Chuyện xưa kể rằng có nhiều người đã tu thành Thần tiên. Bậc cao nhân cho rằng con người khó tu thành là do cố chấp nắm giữ vật chất nơi thế gian mà thống khổ.
- Cố chấp bài xích Phật Pháp sẽ chịu báo ứng
- Bức hại Phật Pháp, vua Tống Huy Tông phải nhận kết cục bi thảm
Nội dung chính
Đạo thuật huyền diệu của bậc tu thành Thần Tiên
Trong ‘Thái Bình quảng ký’ có câu chuyện kể về một người tên là Thạch Mân. Ông có đạo thuật của ông huyền diệu, cao thâm.
Vào giữa năm Trường Khánh, có một người đàn ông có tên gọi là Lôi Sinh. Lôi Sinh từng làm bộ tướng ở Tuyên Thành. Một ngày nọ, Lôi Sinh cùng với mấy người bạn tụ họp uống rượu trong một dinh thự ở quận Na; lúc ấy Thạch Mân cũng có ở đó. Gia nhân của Lôi Sinh bắt được một con cá lớn dài mấy thước, liền gửi đến dinh thự. Khi đó, Lôi Sinh và bạn bè đều đã say mèm rồi bạn bè dần dần về hết. Chỉ riêng Thạch Mân vẫn còn ở trong dinh thự Lôi gia.
Lúc này đang là hè nóng bức, sang ngày hôm sau thì con cá đó đã chết thối, không thể ăn được nữa. Gia nhân định mang cá vứt đi; Thạch Mân ngăn lại nói: “Con cá này tuy đã thối rữa, nhưng ta có linh dược; có thể cho nó sống lại. Sao lại phải đem nó vứt đi chứ?”.
Lôi Sinh không tin nói : “Tiên sinh tùy tiện nói chuyện hồ đồ; dù cho có linh dược thật cũng làm sao có thể khiến cho con cá thối rữa này sống lại kia chứ.”
Phép thuật khiến cá chết có thể sống lại
Thạch Mân từ tốn đáp: “Vậy cậu nhìn xem nó sẽ sống lại như thế nào nhé!” .
Thạch Mân lấy ra một cái túi nhỏ có vài viên thuốc. Ông đem viên thuốc bỏ vào miệng cá. Sau một khoảng thời gian, cá kia chợt bắt đầu cử động; vây của nó vẫy vẫy như đang bơi trong nước vậy.
Lôi Sinh cảm thấy chấn động, hướng về Thạch Mân chắp tay nói: “Đạo thuật của tiên sinh có thể nói là Thần rồi! Tôi quả là kẻ trần tục mê lạc không biết gì, cùng tiên sinh mà so cao thấp. Tôi đúng như là hạng tôm tép; cóc nhái trong giếng nước mà sánh với chim bay trên trời vậy. Ngài sao có thể hạ mình làm bạn với kẻ hèn này vậy?”
Tu thành Thần Tiên không khó, chỉ do con người mê đắm vào thế tục
Lôi Sinh bị bệnh nhiều năm, ông muốn Thạch Mân cho mình đan dược, để giảm bớt sự thống khổ do bệnh tật gây ra bấy lâu nay. Thạch Mân từ chối. Ông nói: “Đan dược của ta chí thanh chí liêm, cậu là người trần tục, không biết giữ mình, ham mê phóng túng. Trong người nội tạng uế khí chồng chất. Nếu uống đan dược của ta vào trong bụng; thế thì uế khí trong tạng phủ cùng dược lực đánh nhau, tựa như nước lửa giao chiến. Tính mạng của cậu tất khó giữ. Vậy nên vạn lần không được uống.”
Thạch Mân nghiêm sắc mặt nói: “Tu thành Thần tiên không khó, chỉ do con người quá mê đắm vào cuộc sống thế tục, như vượn kia thân trong cũi sắt, như cá chậu chim lồng, không có tâm cầu giải thoát, làm sao có thể tu thành Thần tiên được“.
Buông bỏ tâm truy cầu là con đường để tu thành thần tiên
Cuộc sống nơi đây có quá nhiều thứ mê hoặc. Truy cầu danh, lợi, tình là những tâm truy cầu lớn nhất. Phật giảng rằng, hết thảy danh lợi tình đều là vật ngoại thân; khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi. Cho nên, người ta chỉ khi có thể hiểu được như vậy, rằng tất cả đều như mây khói thoảng thì mới buông bỏ được nhiều ham muốn danh vọng.
Nếu cứ cố bám giữ vào những giá trị vật chất nơi con người; cứ truy cầu cái như mây khói thoảng kia mà không chịu buông bỏ thì con người không bao giờ hết khổ. Buông bỏ là xả bỏ cái nhân tâm: tham lam, nóng giận, ích kỉ, vị tư…còn quyền lợi vật chất thật sự thì trong số phận của ai được an bài bao nhiêu sẽ có bấy nhiêu, không mất đi đâu cả.
Con người sống trên thế gian nơi như Thạch Mân là “vượn trong cũi sắt”; “cá chậu chim lồng”. Con người càng ngày càng bị lệ thuộc vào thế giới xung quanh mà không biết rằng mình khổ. Thậm chí còn cho rằng sở hữu càng nhiều thứ đồ hiện đại đắt đỏ càng hạnh phúc; miễn sao cứ nhiều tiền hạnh phúc. Nhưng thực ra đó đâu phải là hạnh phúc thực sự.
Vì sao có người lại tu thành Thần Tiên được? Chính vì họ sẵn sàng buông bỏ dục vọng, coi nhẹ sắc tình, dần dần đề cao cảnh giới, cuối cùng đắc đạo viên mãn.
Theo Chánh Kiến
Có thể bạn quan tâm: