chép trong Hán Thư, năm Hán Văn Đế thứ năm; tại nước Ngô ở phương Nam xuất hiện mưa to kèm gió lớn, hủy hoại cung điện và nhà dân. Ngô vương khi đó là Lưu Tỵ (216 TCN – 154 TCN). Ông là con trai của Lưu Tú, anh trưởng của Lưu Bang. Vì có công tham gia bình định dẹp yên phản loạn Anh Bố; được Lưu Bang phong Ngô Vương, tại vị 42 năm.
Thời Hán Cảnh Đế, ông ta phát động cuộc nổi loạn của bảy nước; liên kết với Sở Vương Mậu, Triệu Vương Toại, Giao Tây Vương Ngang, Tế Nam Vương Tích Quang, Truy Xuyên Vương Hiền, Giao Đông Vương Hùng Cừ tạo phản; phát binh hướng về phía Tây. Trước đó, Thiên thượng đã ra cảnh cáo cho Ngô Vương nhiều lần; trận mưa to gió lớn này là một trong số đó. Tuy nhiên Ngô Vương trước sau không ngộ; cố ý mưu mô tạo phản, cuối cùng dẫn đến số mệnh bị diệt vong.
Tại phía Đông Nam của nước Ngô; gió lớn xuất hiện từ phía Đông Nam cũng là lời cảnh tỉnh với nước Sở. Gió lớn làm hỏng cổng thành; Thiên ý này chính là lời cảnh báo – tùy ý làm loạn sẽ mang tới hoạ vong quốc. Sở vương không ngộ ra, kết quả khiết đất nước diệt vong.
Dị tượng Gió lớn dẫn đến nhà Tấn diệt vong
Theo ghi chép trong Tấn Thư, Ngũ hành chí; Tấn Vũ Đế (Tư Mã Viêm, tự An Thế) vào tháng 8 ngày Đinh Dậu năm Hàm Ninh thứ nhất; gió lớn thổi bay tất cả cây cối cạnh miếu Xã tắc. Sau đó, trong Bát vương chi loạn thời Tây Tấn; con cháu của Vũ Đế không ai may mắn thoát nạn, truyền đến thời Tấn Mẫn Đế Tư Mã Nghiệp (300 -318 SCN), nhà Tây Tấn diệt vong. Điều này có thể nói tương ứng với dấu hiệu cây đổ hàng loạt vào năm Hàm Ninh thứ nhất.
Vào năm Nguyên Hưng thứ hai, đời An Đế triều đại Đông Tấn (403 SCN), có một trận bão lớn vào đêm tháng hai năm Giáp Thìn. Mái ở gần cổng lớn của Hoàng cung bị gió thổi rơi xuống đất. Năm sau, xảy ra cuộc nổi loạn Hoàn huyền; chìa khóa then chốt dẫn đến sự sụp đổ của nhà Đông Tấn là cuộc xâm lược của Đại Hàng Môn, đoạt ngôi nhà Tấn. An Đế mắc nhiều bệnh, không có người thừa kế, cuối cùng tuyệt tự.
Ngoài ra, trong trận chiến Phì Thủy chi bại, cũng có cảnh báo bằng một cơn bão bất thường. Vào tháng 6 năm Thái Nguyên thứ ba, Hiếu Võ Đế triều đại Đông Tấn (378 SCN); gió mạnh nổi lên ở thành Trường An, làm đổ cây cổ thụ trong cung. Sau đó, vào năm Thái Nguyên thứ tám (383 SCN); Phù Kiên dẫn một đội quân 800.000 người tấn công nhà Tấn. Hai bên giao chiến tại Phì Thủy, kết quả Phù Kiên bị bại trận, quân Tiền Tấn bỏ chạy tán loạn. Sau trận chiến này, Phù Kiên khiến số phận đất nước diệt vong.
Dị tượng Bụi cát vàng
Hiện tượng bụi cát vàng trong lịch sử cũng từng xảy ra. Vào đêm ngày Tân Sửu tháng tư năm Kiến Thủy, Hán Thành Đế thứ nhất; tại phía Tây bắc kinh thành xuất hiện đám cháy. Sáng sớm ngày Nhâm Dần hôm sau, từ phía này có gió lớn thổi tới khiến cả bầu trời bị bao vây bởi mây khói đỏ lẫn vàng, bốn phương đều chìm trong sương mù vàng đặc cả ngày lẫn đêm, rơi xuống mặt đất đều là bụi cát màu vàng.
Vào năm đó, Vương Phượng, anh trai của Hiếu Nguyên thái hậu được phong làm đại tướng quân, bắt đầu nắm giữ quyền lực. Kể từ đó, anh em Vương Phượng đều được phong hầu, phong đất, người ta gọi là “Ngũ hầu”. Khi Ai Đế kế vị, đã phong hầu cho sáu người ngoài gia tộc Lưu Thị; bao gồm những người thuộc các gia tộc Đinh thị, Chu thị, Trịnh thị. Dù là “ngũ hầu” hay “lục hầu” được thụ phong, đều dẫn đến quyền thế của họ Lưu trong hoàng tộc bị thất thế, thế lực của họ ngoại tăng cao, tổn hại tới căn khí của đất nước.
Đại phu Dương Tuyên triều Hán dâng tấu can gián: “Ngũ hầu cùng được sắc phong một ngày, khiến thời tiết xuất hiện sắc đỏ vàng… là dấu hiệu tổn thương thổ khí không tốt lành”. Khí trời sắc đỏ vàng là biểu tượng cho thấy quyền hành của nhà vua bị sa sút, dấu hiệu tổn thương cơ bản căn khí của quốc gia. Cuối cùng Hán Thành Đế không có người kế vị, quyền lực của nhà Tây Hán bị Vương Mãng đoạt lấy.
Sử sách thuyết về dị tượng Bụi cát vàng
Trong cuốn sách “Kinh phòng dịch truyền” có thuyết, khi xuất hiện cát vàng khắp trời; là dị tượng báo hiệu thiên tai vào thời mạt thế khi triều đình không biết trọng dụng người hiền tài, người đứng đầu chính quyền bị đoạn tử tuyệt tôn. Nguyên gốc: “Hữu hoàng trọc khí tứ tắc thiên hạ, tế hiền tuyệt đạo, cố tai dị chí tuyệt thế dã”. Những lời này xác thực đúng với lịch sử của triều Tây Hán. Lịch sử chính là tấm gương soi cho hậu thế, chỉ là chúng ta dần tự quên đi sự tồn tại của nó mà thôi.
Lời bàn
Ngày 4 tháng 3 năm 2022 là ngày mùng hai tháng hai âm lịch Trung Quốc; là “Tiết trung hòa” trong văn hóa truyền thống. Theo dân gian, gọi là ngày rồng ngẩng đầu. Tiết trung hòa là vào giữa mùa xuân; là lúc tiết khí tốt đẹp, hài hòa nhất giữa trời và đất. Nhưng điện Thái Hòa lại có gió mạnh tới mức thổi rơi cả cổng chính. Điều này rõ ràng là sự đối lập rõ rệt, cho thấy sự bất hòa giữa trời, đất và con người.
Điện Thái Hòa còn gọi là điện Kim Loan; là nơi các Hoàng đế đăng cơ, phụng thiên thừa vận. Vậy cổng lớn của điện bị đổ có ý nghĩa gì?
Cổng lớn của điện Thái Hòa bị đổ mang hàm nghĩa gì?
Phải chăng ở đó có gì trái ý trời, trái luân thường đạo đức nên Thần muốn thu hồi quyền lực; nội hàm của sự việc có lẽ đã bộc lộ khá rõ ràng. Cộng thêm thời gian xảy ra dị tượng đã nêu ở trên, càng cho thấy sự “trùng hợp” trong sắp đặt của Trời cao. Gió lớn thổi từ phương Bắc tới, chính là ám chỉ họa loạn bắt đầu từ phương này. Kỳ thực, chúng ta có thể quan sát thấy, dị tượng đối ứng với những sự kiện trái với đạo lý nhân loại, phá hoại hòa bình.
Dù gió lớn, hay cát vàng bay ngập trời, đều là dị tượng tại nhân gian cho thấy con người hành sự trái với quy luật của trời đất; khiến cho âm dương sai nghịch, ngũ hành mất cân bằng, rối loạn. Đây chính là điềm xấu Thiên thượng giáng xuống để cảnh tỉnh con người.
Những ghi chép về Ngũ hành trong sử sách thể hiện tinh hoa văn hóa truyền thống Trung Quốc, đồng thời cho thấy đại đạo vĩnh hằng chính là không được để mất cân bằng chính khí giữa trời và đất.
Thiên nhân cảm ứng, lịch sử triển hiện, người và sự việc bất hòa, dị tượng là có ẩn ý.
Theo The Epochtimes