Văn hóa truyền thống

Không đi đường tắt, người tu hành quý ở hai chữ ‘ngay chính’

29/11/21, 10:43
5 thầy trò Đường Tăng là hình ảnh điển hình của người tu hành chân chính, tư mình vượt qua kiếp nạn tu thành chính quả
5 thầy trò Đường Tăng là hình ảnh điển hình của người tu hành chân chính, trải qua đủ khó khăn kiếp nạn, cuối cùng tu thành chính quả (ảnh: Internet).

Con đường của một người tu hành phải là từng bước leo lên, đi trong gai góc, cam chịu và khổ hạnh. Điều quý nhất nằm ở sự ngay chính mà tuyệt không thể đi đường tắt.

Cao tăng Huệ Năng vì để khảo nghiệm huệ căn của rất nhiều tăng lữ trong chùa nên đã cho tu sửa pháp tượng Đạt Ma rất trang nghiêm trên đỉnh núi Phi Lai. Ông truyền lời rằng, các đồ đệ của chùa, ai có thể quang minh chính đại chạm tới huệ nhãn của sư tổ, người đó sẽ là người được truyền thừa y bát.

Khảo nghiệm của người tu Phật

Các hòa thượng nghe thấy liền âm thầm bàn luận sôi nổi. Vì sao trưởng lão trụ trì muốn tu sửa tượng Đạt Ma? Phải chăng là vì để chuẩn bị cho tương lai? Ai có thể chạm được với huệ nhãn của sư tổ sẽ là người được kế vị trụ trì chùa.

Người ta cũng nói rằng đường lên đỉnh núi rất gập ghềnh khó đi; thậm chí có không ít các cao tăng đã viên tịch trên đường lên đỉnh núi. Có thể thấy rằng đường lên núi vô cùng khó khăn, nguy hiểm.

Trong chùa có một vị tăng nhân sớm đã dò ra lối đi tắt lên đỉnh núi. Đi theo hướng đường tắt này, có thể rút ngắn đi một nửa chặng đường. Thời gian đi đến đỉnh núi cũng nhanh hơn rất nhiều. Còn có những tăng nhân tập hợp thành nhóm đi lên theo con đường lớn bằng phẳng phía sau núi. Chặng đường tuy dài nhưng bằng phẳng không có trở ngại nào.

ung dung cúi đầu là bậc trí giả
Khi người tu hành còn mang tâm phàm thì sẽ cố gắng tìm đường tắt, hòng được một chút lợi ích cá nhân (ảnh: Internet).

Người tu hành không chọn đường tắt

Chỉ có một tăng nhân tên là Tâm Thiền đã quyết định đi lên đỉnh núi bằng con đường chính phía trước. Con đường chính lên đỉnh núi Phi Lai, thế núi dốc đứng, đường quanh co khúc khuỷu, đầy các bụi cây gai góc. Tâm Thiền từng bước từng bước gian nan trèo lên, vượt qua mọi chông gai, đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và cả máu.

Lên đến đỉnh núi, Tâm Thiền thấy rằng rất đông các sư huynh sư đệ đã đến trước đứng trước tượng phật Đạt Ma thân vàng; họ đang chăm chú nhìn Tâm Thiền lững thững đến muộn.

Tâm Thiền cũng không cảm thấy xấu hổ, chầm chậm bước lên tượng Phật chạm vào huệ nhãn.

Ngay lúc này, cao tăng Huệ Năng bước ra tuyên bố Tâm Thiền có đủ huệ căn, có thể được truyền thừa y bát và quyết định truyền lại vị trí trụ trì trong tương lai cho Tâm Thiền.

Người tu luyện đọc Kinh Phật, Thiên Thần không gian khác liền đến nghe
Tu luyện tinh tấn, duy trì thường hằng thì mới có thể thành công (ảnh minh họa pinterest).

Chúng tăng nghe thấy vô cùng kinh ngạc, một số tăng nhân phàn nàn: “Tâm Thiền đến muộn nhất, phương pháp cứng nhắc, có thể nói không khôn ngoan chút nào. Vị trí trụ trì ấy sao có thể để anh ta ngồi được?”

Không đi đường tắt, quý ở hai chữ “ngay chính”

Tuy nhiên, Huệ Năng nói: “Đời người trong giới tu hành, quý là ở hai chữ ngay chính. Lời nói cần phải ngay chính, suy nghĩ cần phải ngay chính, hành vi cần phải ngay chính. Mọi người đều đi đường tắt, chỉ có Tâm Thiền theo đường chính diện từng bước từng bước leo lên; mọi người đều đi theo đường lớn, chỉ có Tâm Thiền là không đi đường tắt; thay vào đó là đi trong gai góc, cam chịu đổ mồ hôi và máu. Con đường anh ấy đi là con đường của vị Phật chân chính, còn chư vị thì lại không phải. Ta sao có thể giao chùa này cho những người có hành vi bất chính được? Hãy nhớ: Cần phải đi trên con đường chính đạo!”

Mọi người im lặng không nói được gì nữa.

Nói về người tu hành không thể không nhắc đến 5 thầy trò Đường Tăng
5 thầy trò Đường Tăng tự mình vượt qua đủ 81 kiếp nạn mới có thể tu thành chính quả (ảnh DKN).

Lời nói cần phải ngay chính, suy nghĩ cần phải ngay chính, hành vi cần phải ngay chính. Đó là thước đo của Phật, đó là sự tu hành của Phật. Trước những lựa chọn trong sự nghiệp hoặc tình cảm của mình, điều mà rất nhiều người bình thường nghĩ đến trước hết là tìm cách đi tắt; hơn thế nữa, còn có người đi theo con đường sai lầm.

Một người bình thường cần phải sống ngay chính mới được người đời kính trọng. Yêu cầu này đối với người tu hành còn phải cao hơn, nghiêm khắc hơn. Đó là không được đi đường tắt.

Link bài gốc: Đức huệ của Phật Gia: Tôn trọng người khác là sức mạnh ngàn quân

Xem thêm:

x