Văn hóa truyền thống

Lòng tôn kính người thầy qua hình ảnh cây cầu kiều

22/11/20, 07:00
Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế
Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế

Lòng tôn kính người thầy là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Người thầy không chỉ là người truyền tri thức cho các thế hệ học trò thầy còn là người truyền lại cho ta những kinh nghiệm sống, những bài học làm người tốt đẹp. Trong bất kì xã hội nào người thầy xứng đáng được tôn vinh ” Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” (Comenxki)

Bài ca dao hay nhất về lòng tôn kính người thầy

Ca dao có lời ru tha thiết của người mẹ :

“Bồng bồng mẹ bế con sang

Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.

Muốn sang thì bắc Cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Bài ca dao là hình ảnh người mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò. Thế nhưng “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” nên không thể qua sông được. Người mẹ đã nghĩ ra một giải pháp là bắc một cây cầu để qua sông. Trong lời ru của mẹ mà thấy được bóng dáng người thầy: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Từ xưa, quan niệm học tốt gắn liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ. Đó là biểu hiện cao nhất của tôn kính người thầy.

Cây cầu kiều giải nghĩa từ nền tảng tôn sư trọng đạo

Theo từ điển Hán -Việt của Thiều Chửu là nhà văn hóa, dịch giả, và một số tác giả khác thì có ba cách giải nghĩa khác nhau. Nhiều cuốn từ điển đều có chung chú thích “kiều” là tính từ biểu thị sự cao và cong.

Tuy vậy, trong từ điển còn nêu 2 loại nghĩa khác. Đó là từ “kiều”, với loại từ là tính từ lại đồng thời mang nghĩa mềm mại đáng yêu. Các cuốn từ điển đồng thời xác định từ “ kiều” mang nghĩa danh từ lại cũng mang nghĩa cao, cong.

Cách hiểu từ vựng trong tiếng Việt cũng như nội dung của bài ca dao, cách giải thích từ “kiều” với nét nghĩa mềm mại, đáng yêu không phù hợp. Nếu hiểu “kiều” là danh từ thì cũng không đúng. Bởi vì không thể có hai danh từ đứng cạnh nhau bổ ngữ cho nhau.

Một số tác giả cho rằng trong văn học dân gian người ta không chú trọng nhiều tới cách cấu tạo từ. Vì thế, nghĩa của từ “cao” và ” cong” là không có cơ sở. Đồng thời, nếu so sánh người thầy với sự mềm mại làm giảm đi sự tôn kính người thầy.

Cách hiểu phù hợp nhất về từ kiều” là: thuộc loại từ tính từ, bổ nghĩa cho danh từ “cầu”; và nghĩa của cả từ ghép là cây cầu cao và cong. Mặt khác, từ “kiều” trong câu ca dao không được viết hoa nên không phải danh từ riêng.

Lòng tôn kính thầy từ thực tế và truyền thuyết

Thực tiễn chiếc cầu cao cong là cầu mà các nhà quyền quý thường đặt ở các hồ thủy tạ. Đứng giữa cầu là đỉnh cong nhất, có cảm giác như ở trên cao để ngắm cảnh vật một cách bao quát nhất.

Lòng tôn kính người thầy giúp ta trưởng thành hơn
Lòng tôn kính người thầy giúp ta trưởng thành hơn. (Ảnh minh họa trên intrernet)

Trong truyền thuyết, cây cầu kiều gắn với sự tích Tào Tháo đánh Đông Ngô vào Thời tam quốc 220-264. Để tỏ rõ lòng quyết tâm và tin tưởng vào chiến thắng Tháo đã cho xây Đài Đồng Tước tại Lâm Chương Hà Nam . Ngoài ra, ông tuyển mỹ nữ vui thú cảnh hồi xuân. Sự kiện này đã được Khổng Minh dùng ly gián kế nói là Tháo sẽ bắt hai chị em Tiểu Kiều (Vợ Chu Du) và Đại Kiều (Vợ Tôn Sách). Mục đích của ông là để chuẩn bị cho cuộc chiến Xích Bích.

Đài Đồng Tước gồm 1 đài chính và 2 đài phụ ở phía đông và phía tây. Chúng được nối với nhau bằng những chiếc cầu cong nguy nga bề thế vững trãi. Tào Thực đã làm ca ngợi rằng: Liên nhị kiều ư đông tây hề/ Nhược trường không chi đế đống; dịch nghĩa: Hai cây cầu nối từ đông sang tây/ như cầu vồng chói sáng giữa trời cao.

Hàm ý sâu xa để chỉ công lao to lớn của thầy trong xã hội mọi thời đại. Và việc mỗi chúng ta nên làm là tôn kính thầy.

Tôn kính người thầy là biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn

Như thế, có thể nhận thấy ý nghĩa của bài ca dao nằm ở hai vế so sánh. Vế thứ nhất ” Muốn sang sông bắc cầu kiều”: muốn sang được bên kia bờ sông thì phải bắc cầu. Muốn đạt thành tựu to lớn từ việc học tập thì phải yêu mến, kính trọng người thầy của mình. Người thầy được ví giống như cây cầu “cao cong” đưa học trò đến những đỉnh cao của tri thức .

Câu ca dao có ý nghĩa vô cùng sâu sắc khi gắn với các điển tích điển cố. Có thể bài ca dao này là do tầng lớp tri thức trong xã hội xưa sáng tác. Dù là nhân dân lao động hay là tri thức sáng tác cốt lõi bài ca dao khuyên học trò tôn kính người thầy.

Nghề giáo thực sự là một nghề cao quý. Làm thầy không chỉ đơn giản là việc dạy bằng khối óc mà còn dạy bằng trái tim. Thầy không đơn giản là thầy mà còn là bạn, là người truyền cảm hứng cho học sinh mãi về sau.

x