Bí ẩn khoa học

Nghiên cứu y học: Làm việc thiện có sức mạnh chữa lành, phòng chống dịch bệnh

07/04/23, 06:43
Lòng tốt có sức mạnh chữa lành, phòng chống dịch bệnh
Lòng tốt có sức mạnh chữa lành (ảnh minh họa: Celes Club)

Nghiên cứu y học cho thấy, làm việc thiện có sức mạnh chữa lành, nâng cao sức đề kháng và phòng chống dịch bệnh cho cơ thể.

Sự lương thiện có thể sản sinh hormon tình yêu – oxytocin

Bác sĩ IsHak, giáo sư tâm thần học tại Bệnh viện Mount Sinai cho biết: “Làm nhiều việc thiện là một phương pháp hữu hiệu cải thiện sức khỏe”.

Bởi vì thiện lương không chỉ mang khái niệm về tinh thần, mà còn mang nội hàm vật chất: Thiện lương có thể khiến cơ thể tiết ra oxytocin. Oxytocin hay còn gọi là hormone tình yêu, loại hormone này thường được tiết ra khi phụ nữ sinh, cho con bú và thiết lập sự gắn kết với con. Nhưng trên thực tế thì cả nam lẫn nữ đều có thể tiết ra oxytocin. 

Oxytocin đóng vai trò như một chất xúc tác nhằm gắn kết các mối quan hệ giữa người với người, tăng tính gắn kết giữa bố, mẹ và con cái, tăng sự tin tưởng và giảm xung đột trong mối quan hệ vợ, chồng. Nó tác động mạnh mẽ đến những cảm xúc tích cực của con người như thái độ tin tưởng, cảm thông và lòng khoan dung.
Đồng thời oxytocin còn giúp giảm lượng hormone gây stress, ổn định huyết áp và tăng cảm giác gần gũi.

công tác phòng chống dịch bệnh; phòng chống covid; tăng cường miễn dịch
Thiện lương là một liều thuốc chữa bệnh miễn phí mà hiệu quả (ảnh minh họa: Twitter)

Vì vậy, có người gọi oxytocin là “hormone tình yêu”, “hormone lương thiện”.  Và oxytocin thực sự đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe.

Các nghiên cứu cho thấy, khi con người có suy nghĩ tích cực, làm việc thiện, cư xử thân thiện, thì hàm lượng oxytocin trong máu sẽ tăng lên đáng kể.

Khi nhìn thấy người khác làm việc tốt, trong tâm nghĩ về những điều thiện, thì hàm lượng oxytocin trong cơ thể cũng sẽ được kích thích tăng lên. Đây chính là hiệu ứng đám đông. 

Lòng tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống dịch bệnh

Oxytocin có tác dụng chữa bệnh mà không có tác dụng phụ, chỉ cần bạn giữ một trái tim thiện lành, biết yêu thương và chia sẻ. 

Khi con người cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, cáu kỉnh, cơ thể sẽ tiết ra cortisol, loại hormone này gây căng thẳng, khiến cơ thể luôn trong trạng thái muốn bộc phát, đấu tranh với mọi người. Không những vậy, nó còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch, và khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Ngược lại, nhiều oxytocin không chỉ làm giảm đau, giảm trầm cảm và lo lắng mà còn tăng cường chức năng miễn dịch:

1. Tăng cường khả năng miễn dịch: Thúc đẩy sự phát triển của tuyến ức và tủy xương, nâng cao khả năng giám sát miễn dịch, duy trì cân bằng nội môi miễn dịch.

2. Kháng viêm: Ức chế sự giải phóng cytokine quá mức, giảm tình trạng viêm mãn tính, từ đó tăng khả năng chống lại virus.

3. Giảm tiết hormone stress: ức chế các rối loạn miễn dịch do stress, giảm nhẹ tình trạng suy giảm miễn dịch, tăng cường khả năng kháng virus.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychoneuroendocrinology vào năm 2011, bởi các nhà khoa học tâm lý hành vi và tâm lý học tại Đại học Miami, Oxford, Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã mời 71 phụ nữ nhiễm HIV tham gia,  kiểm tra nồng độ oxytocin trong máu và số lượng tế bào lympho T CD4 của họ. Mà các tế bào lympho T CD4 là chủ chốt của hệ thống miễn dịch và là mục tiêu tấn công hàng đầu của virus.

Kết quả cho thấy, những người bị stress, căng thẳng có mức oxytocin thấp hơn. Càng căng thẳng, càng tiết ra nhiều hormone cortisol, ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến số lượng T CD4 càng thấp.

Điều thú vị chính là, những phụ nữ có nồng độ oxytocin cao, khả năng chịu đựng áp lực của họ càng lớn, thì số lượng tế bào lympho T CD4 càng tăng. Vì oxytocin có khả năng hòa giải và sửa chữa. Khi đối mặt với căng thẳng, oxytocin sẽ thanh trừ và sửa chữa những tác động tiêu cực của hormone gây căng thẳng và thúc đẩy hơn nữa chức năng của hệ thống miễn dịch.

Do đó, những người có nồng độ oxytocin tương đối cao có khả năng tự giảm căng thẳng trong cơ thể rất tốt. Về biểu hiện bên ngoài, họ có tâm lý tốt hơn, có thể nhìn nhận những điều bất hạnh trong cuộc sống một cách tích cực, lạc quan và chuyển hóa chúng thành những điều tốt đẹp.

Khi thiện lương trở thành thói quen sẽ hình thành sự tuần hoàn oxytocin 

Trong thời gian dịch bệnh,  một vài việc thiện nhỏ, quan tâm và chia sẻ, không chỉ giảm bớt bầu không khí u uất do virus mang lại cho xã hội, mà còn nâng cao khả năng miễn dịch cho tất cả mọi người.

Bắt đầu từ những việc thiện nhỏ, sẽ hình thành thói quen sống thiện lương (ảnh minh họa: Alamy)

Ví dụ: Khi dịch bệnh nghiêm trọng ở Ý, mọi người rủ nhau ra ban công hát, động viên nhau. Ở nhiều nước, có những người tình nguyện lập đội giúp người già mua đồ ăn, gọi điện trò chuyện với những người già neo đơn đang bị cách ly tại nhà.

Tuy nhiên, lòng tốt cần được rèn luyện và hình thành thói quen, ngay cả những việc tưởng chừng như không đáng kể như mang chút đồ ăn nhẹ để chia sẻ với đồng nghiệp, hay chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng cũng có thể giúp con người tích lũy lòng tốt.

Sống lương thiện giúp cơ thể tiết ra nhiều oxytocin hơn, khi lượng oxytocin trong cơ thể càng cao sẽ khiến con người càng quan tâm đến người khác nhiều hơn. Các mối quan hệ trong xã hội nhờ đó cũng được được cải thiện, những việc tốt trong xã hội cũng ngày càng tăng, sức khỏe con người cũng tốt lên, cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp. Từ đó hình thành một vòng tuần hoàn “oxytocin-sức khỏe” .  

Thực tế, trên quan điểm sinh hóa thì chỉ với một hành động tử tế nhỏ bé, đơn lẻ  trong vài phút thì không thực sự đủ để tăng cường oxytocin. Tuy nhiên nếu hình thành thói quen, luôn giữ một thái độ sống tử tế, chân thành và thiện lương, thì chắc chắc oxytocin trong cơ thể sẽ tăng lên, khả năng miễn dịch và phòng chống dịch bệnh cũng tốt hơn.

Theo Sound of hope

x