Văn hóa truyền thống

Mái tóc con người là nơi lưu giữ ấn ký của Thần

17/03/23, 17:44
Mái tóc con người là nơi lưu giữ ấn ký của Thần
Tóc là nơi lưu giữ ấn ký của Thần.

Các vị Thần khác nhau đã dựa vào hình tượng của mình mà tạo ra các chủng người khác nhau và ấn ký của Thần được lưu lại trên mái tóc con người.

Mái tóc là nơi lưu giữ ấn ký của Thần

Con người chính là kiệt tác của Thần. Các vị Thần khác nhau đã tạo ra các chủng người khác nhau. Chúng ta có thể nhìn thấy ấn ký của Thần được lưu lại từ mái tóc: người da vàng thì tóc đen thẳng, người da trắng thì tóc vàng lượn sóng, người da đen thì tóc đen xoăn dày.

Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người do thích nghi với hoàn cảnh mà dần dần tiến hóa thành hình dạng như ngày nay. Đây thực sự là một loại giả thuyết sai lầm. Hãy nói về mái tóc. Đối với con người, tóc chủ yếu có hai tác dụng: chống nắng mùa hè, chống lạnh mùa đông và mang lại vẻ đẹp cho con người. Hai tác dụng đầu tiên đối với con người có thể xem nhẹ; chẳng phải rất nhiều người hói đầu đều sống tốt sao?

Theo thuyết tiến hóa để thích nghi với môi trường. Ví dụ chống nắng, chống lạnh thì mặt người cũng có nhu cầu như vậy, cũng nên mọc lông dài để bảo vệ; tại sao lại chỉ có lông mày mọc dài? Còn trên trán và gò má lại không mọc lông, mọc tóc? Điều này nói rõ, lông mày và tóc mọc ở đâu là do “tiên thiên đặt định”; hoàn toàn không phải do thích nghi với môi trường mà như vậy. Hơn nữa, tóc và lông mày đều ở phần đầu; nhưng tốc độ mọc của chúng khác nhau, hình dạng cũng khác. Sự sắp đặt của Thần thật vô cùng khéo léo.

Mái tóc con người là nơi lưu giữ ấn ký của Thần
Các vị Thần khác nhau đã tạo ra các chủng người khác nhau.

Còn nói về vẻ đẹp thì lông mày vì chúng mọc ở gò lông mày nên chúng ta mới thấy chúng đẹp. Nếu Đấng Tạo hóa khi tạo ra con người để lông mày mọc trên trán (còn gọi là tóc trán) và không có tóc; thì nhân loại ngày nay nhất định sẽ coi tóc trên trán là đẹp, coi tóc là xấu.

Hơn nữa, cảm thụ cái đẹp chỉ là một loại hoạt động tâm lý của con người; tác dụng của nó đối với con người rất hạn chế. Từ xưa đến nay, con người luôn ca ngợi loài chim ưng bay lượn trên cao, yêu quý những chú chim nhỏ được bay lượn tự do. Đôi cánh to đẹp của chúng so với con người mà nói; vừa có giá trị thiết thực (thuận tiện xuất hành) vừa có đầy đủ vẻ đẹp. Nhưng con người, cho dù mong muốn thế nào cũng không thể mọc thêm đôi cánh.

Dường như, mái tóc căn bản chẳng có gì quan trọng cả, kỳ thực phía sau nó lại ẩn chứa rất nhiều bí mật; những thứ này đều là do Thượng thiên tạo ra.

Tóc và tuổi tác

Từ mái tóc có thể thấy được dấu vết của sinh mệnh, tóc của những người ở các độ tuổi tác khác nhau thường khác nhau.

Người Trung Quốc thường gọi trẻ em là “Hoàng mao tiểu tử” (tiểu tử tóc vàng), “Hoàng mao a đầu” (a đầu tóc vàng); là do tóc của trẻ có pha chút màu vàng. Ở tuổi thanh niên thì tóc có màu đen bóng. Vào thời cổ đại, một cô gái 15 tuổi được gọi là đến tuổi cập kê (kê là trâm cài tóc trong thời cổ đại). Con trai 20 tuổi làm Quan lễ chứng tỏ mình đã trưởng thành; nhưng chưa đến tuổi tráng niên nên gọi là Nhược quan. Con người già đi, tóc dần xám, tóc trắng, tóc mai hoa râm, tóc bạc trắng. Đặc biệt là những người trường thọ, có người tóc chuyển từ màu trắng sang màu vàng.

Mái tóc con người là nơi lưu giữ ấn ký của Thần
Từ mái tóc có thể thấy được dấu vết của sinh mệnh.

Đương nhiên cũng có ngoại lệ, rất nhiều người già sau khi trải qua tu luyện có thể phản lão hoàn đồng, tóc trắng hóa đen; điều này được ghi chép trong rất nhiều sách cổ. Hiện nay trong giới tu luyện đều ghi lại, những người tu luyện Pháp Luân Công cũng rất phổ biến.

Kiểu tóc

Thời đại khác nhau sẽ có những kiểu tóc khác nhau; từ kiểu tóc chúng ta có thể nhìn ra diện mạo tinh thần của thời đại đó.

Trung Quốc cổ đại được gọi là Hoa Hạ. Trong “Xuân Thu tả truyện chính nghĩa” Khổng Dĩnh Đạt viết rằng: “Trung Quốc là nơi có sự vĩ đại của lễ nghi nên gọi là Hạ (tòa nhà lớn); có vẻ đẹp của trang phục nên gọi là Hoa (tốt đẹp)”. Hoa Hạ là quốc gia văn hiến và lễ giáo; trang phục và kiểu tóc của người xưa rất cầu kỳ tinh xảo.

Hầu hết trẻ em thời cổ đại đều để tóc chỏm trên đỉnh đầu. Lớn lên một chút thì chia tóc làm hai bên trái phải, mỗi bên thắt một cái nơ trên đỉnh đầu; giống như hai cái sừng dê, nên gọi là Tổng giác. “Tổng giác chi giao” là chỉ những người bạn kết giao từ thời thơ ấu. Nam nhân đến tuổi 15 thì tháo bỏ Tổng giác, búi thành một búi, gọi là Thúc phát (búi tóc, buộc tóc). Nữ nhân đến tuổi 15 thì thì phải búi tóc cài trâm, gọi là Cập kê.

Kiểu tóc của người lớn trong mỗi triều đại có nhiều kiểu dáng và muôn hoa sặc sỡ. Sách “Chích Cốc Tử” có ghi: “Thời Hán Vũ Đế, Vương Mẫu giáng lâm, búi tóc chư Tiên nhìn khác với nhân gian; vua liền hạ lệnh cho mọi người trong cung bắt chước theo, gọi là búi tóc phi Tiên”. Trong sách “Trung Hoa cổ kim chú” có chép: “Triều Tùy có kiểu búi tóc lăng hư, búi tóc tường vân”; kiểu tóc này giống như mây quấn tròn trên đỉnh đầu, lắc lư nhưng không rơi.

Nhà Đường là thời cực thịnh của Trung Quốc, và kiểu tóc cũng khác thường. Những kiểu tóc được xếp chồng lên nhau như búi xoắn ốc, búi tóc bách hợp… Nhưng kiểu tóc thể hiện khí tượng Đại Đường hoành tráng nhất là kiểu búi tóc vấn ngược, búi tóc triều thiên, búi tóc nguyên ngọc v.v.

Tóc và sức khỏe con người
Thời đại khác nhau sẽ có những kiểu tóc khác nhau.

Còn phụ nữ triều Tống thường lấy hoa bốn mùa trog năm là “hoa đào, hoa sen, hoa cúc, hoa mai” làm trang sức cho mái tóc, gọi là “nhất niên cảnh” (cảnh một năm). Búi tóc đẹp và mũ hoa diễm lệ tôn vẻ đẹp lẫn nhau vô cùng diễm lệ, đẹp không tả xiết.

Còn người tu luyện là một dạng khác. Những người xuất gia làm tăng đều cạo bỏ “tam thiên phiền não ti” (3 ngàn sợi tơ phiền não); mặc áo cà sa, làm bạn với ánh đèn xanh của kinh Phật cổ và tinh tấn tu tập. Đạo sĩ thì búi tóc Đạo sĩ trên đỉnh đầu để trần, thân mặc một áo khoác Đạo bào; toát lên vẻ Tiên phong Đạo cốt.

Con người hiện đại bị ảnh hưởng bởi văn hóa biến dị không có bất kỳ quy tắc nào; kiểu tóc cũng quái dị, đủ kiểu; như Mohegan, đầu nấm (cắt moi), kiểu bùng nổ (bù xù), cắt cua, kiểu tóc xã hội đen Tôn Tiểu Quả và dây chuyền vàng lớn quanh cổ)…

Tóc và sức khỏe con người

Tóc tuy mọc ở bên ngoài cơ thể nhưng lại có liên quan mật thiết đến mọi bộ phận trên cơ thể. Một sợi tóc nếu phóng đại lên một ngàn vạn lần thì giống như một cây cột lớn; bên trong là một thế giới to lớn vi diệu. Sau khi người tu luyện thông đại chu thiên, chân khí xung quán bao quanh toàn thân; thậm chí từng sợi tóc cũng phải chạy một lượt.

Đông y cho rằng tóc và máu huyết đều có quan hệ với thận; có câu “máu huyết là gốc của tóc”, “Thận là tinh của tóc”… Thầy thuốc Đông y cao minh thông qua Vọng trong “vọng văn vấn thiết” để chẩn đoán bệnh; quan sát tóc của người ta là có thể thấy được tình trạng sức khỏe của họ. Những người khỏe mạnh thì tóc thường đen và bóng mượt. Người không khỏe thì tóc thường vàng khô, giống như cỏ khô, rất dễ chẻ ngọn và đứt gãy. Có thợ cắt tóc lâu năm thì nói rằng: Tóc của người sắp chết rất cứng.

Tóc và cá tính con người

Có câu cổ ngữ rằng: Tướng do tâm sinh. Nghĩa là từ tóc cũng có thể nhìn ra một số đặc trưng cá tính của con người.

Nhìn từ độ to nhỏ thì người tóc thô to thường có tính cách cương nghị và bướng bỉnh. Người có mái tóc mềm, nhỏ thì tính cách thường cẩn thận tỉ mỉ.

Nếu nhìn từ đường chân tóc trên trán thì người có đường chân tóc ở trên; tính cách thường thoáng đạt, có trí tuệ.

Mái tóc con người là nơi lưu giữ ấn ký của Thần
Từ tóc cũng có thể nhìn ra một số đặc trưng cá tính của con người (ảnh minh họa nguồn internet).

Đại đa số những người có đường chân tóc trên trán là đường thẳng hoặc hơi tròn; rất ít người có đường chân tóc như một chữ Sơn (山), ở giữa sẽ nhô ra một mảng tóc có hình mũi nhọn rất rõ ràng, sách tướng gọi đó là “sâm si” (so le). Người có mái tóc ‘sâm si’ thường có tính cách rất nóng tính.

Nhìn từ màu sắc tóc, dân gian có câu vè rằng “hoàng mao ác, bạch mao thiện, bánh trước cá quyển mao bất hảo biện”. Dịch nghĩa là: tóc vàng ác, tóc trắng thiện, gặp người tóc quăn khó làm việc. Ý nghĩa là, người có tóc hơi vàng, đặc biệt là có pha chút màu đỏ; thường có tính tình khá hung bạo, nóng nảy. Trong Thủy Hử, Xích Phát Quỷ Lưu Đường chính là người có tóc như thế; khi đánh thành Hàng Châu, vì để tranh công nên ông ta tranh tấn công thành trước. Người tóc trắng thì thường có tính tình ôn hòa. Còn người tóc xoăn thì tính tình khá phức tạp.

Đương nhiên cũng không thể ai cũng giống nhau, trên đây là một số đặc điểm chung về mái tóc con người. Cũng để muốn chia sẻ rằng hãy có niềm tin vào Thần, bạn sẽ hiểu mọi sự việc không phải ngẫu nhiên xảy ra.

Theo Minh Huệ Net

x