Nhân sinh cảm ngộ

Một trong những điều không nên nhất đó là luôn tự cho là mình đúng

07/03/22, 08:07
Một trong những điều ngu ngốc nhất đó là luôn tự cho là mình đúng
Một trong những điều ngu ngốc nhất đó là luôn tự cho là mình đúng (ảnh minh họa Adobestock)

Làm người, khó khăn nhất chính là tự biết chính mình. Người luôn tự cho là mình đúng thì có lẽ là đang gieo mầm cho rủi ro.

1. Tự cho là mình đúng, quả thực là không nên chút nào

Thuở xưa có một chàng thư sinh thư pháp rất kém, nhưng lại đi khắp nơi viết chữ tặng cho người khác. Một lần, anh tham gia một cuộc tụ họp của những người tri thức. Lúc đó, anh chợt thấy có một người đang cầm một cái quạt mở ra; chiếc quạt trắng tinh, hơn nữa người này lại rất quen thuộc với anh. Anh vui mừng khôn xiết, vội vàng cầm cây bút trên bàn bên cạnh chạy tới, lập tức cầm lấy cây quạt và đề chữ.

Đối phương định thần nhìn lại thì cả kinh thất sắc, lập tức quỳ thụp xuống.

Anh ta hớn hở nói: “Chỉ viết vài chữ thôi, chuyện nhỏ mà, việc gì phải làm lễ như thế?”

Đối phương nói: “Tôi không phải là cầu xin anh viết, mà là ngàn vạn lần cầu xin anh đừng viết!”

Tự cho là mình đúng; Tự cho mình là kẻ cao thượng; Tự cho mình là giỏi
Kiêu căng sẽ không nhận ra được khiếm khuyết của bản thân (ảnh minh họa Supchina)

Rất nhiều người thất bại trong cuộc sống không phải là do năng lực, mà là do tính cách, thói quen tự cho là mình đúng, coi trời bằng vung.

Trời còn có trời cao hơn, người còn có người giỏi hơn. Người thông minh hiểu rằng, chỉ khi biết mình biết người, biết trân trọng ưu điểm của người khác, học hỏi cái hay của nhau thì mới có thể không ngừng tiến bộ và trưởng thành.

2. Tự cảnh tỉnh chính mình

Có một lần, Ngụy Trưng ở trên triều tranh cãi với Đường Thái Tông đến đỏ mặt tía tai. Đường Thái Tông quả thực nhẫn không nổi, liền phất tay áo mà bỏ đi. Nhưng Ngụy Trưng lại tiến lên kéo ống tay áo của Thái Tông lại, muốn Thái Tông phải nghe xong lời can gián của mình.

Hành động của Ngụy Trưng khiến Thái Tông rất mất mặt; nhưng vì cái thanh danh “giỏi nghe lời can gián”, nên đành miễn cưỡng nhẫn chịu.

Sau khi bãi triều, Thái Tông giận đùng đùng trở về hậu cung, nói với hoàng hậu Trưởng Tôn: “Một ngày nào đó ta phải giết tên nhà quê Ngụy Trưng này!”

Hoàng hậu Trưởng Tôn sau khi biết rõ mọi chuyện, không nói lời nào, lập tức trở về phòng của mình, thay một bộ lễ phục chính thức, rồi bước ra lạy Thái Tông.

Đường Thái Tông ngạc nhiên hỏi: “Ta đã làm gì mà sao tự nhiên lại hành đại lễ như vậy?”

Hoàng hậu Trưởng Tôn nói: “Thiếp nghe nói chỉ có thiên tử anh minh thì mới có đại thần chính trực. Nay Ngụy Trưng chính trực như vậy, có thể thấy bệ hạ rất anh minh; thiếp sao có thể không chúc mừng bệ hạ được!”

Tự cho mình là đúng; Tự cho mình là thông minh; Đừng tự cho mình là giỏi
Đường Thái Tông biết nghe lời can gián nên mới sáng tạo ra một thời kỳ huy hoàng (ảnh: Hirudolab)

Lời nói của hoàng hậu Trưởng Tôn không chỉ dập tắt cơn tức giận của Thái Tông, mà còn giúp ông thanh tỉnh nhận thức được ý nghĩa trọng yếu của việc này.

Tự cho mình đúng là khởi đầu của thất bại

Từ đó về sau, Ngụy Trưng ở trên triều đưa ra lời can gián, Thái Tông không những không tức giận mà còn thường tự xét lại mình. Cũng nhờ Đường Thái Tông nhận rõ được chân tướng, không ngừng phản tỉnh chính mình, nên mới có thể sáng tạo ra một thời kỳ huy hoàng.

Bố Lãng Ninh nói: “Người có thể tự vấn chính mình thì nhất định không phải là người tầm thường”.

Tự cho là mình đúng thì thường xem thường tai họa; thường xuyên tự phản tỉnh thì có thể dần dần mở ra cánh cửa thành công.

3. Cao quý thực sự là khiêm nhường từ bên trong

Trong “Thái căn đàm” có nói: “Trong xử thế, nhường một bước chính là cao thượng, lui bước chính là đang tiến lên; đối xử khoan dung với người là đang tạo phúc, làm lợi cho người cũng là làm lợi cho chính mình”.

Quốc học đại sư Chương Thái Viêm đã nói trong lời di huấn của mình rằng: “Người phàm đều lấy lập thân làm quý, học vấn là thứ nhì; không vì phú quý mà kiêu căng, không vì nghèo khó mà mất tiết tháo”.

Cháu trai của ông là một giáo viên, ngày nào cũng mặc áo lam, dạy học không chút lười biếng. Trần Đan Thanh làm hàng xóm của người giáo viên này mấy chục năm rồi mới biết thân phận ‘hiển hách’ của anh.    

Người tự cho mình là giỏi; Kẻ tự cho mình là giỏi; Khiêm tốn là gì
Khiêm nhường là thể hiện của sự tu dưỡng (ảnh minh họa Adobestock)

Trong đời chúng ta dễ dàng gặp hai loại người: Có người cử chỉ bình thường, nhưng lại thành tựu phi phàm; có người ngôn hành phách lối, nhưng lại nông cạn vô tri.

Mặc dù sự khiêm tốn không thể trực tiếp thành tựu một người, nhưng nó có thể thúc đẩy sự tu dưỡng của một người.

Tục ngữ có câu: “Tự tin là một chuyện, nhưng tự tin một cách mù quáng thì sẽ dẫn đến diệt vong”.

Đừng đánh giá người khác quá thấp và đừng coi mình quá cao. Tự cho là mình đúng thì cũng là đang gieo mầm cho nhiều điều bất lợi. 

Theo Vision Times

Xem thêm video:

x