Văn hóa truyền thống

Đông y: Muốn trị được bệnh, phải hiểu được gốc rễ của bệnh

23/03/23, 17:17
Đông y: Muốn trị được bệnh, phải hiểu được gốc rễ của bệnh
(ảnh: Adobestock)

Cách chữa bệnh của Tây y có tính đối kháng, tiêu trừ bệnh và cải biến bệnh lý, đối tượng điều trị là cái “bệnh”. Còn đông y chữa bệnh có tính hòa giải, đối tượng điều trị là “con người”, muốn trị được bệnh thì phải tìm được cái gốc của bệnh, sau đó tìm phương pháp điều chỉnh và khôi phục.

Trong Phật giáo có một câu chuyện cổ kể rằng: Khi thiền sư Ấn Tông đang giảng về Kinh Niết Bàn, bên dưới có hai vị tăng nhân đang đàm luận: “Lá cờ kia vì sao lại lay động?” Một vị thì cho rằng là gió đang lay động, chứ không phải lá cờ đang động? Vị kia lại bảo là lá cờ đang bay, rõ ràng là lá cờ động. Rốt cục thì thứ gì đang lay động? Lúc này Huệ Năng tiến đến và nói: “Chẳng phải gió, cũng chẳng phải cờ, là tâm các người đang động”. 

Câu nói khiến mọi người chấn động, trở thành lời giải thiên cổ được lưu truyền cho tới ngày nay. Quả thật, nếu tâm chẳng động thì cũng chẳng thấy gió thổi, cờ bay. Hàm ý của câu nói trên thậm chí còn trở thành phương hướng trị bệnh của Đông y. 

Căn bệnh lắc lư, dao động của một phụ nữ trung niên

Có một người phụ nữ trung niên 46 tuổi, ở nhà làm nội trợ, ngày ngày chăm chỉ làm vườn. Cô có làn da ngăm đen, thân thể khỏe mạnh. 

Một ngày nọ, cô nói với chồng rằng thân thể mình giống như đang lắc lư dao động vậy, đi lại mất thăng bằng, và hơi chóng mặt. Người chồng nghe xong rất lo lắng, tưởng cô bị trúng gió, liền đưa cô đi khám bác sĩ. Qua kiểm tra, tất cả đều bình thường, không có vấn đề gì cả. Rốt cục đây là chuyện gì?

Người thân bạn bè đều thấy lạ, mặc dù cô luôn cảm thấy mình lắc động và đi lại không cân bằng, nhưng nhìn bề ngoài, không ai thấy có điểm gì lạ ở cô cả, thấy rất ổn, rất bình thường. 

Cô đã uống rất nhiều loại thuốc, nhưng bệnh trạng cũng không có chút cải thiện nào. Không ai hiểu được tình trạng thực sự của cô, nội tâm cô rất khổ sở, cuối cùng bác sĩ đã giới thiệu cô qua khoa trị liệu tâm lý. Ở đây bác sĩ thăm khám và cho cô uống thuốc chống trầm cảm. 

Muốn trị được bệnh; Muốn trị được bệnh hiệu quả; Muốn tị được bệnh hiệu quả thì phải làm sao
Người phụ nữ đã uống rất nhiều thuốc Tây nhưng không khỏi (ảnh minh họa: MPR)

Cô đã uống thuốc 6 năm, nhưng thân thể vẫn mất thăng bằng như trước. Trái lại thuốc chống trầm cảm còn khiến cô mất ngủ, đau lưng, tiểu tiện nhiều và thường ho khan. Rốt cục vấn đề nằm ở đâu? 

Những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra chứng lắc lư, dao động, mất thăng bằng

– Trúng gió, choáng váng

– Lão hóa gây suy giảm thị lực và trí nhớ.

– Bệnh Parkinson, suy tuyến giáp.

– Mất trí nhớ, sa sút trí tuệ.

– Bệnh tiểu đường dẫn đến thần kinh ngoại vi.

– Rối loạn chức năng tiểu não hoặc teo tiểu não.

– Thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ.

– Lãng tai, sỏi tai lạc vị, rối loạn chức năng kênh bán nguyệt trong tai.

– Uống rượu và nghiện rượu quá mức dẫn đến thiếu hụt vitamin B1.

– U hố sau, u tiểu não.

Mỗi lần cô đến phòng khám, gương mặt đều ủ rũ, buồn bã, tinh thần mệt mỏi. Cô không thể hiểu được tại sao cô chỉ là cảm thấy lắc lư, dao động, mất thăng bằng khi đi lại, mà lại bắt cô uống thuốc chống trầm cảm. Cũng chẳng thấy hiệu quả gì, bệnh tưởng là nhỏ mà giày vò thì thật là lớn. Tay chân vốn hoạt bát của cô, giờ lại chẳng làm được thứ gì. Hơn nữa, cô còn mãn kinh sớm, cô cho rằng tất cả là do thuốc chống trầm cảm gây nên. Tình cảnh cô thật là buồn khổ.

Tìm đến Đông y, căn bệnh lâu năm đã được chữa khỏi

Suốt nhiều năm bệnh tật thuốc thang giày vò, cô thử tìm đến Đông y. Thầy thuốc quyết định châm cứu cho cô. 

Đầu tiên để an thần, châm kim vào huyệt bách hội trên đỉnh đầu. Trấn tĩnh thần kinh, khai thông mạch đốc, châm các huyệt Thái dương, Thần đình, Ấn đường. Châm từ trên xuống dưới, như vậy có thể trị được chứng trầm cảm. 

Tiểu não tổn thương, có thể gây rối loạn thăng bằng, nhưng qua kiểm tra Tây y lại thấy bình thường; vậy thì có thể là do các cơ quan bình thường nhưng khí và chức năng có điểm bất thường. Châm cứu vào vùng cân bằng, dọc theo đường ngang bên ngoài huyệt Ngọc chẩm 3.5 cm, từ Ngọc chẩm châm đến huyệt Thiên trụ, tiếp tục châm trên vùng tai, cách chóp tai 1.5 cm, đâm ngang.

Khai thông các khớp tay chân, giúp cảm giác thăng bằng khi đi lại thì châm cứu lên các huyệt Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Thái xung. Đau lưng, tiểu nhiều, châm huyệt Khí Hải, Quan Nguyên. Mỗi tuần châm một lần và sắc thuốc an thần để uống.

Trong lần châm cứu thứ 2, cô cảm thấy có trọng lực dưới chân, không còn cảm giác sợ ngã khi đi đường nữa. Tuy nhiên, cô vẫn lo lắng không biết bệnh có thể thực sự  trị hết không, nghĩ tới quá trình trị liệu gian khổ trước đây cô không khỏi suy nghĩ. 

Để giảm bớt nỗi lo cho bệnh nhân, thầy thuốc cười nói: “Bà có biết diễn viên hài câm Charlie Chaplin không? Khi ông ấy có thể không cần phát ra tiếng động nhưng có thể khiến một đám người cười nghiêng ngả. Có một ngày ông ấy kể một câu chuyện cười, kể xong thì tất cả mọi người ở đó đều cười ầm lên. Nhưng ông ấy lại tiếp tục kể lần hai, lúc này chỉ có một vài người cười thôi. Ông lại kể thêm lần thứ 3, lần này không ai cười cả”. Người phụ nữ nghe xong khẽ cười, mọi sầu muộn tan biến.

Diễn viên hài Charlie Chaplin (ảnh: Megan)

Vị thầy thuốc lại nói tiếp: “Charlie Chaplin nói, với một câu chuyện cười thì bạn lại chẳng thể cười nhiều lần một cách thoải mái, cười mãi thì thấy vô vị. Nhưng với một chuyện buồn, chuyện giận, thì người ta lại nguyện ý khóc lóc, khổ sở hết lần này đến lần khác, tức giận hết lần này đến lần khác. Vậy nên phu nhân à, tôi hy vọng cô hãy lạc quan hơn một chút, đừng ở mãi trong cái cảm giác lắc lư, dao động nữa. Nếu cô đã hiểu ra vấn đề, thì hãy cười lên nào!”

Đến lần châm cứu thứ 3, cô đã có thể đi đường bình thường, không còn cảm giác mất thăng bằng nữa. Cuối cùng cô cũng trở lại trạng thái bình thường, nụ cười đã trở lại trên môi. Cô thấy mình đã khỏi bệnh rồi và muốn kết thúc trị liệu.

Căn bệnh rung lắc 6 năm cuối cùng đã được giải quyết bằng Đông y. 

Muốn trị được bệnh, phải hiểu được căn nguyên của bệnh

Cuộc sống hiện đại, người ta thường tin tưởng Tây y, và cho rằng Đông y là sự lạc hậu, lỗi thời. Thế nhưng nhiều người đã trải nghiệm được sự tuyệt vời của Đông y.

Đông y là nhân thuật nên đối tượng của Đông y là “con người”, không phải là “bệnh”. Con người sống hòa hợp với vũ trụ để hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái cân bằng chỉnh thể. Phương châm chữa bệnh cơ bản là “lưu nhân trị bệnh”, tức là giữ lấy mạng sống của con người trước, sau đó mới khống chế, tiêu trừ ổ bệnh. Do đó trong quá trình chữa bệnh, Đông y chú trọng khả năng tự khôi phục và tái tạo cơ thể người.

Chữa bệnh là chữa một con người, trong đó, quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là quan hệ giữa người với người. Đồng thời, Đông y quan niệm chẩn đoán và điều trị chính là quá trình tiếp xúc và giao lưu, giúp tháo gỡ từ tâm bệnh đến thân bệnh của bệnh nhân. 

Trong khi quan điểm chủ đạo trong chữa bệnh Tây y là tiêu trừ ổ bệnh và cải biến bệnh lý. Vì thế, trong quá trình chữa bệnh, bác sĩ là chủ thể, người bệnh được xem như một thực thể mang mầm bệnh. Tuy không thể phủ nhận những giá trị của Tây y, nhưng thực sự Đông y là nguồn giá trị vô tận mà nhân loại không nên bỏ quên. 

Theo Epochtimes

x