Bí ẩn khoa học

Lợi ích của thiền định: Giảm căng thẳng, tăng hiệu suất làm việc

24/03/22, 08:02
Lợi ích của thiền định: Giảm căng thẳng, tăng hiệu suất làm việc
Thiền định mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể và trí não (ảnh: Nguyện Ước)

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích của thiền định là rất lớn, giúp cải biến cả thân và tâm cho người theo tập.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh một số lợi ích của thiền định, chẳng hạn như cải thiện khả năng tập trung, trí nhớ, năng suất và khả năng sáng tạo. Có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thiền có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thất thể tích não liên quan đến quá trình lão hóa. Nói chung, thiền có thể được coi là một hình thức thể dục cho trí não; giúp tăng cường trí não và trì hoãn sự lão hóa.

Thiền trong thời gian dài có thể giảm thiểu tổn thất thể tích não

Có một nghiên cứu đã tiến hành quan sát 50 người thiền định lâu dài tuổi từ 24 đến 77, đối chiếu với 50 người khác không thiền định cũng ở khoảng tuổi đó. Đúng như dự đoán, những người đối chiếu đã có hiện tượng tổn thất thể tích não thuận theo việc tuổi tác ngày càng tăng.   

Trong khi đó, những người thiền định thì ít bị teo não do tuổi già. Cũng như GMA News đã đưa tin: “Thông thường một người thiền định trong 20 năm sẽ có thể tích não lớn hơn người bình thường…”             

Tiến sĩ Florian Kurth, tác giả chính của nghiên cứu đã nói với Reuters rằng, nhân viên nghiên cứu vốn dự đoán rằng, người thiền định trong thời gian dài sẽ phát hiện được nhiều chất xám hơn trong các khu vực não đặc định; “tuy nhiên, chúng tôi phát hiện loại ảnh hưởng này lan rộng khắp bộ não”.

Não bộ của những người thiền định dường như được bảo dưỡng tốt hơn những người bình thường ở cùng độ tuổi. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, những người thiền định ít bị ‘mất chất xám do lão hóa’ trên toàn bộ đại não.

Thiền định có thể tăng hiệu suất làm việc

Trong một cuộc phỏng vấn chuyên đề của Google, chuyên gia thiền định Emily Fletcher đã giải thích sự khác biệt giữa hai hình thức thiền phổ biến và tác động của chúng đối với não bộ.

Cô cũng đề cập rằng, thiền định có những điểm tương đồng đối với Caffeine. Chúng đều có tác dụng kích thích sinh lực và nâng cao hiệu suất. Nhưng thiền sẽ không có những tác dụng phụ như Caffeine. 

Như Fletcher giải thích, caffeine tương tự như chất hóa học “adenosine” mà não tiết ra suốt ngày đêm. Adenosine khiến mọi người buồn ngủ, và caffeine ngăn chặn hiệu quả các thụ thể adenosine trong não; khiến não không thể nhận thức được mức độ mệt mỏi.

Lợi ích của thiền định; Lợi ích của việc thiền định; Lợi ích của việc thiền định mỗi ngày
Thiền định là biện pháp nghỉ ngơi tốt nhất (ảnh: Facebook)

Điều này có thể không có hại trong ngắn hạn, nhưng caffeine còn kích thích hoạt động thần kinh não nhiều hơn; khiến tuyến thượng thận tiết ra “chất hóa học gây căng thẳng” – Adrenaline.

Kết quả là (dù có uống nhiều cà phê hay không), mọi người thường xuyên ở trong trạng thái “chiến đấu hoặc bỏ chạy” do adrenaline sinh ra; gây ra một loạt các rối loạn chức năng liên quan đến căng thẳng.

Trong khi đó thiền định cũng có thể làm cho tinh lực con người đầy đủ, hiệu suất cao; nhưng nó lại không kéo theo việc tuyến thượng thận tiết ra adrenaline. Fletcher cho biết: Thiền mang lại cảm giác thư giãn sâu tốt hơn từ 2 đến 5 lần cho với chất lượng giấc ngủ.      

Thiền định chính là cách tiết kiệm thời gian

Thiền định trong 20 phút sẽ tương đương với việc ngủ 1,5 tiếng đồng hồ. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy sinh lực và như cô ấy nói, “được tiếp thêm sinh lực”.

Thiền giúp hệ thần kinh nghỉ ngơi thay vì kích thích nó thêm. Điều này làm cho nó hoạt động có trật tự hơn; giúp hệ thống trí óc và cơ thể dễ dàng giải phóng những áp lực tích tụ. Thiền cũng có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Fletcher đặc biệt nhắc tới, hiện tại có nhiều người bắt đầu coi thiền là một công cụ mạnh mẽ để tăng năng suất. Điều này là trái với nhận thức thông thường, dành thời gian để thiền định làm tăng năng suất của bạn. Và trên thực tế thì việc này lại giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, Fletcher nói:

“(Chúng ta sẽ nói) tôi cũng muốn thiền, tôi biết tôi cần nó; nhưng hiện tại tôi rất bận, cũng sắp muốn điên lên rồi, làm sao có thể thiền được. Họ không hiểu được việc này. Thực ra khi bạn thực sự bắt đầu luyện tập thiền thì bạn sẽ có thêm thời gian. Đó là một nghịch lý kỳ lạ.

Ngay cả khi bạn dành một lượng thời gian hợp lý mỗi ngày để thiền; vì chức năng não bộ được cải thiện đáng kể, bạn sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn nhiều. Cuối cùng bạn sẽ có càng nhiều thời gian hơn. Chất lượng giấc ngủ sẽ cao hơn; bởi vì giấc ngủ của bạn chỉ được dùng để ngủ; bởi vì căng thẳng của bạn đã được giải phóng trong thời gian thiền định.”

Thiền định còn có rất nhiều lợi ích khác

Căng thẳng được biết là thủ phạm chính dẫn đến sự suy giảm sức khỏe trên diện rộng; và đặc tính giảm căng thẳng của thiền có những lợi ích sức khỏe quan trọng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ mới đây đã công bố một nghiên cứu cho biết, họ đã phát hiện ra một cơ chế sinh học mà tâm trí ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

Những lợi ích của thiền định; Tác dụng của thiền định; Tác dụng của thiền định đối với não bộ
Thiền định giúp giải tỏa căng thăng trí óc (ảnh: Facebook)

Nói một cách đơn giản, thiền ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất thông qua ‘con đường giảm căng thẳng’ trong não. Như được giải thích ở dưới đây:

“Khi một cá nhân bị căng thẳng, hoạt động ở vỏ não trước trán, nơi chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và suy nghĩ có ý thức, sẽ giảm xuống. Trong khi hoạt động ở amidan, vùng dưới đồi và vỏ não trước, nơi nhanh chóng kích hoạt các phản ứng căng thẳng, có xu hướng tăng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chánh niệm đảo ngược hai phương thức phản ứng này khi bị căng thẳng. Nó làm tăng hoạt động trước trán, điều chỉnh và ngăn chặn các phản ứng căng thẳng sinh học.

Các phản ứng căng thẳng sinh học quá mức có thể khiến mọi người mắc ‘bệnh căng thẳng’ như trầm cảm, bệnh tim.

Bằng cách giảm áp lực cho thân thể, ‘chánh niệm’ giúp điều chỉnh phản ứng căng thẳng của cơ thể; cuối cùng làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của ‘bệnh căng thẳng'”.

Tham gia lớp thiền trực tuyến

Vậy nên có thể giải thích tại sao thiền định lại có thể trợ giúp trị liệu các căn bệnh liên quan đến căng thẳng sau đây: Huyết áp cao; rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi; đau mãn tính; khó chịu đường tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích; nhức đầu; bệnh da; các vấn đề hô hấp như hen suyễn, khí phế thũng; trầm cảm nhẹ và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Tác dụng của thiền định là gì; Công dụng của thiền định; Tác dụng của việc thiền định
Ngày càng có nhiều người quan tâm đến thiền định (ảnh: Nguyện Ước)

Cuộc sống bận rộn và căng thẳng quá mức đã khiến nhiều người phải tìm đến các phương pháp thiền định để giảm áp lực tinh thần. Trước vô vàn những lợi ích của thiền định như đã nêu ở trên, nếu bạn đọc quan tâm thì cũng có thể tham gia một lớp học thiền định trực tuyến đang được nhiều người chú ý, đặc biệt là lớp này hoàn toàn miễn phí, bạn có thể đăng ký học tại đây

Theo Epoch Times

x