Văn hóa truyền thống

Đồ cúng Phật của quốc vương và người phụ nữ nghèo có gì khác nhau?

17/10/21, 17:33
cô gái nghèo dâng dầu cúng phật
Nếu chúng ta đến cúng Phật bằng niềm tin chánh tín như vậy thì nguồn năng lượng tha lực của chư Phật và năng lượng tâm linh chúng ta mới giao thoa với nhau (ảnh chụp vidieo)

Mỗi người cúng Phật bằng cả niềm tôn kính và niềm tin chính tín thì nguồn năng lượng tâm linh mới có thể giao thoa với nhau.

Các chư thần đề xuất: “Hãy đốt đèn để cúng Phật”.

Một ngày nọ, khi Đức Phật ở tại núi Gādhrakūta, của nước Rajagaha. Vua nước Ấn Độ cổ khi đó là Ajashi đã cung kính thỉnh mời Đức Phật ăn cơm. Sau bữa đó Ngài trở về tịnh xá Chích Hoàn. Sau đó, vua thảo luận với các chư thần: “Chúng ta đã cúng dường đồ ăn cho Phật Đà. Sau nay phải làm gì nữa để bày tỏ lòng cung kính đối với Ngài?”

Thế là, vua hạ lệnh cho các đại thần chuẩn bị các hộc dầu mè để từ cổng cung điện đến tịnh xá nơi Đức Phật ở. Mọi người không ngừng thắp sáng khiến khung cảnh vô cùng mỹ lệ. 

Nanda, người phụ nữ nghèo xin tiền đốt đèn cúng Phật

Lúc đó, có một người phụ nữ nghèo tên Nanda, từ khi sinh ra đã một lòng thành kính với Đức Phật. Cô rất muốn cúng dường cho Ngài nhưng khổ nỗi lại không có tiền. Hôm đó, khi nhìn thấy quốc vương làm lễ lớn như vậy thì trong lòng cảm thấy vô cùng hoan hỷ. Cô cũng muốn bày tỏ lòng thành của mình. 

Vì vậy, Cô lấy một đồng tiền đi xin được đến cửa hàng bán dầu mè. Cô thỉnh cầu người chủ cửa hàng bán cho mình chút dầu để thắp đèn cúng Phật. Người chủ cửa hàng nhìn và nói với cô: “Bà nghèo khó như vậy, sao không dùng tiền ăn xin được ăn xin được mua đồ ăn. Bà lại đi mua dầu làm gì?”

Nanda nói: “Trong mỗi kiếp nhân sinh, đều không thoát khỏi những đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử. Trong cả cuộc đời của mỗi sinh mệnh, đều rất khó có được cơ duyên gặp được Đức Phật chuyển sinh. Đây là việc may mắn vạn kiếp mới gặp được. Hôm nay tôi nhìn thấy quốc vương thắp đèn cúng Phật, lập được đại công đức. Trong lòng tôi vô cùng ngưỡng mộ. Mặc dù xuất thân nghèo khó, tôi cũng muốn tỏ chút lòng thành thắp đèn cúng dường. Xin ông hãy bán cho tôi một ít dầu”.

Người bán dầu sau khi hiểu được tấm lòng của Nanda thì vô cùng cảm động. Vốn dĩ số tiền chỉ mua được hai đấu dầu nhưng chủ cửa hàng lại lấy cho cô ba đấu. Người phụ nữ nghèo vui mừng đi tới tịnh xá nơi Đức Phật ở thắp một ngọn đèn cúng dường cho Ngài.

Tất cả các đèn cúng Phật đều tắt, chỉ có một ngọn đèn sáng

Người phụ nữ biết rằng dầu đèn không nhiều, chưa tới nửa đêm sẽ bị tắt nên hướng về phía Đức Phật mà chắp tay qùy lạy và cầu nguyện: “Con nguyện đời đời kiếp kiếp có thể làm việc phụng sự cho Đức Phật. Con thỉnh cầu Ngài phù hộ cho ngọn đèn này có thể sáng mãi qua đêm”.

cúng phật
Cô gái bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn với Phật. (ảnh: báo giáo dục)

Tới nửa đêm, một số ngọn đèn dầu của quốc vương có ngọn đã tắt. Một số đã mờ nhạt. Chỉ có ngọn đèn của người phụ nữ nghèo nọ vẫn sáng bất diệt dù dầu đã cạn nhưng vẫn soi rạng tới khi trời sáng. 

Lúc này, Đức Phật nói với Mục Kiền Liên tôn giả: “Trời sáng rồi, có thể tắt đèn rồi”.

Thế là, tôn giả lần lượt đi dập tắt các ngọn đèn. Tuy nhiên ngọn đèn của người phụ nữ nghèo dù thổi đến ba bốn lần vẫn cháy sáng. Tôn giả bèn dùng áo cà sa quạt nhưng ngọn đèn lại càng sáng hơn. Ông lại lấy thần uy thổi gió mạnh hơn ngọn đèn không những không tắt ngược lại càng ngày càng sáng hơn. Ngọn đèn sáng chiếu Phạm Thiên, chiếu sáng tam thiên thế giới bên cạnh khiến Tôn giả cảm thấy vô cùng kỳ lạ.

Đức Phật thụ ký, người phụ nữ nghèo trở thành Phật

Đức Phật nhìn thấy cử chỉ của tôn giả Mục Kiền Liên liền nói: “Được rồi! Được rồi! Đây là ánh sáng công đức tương ứng của Phật. Sự tín tâm của Nanda có thể tiêu trừ vô lượng nghiệp chướng.

Nếu trong tương lai phát tâm dùng Kinh pháp giáo hóa dân chúng, sau ba mươi kiếp nữa, phụ nữ nghèo này sẽ được viên mãn. Cô ấy sẽ có thể trở thành một vị Phật, hiệu là Tu Di Đăng Quang Như Lai”.

Người phụ nữ nghe Đức Phật giảng dạy, trong lòng cảm thấy vô cùng vui mừng. Bà lập tức nhún người một cái, cơ thể bay bổng vào không trung. Khi cách mặt đất khoảng tám mươi trượng. Sau đó nhảy lùi lại hướng về phía Đức Phật hành lễ rồi rời đi.

cúng phật
Cúng Phật bằng cả một niềm tôn kính dành cho Phật (ảnh: phật giáo)

Sau khi nghe được sự việc này, quốc vương hỏi Đức Phật: “Công đức của những việc con làm to lớn như vậy, tại sao đức Phật không chỉ dạy gì cho con? Người phụ nữ nghèo đó chỉ thắp một ngọn đèn mà lại được Đức Phật thụ ký chỉ dạy là cớ làm sao?” 

Đức Phật đáp: “Những việc quốc vương dù rất nhiều nhưng nhân tâm có sự khác biệt. Cho nên công đức dù là lớn hay nhỏ nhưng nếu nhân tâm phát nguyện hướng về Phật như người phụ nữ kia thì sẽ được chứng tâm”.

Niềm tin là chính tín phải dựa trên trí huệ

Trong đời sống, niềm tin rất quan trọng. Nhưng niềm tin đó phải là chánh tín. Niềm tin này phải dựa vào lòng chí thành của mình, vào sự chân thật. Niềm tin không bị dao động bởi những lời lẽ và sự bài xích của người khác.

Như chúng ta tin rằng: cúng dường thì sẽ được phước. Niềm tin này phải dựa trên cơ sở của trí tuệ chứ không phải là: ai sao tôi vậy. Trước khi tin, chúng ta phải hiểu rõ niềm tin dựa trên sự phân tích và những kinh nghiệm thực tiễn.

Trong đạo Phật, niềm tin là do sự hiểu biết tuyệt đối chứ không tin mù quáng. Niềm tin không mê tín và không dựa vào tha lực tối thượng của một quyền năng nào cả.

đức phật chuyển thế
Niềm tin không phải là mê tín mà phải xuất phát từ trí huệ (ảnh: phật giáo)

Rất nhiều người, trong đó có cả những Phật tử hiểu lầm rằng: đi chùa lễ Phật, dâng hoa cúng quả dưới chân đức Từ Phụ, thắp vài nén nhang là có thể yên chí rằng đức Phật đã chứng giám cho mình. Nhưng không phải vậy, tâm trong sáng của con người mới là điều đáng giá.

Nếu chúng ta cúng Phật bằng niềm tin sâu sắc, mỗi ngày một cố gắng, tu cái tâm của bản thân mình. Sẽ đến một ngày Phật có thể giúp chúng ta chứng ngộ và được giải thoát khỏi bể khổ.

Theo Vision Times

x