Câu thành ngữ “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng” đã không còn đúng với gia đình chị Luyến. Chị đã cùng với anh nuôi dạy 4 đứa con khôn lớn trưởng thành mà không hề phân biệt con chung con riêng.
Đó là câu chuyện về chị Trịnh Thị Luyến sinh năm 1977, ở thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chị Luyến là con cả trong một gia đình làm nghề nông có 4 chị em. Học chưa hết cấp 2 chị Luyến đã phải nghỉ học ở nhà làm nông nghiệp giúp bố mẹ, trồng rau, cấy lúa, đem rau cỏ trồng được ra chợ bán.
Nội dung chính
Lấy chồng rồi ly hôn
Chị còn đi đội than, đội đá thuê cho các thuyền cập bến ở bờ sông Đuống…, đi khắp nơi bán màn, bán chăn (làng chị hồi ấy chuyên sản xuất chăn màn). Cô gái ấy khỏe mạnh, chăm chỉ, đảm đang. Nên có người thấy thế giới thiệu chị với trai làng bên cạnh, hơn chị một tuổi.
Cuộc hôn nhân do cha mẹ hai bên sắp đặt, anh chị không có thời gian tìm hiểu. Lại còn trẻ người non dạ, chưa va chạm trong các mối quan hệ gia đình. Vì vậy, khi về sống với nhau họ thấy không hợp, nhiều mâu thuẫn nảy sinh… Lấy nhau được mấy tháng thì anh chị ly hôn. Chị về nhà bố mẹ đẻ.
Làm mẹ của hai con riêng
Khoảng hơn 3 năm sau, chị xây dựng gia đình với chồng chị bây giờ là người làng (vợ anh ra đi vì bệnh tim để lại 2 đứa con còn nhỏ dại, bé thứ hai khi ấy mới 9 tháng tuổi). Chị về, vừa phải làm mẹ của 2 đứa nhỏ mà chị lại chưa có con, chưa chăm trẻ con bao giờ, vừa phải cáng đáng công việc gia đình cùng với chồng, lúc đó cuộc sống cũng rất khó khăn.
Mẹ chồng chị thường xót cảnh 2 đứa bé sớm mồ côi mẹ, các cháu thiếu tình cảm của mẹ. Câu nói cửa miệng của bà “sểnh cha ăn cơm với cá, sểnh mẹ gối đá nằm sương” khiến cho không khí trong gia đình chị rất ảm đạm.
Nhiều bữa cơm chan nước mắt, trong nhà chả mấy khi có tiếng cười. Có những chuyện rất nhỏ cũng trở nên phức tạp. Chuyện bé thì xé ra to, mà chồng chị gia trưởng, hay áp đặt, không biết dung hòa các mối quan hệ ấy. Mẹ chồng chị thì hay nói xấu con dâu. Chồng chị chẳng cảm thông chia sẻ với vợ mà còn hay mắng chị “lắm mồm”!…
Phát hiện ung thư vú giai đoạn 2
Những khi như vậy chị buồn lắm, âm thầm chịu đựng không biết chia sẻ cùng ai! Vì vất vả, lam lũ từ nhỏ và cuộc sống ngày càng bế tắc, chị suy nghĩ rất nhiều. Sau đó, thân thể chị xuất hiện nhiều bệnh tật: đau dây thần kinh tọa, bị gai 3 đốt sống cổ, rối loạn tiền đình, hoa mắt chóng mặt… Chị không dám cả đi lên cầu thang.
Năm nào chị cũng đi khám định kì nhưng phần ngực chị lại chủ quan không bao giờ khám hay kiểm tra. Năm 2016, trong một lần khám thường kì bác sĩ phát hiện chị bị ung thư vú phải giai đoạn 2. Có 16 hạch ở nách và yêu cầu phải mổ. Ca mổ cắt và vét 16 hạch ở nách, phát hiện 3 hạch đã di căn.
Lúc đó ngực trái chưa có biểu hiện gì bất thường. Nhưng phải xạ trị 9. Ở viện về chị rất buồn, người rất yếu. Có một chị làm con dâu ở cùng làng giới thiệu: “Chị ơi, có cô Nga ở Bắc Ninh cũng bị ung thư vú như chị, thế mà khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bây giờ cô ấy khỏe mạnh bình thường đấy!”
Lần đầu tiên tập Pháp Luân Công
Chị Luyến lúc này đã mổ một bên vú và đang xạ trị. Thấy bạn ấy bảo hãy tìm trên mạng gõ vào phapluan.org. Thế là chị Luyến về mượn điện thoại thông minh của chồng tìm hiểu và tập theo. Mặc dù động tác chưa chính xác nhưng thân thể đã nhẹ nhàng đi như có người đẩy.
Tháng cuối cùng của đợt xạ trị thì chị gặp hai người là người nhà đi chăm bệnh nhân ở bệnh viện Trường Đại học Y (một bác ở Hà Nội, một bác ở Thanh Hóa- đều là người tu luyện Pháp Luân Công). Thế là nhóm tập công 3 người ở bệnh viện được hình thành.
Một tháng sau thì bác ở Hà Nội mua hộ chị cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Từ bệnh viện Trường Đại học Y trở về nhà, chị mua một điện thoại thông minh rồi vào facebook trang “Tâm Tính đề cao nhờ Tu luyện Pháp Luân Công” (trước đây tên của fanpage là “Khỏi bệnh thần kì nhờ tu luyện Pháp Luân Công”).
Thấy có bài chia sẻ của cô giáo Trịnh Thị Tố Trinh, chị liên hệ thì cô ấy giới thiệu đồng tu Thanh ở Thuận Thành đến chia sẻ, hỗ trợ cho chị đến điểm học Pháp và luyện công chung của Thuận Thành. Vì mới tu luyện nên chị chưa ngộ được, chị học Pháp cũng chưa được nhiều. Nhưng cơ thể chị thay đổi tích cực, nhẹ nhàng, khỏe ra nhanh chóng.
Những trải nghiệm trong quá trình tu luyện
Từ khi tu luyện các bệnh tật trong chị như đau đầu, đau dây thần kinh tọa, bị gai 3 đốt sống cổ, rối loạn tiền đình, hoa mắt chóng mặt, cả ung thư cũng dần biến mất. Chị thực sự khỏe mạnh, an yên!
Khi mới tu luyện, thời gian đầu trong một tuần liền, ngực trái lúc nào cũng bị rung như điện thoại để ở chế độ rung. Sau đó vì mới tu chưa ngộ được, chị đi khám thấy khối u đã biến mất. Lúc ấy chị mới hiểu rằng Sư Phụ đã tịnh hóa cho chị, tống khứ nghiệp từ căn bản.
Lần thứ 2 khi chị học Pháp lớp 9 ngày, đến buổi thứ 3 của lớp 9 ngày, chị bị đau bụng suốt cả buổi chiều. Sắp đến giờ đi học mà bụng chị vẫn đau quằn quại nhưng chị không dám kêu. Lúc đau chị vẫn nghĩ mình phải đến, rồi chị thấy hết đau rồi đến lớp học bình thường.
Một lần rán cá bị mỡ bắn phồng cả tay, chồng và các con chị đều lo lắng, yêu cầu chị phải bôi thuốc nhưng chị lại nghĩ không sao cả! Cái tay của chị phồng như vậy nhưng đau rát một lúc rồi tự hết, không đau gì nữa!
Dì ghẻ thương con chồng
Trước đây khi có những chuyện bất bình bị mọi người hiểu sai về mình, bị oan ức chị cũng chẳng buồn thanh minh. Hơn nữa bệnh tật trong người khó chịu, chị đem cái bực dọc, khó chịu ấy trút hết lên chồng con. Vì vậy, cuộc sống gia đình thường xuyên ngột ngạt, căng thẳng…
Từ khi tu luyện, học Pháp hướng nội chị thấy mình có nhiều tính xấu, đối xử với chồng con chưa thật tốt. Thấy mình cũng còn ích kỉ, chỉ lo lợi ích của mình bị thiệt thòi nên chưa toàn tâm toàn ý lo cho chồng con. Với hai con riêng của chồng, chị rất yêu quý các con nhưng vì lo cho các con, mong các con nên người nên chị đòi hỏi ở các con hơi cao. Chị cũng nghiêm khắc với các con nên mẹ chồng xót cháu cũng có lúc hiểu lầm!
Không khí gia đình vui vẻ
Từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chị thay đổi hẳn. Đối với mọi người đều hòa ái, làm gì cũng nghĩ cho người khác. Chị đặt mình vào hoàn cảnh của họ để có cách ứng xử phù hợp. Đối với các con chị nhẹ nhàng khuyên bảo mà không dùng cách yêu cầu, đòi hỏi như trước,…
Dần dần hoàn cảnh gia đình thay đổi, vui vẻ, hạnh phúc. Từ đó mẹ chồng chuyển sang yêu quý chị, thường khen: “Con dâu tôi biết lo lắng cho gia đình, nếu không thế thì làm sao các cháu tôi được như thế này!’ Mọi chuyện to nhỏ trong nhà bà đều chia sẻ với con dâu và không bao giờ đi nói xấu chị nữa.
Con trai đầu của anh chị đỗ vào Đại học Bách khoa, con gái thứ 2 tốt nghiệp Sư phạm tiểu học, dạy học ở xã bên, con gái thứ 3 ở ngưỡng cửa Đại học. Còn cậu út của họ giờ cũng đã lên lớp 8. Không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ!
Hoa ưu đàm nở 3 nơi trong nhà
Như để khích lệ chị, Thần Phật an bài những bông hoa ưu đàm cũng xuất hiện trong ngôi nhà của họ. Có 3 khóm: một khóm 5 bông trên màn hình máy tính của cậu con trai út, dưới ngăn bàn mà chị thường học Pháp nở 9 bông và trên tầng 2- nơi chị thường luyện công nở 11 bông. Và những bông hoa ưu đàm ấy đều nở kéo dài được hơn 1 năm.
Năm 2018 chị giới thiệu cho các bà các chị cùng xóm khoảng hơn chục người cùng tu luyện. Nhưng chân tu chỉ có 8 người. Mỗi tuần học Pháp chung 2 buổi và có tham dự học Pháp lớp 9 ngày.
Từ một người đau khổ vì bị bệnh tật giày vò, cuộc sống gia đình bị tù túng, mọi thứ bủa vây khó khăn chồng chất, tinh thần áp lực không thoải mái, lúc nào cũng cảm thấy cuộc sống của mình bị oan ức… nay nhờ tu luyện cuộc sống của chị đã bước sang trang mới.
Người chồng ủng hộ vợ tu luyện
Trước đây thấy chị giới thiệu Pháp cho ai thì chồng chị thường bảo: “Tuyên truyền vừa thôi! thấy tốt thì cứ tập đi!” Nhưng khi thấy chị tập có hiệu quả tích cực thì thái độ anh rất thoải mái.
Trước đây anh ấy rất nóng tính chứ không được thuần như bây giờ. Anh biết nhờ Pháp tốt mà vợ anh khỏe mạnh và con cái được trưởng thành. Gia đình “trong ấm ngoài êm” nên anh rất ủng hộ chị tu Đại Pháp.
Chị luôn thầm cảm ơn Sư Phụ đã cho chị được khỏe mạnh, thân tâm an lạc, gia đình hạnh phúc, cuộc đời chị sang trang mới. Ai muốn tìm hiểu và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp có thể liên hệ với chị theo số điện thoại: 0352 576 061, chị sẵn lòng chia sẻ những hiểu biết của mình về Pháp môn này với những người hữu duyên.
Xem thêm: