Văn hóa truyền thống

Đệ tử đặc biệt của Đường Tăng: Xuất gia nhưng không bỏ 3 thứ

01/11/21, 17:44
Đệ tử đặc biệt của Đường Tăng: Xuất gia nhưng không bỏ 3 thứ
Đệ tử đặc biệt của Đường Tăng, dù đã xuất gia nhưng vẫn không bỏ ba thứ (ảnh minh họa Sohu)

Có một vị đệ tử vô cùng đặc biệt của Đường Tăng, dù đã xuất gia nhưng vẫn không bỏ ba thứ vốn là đại kỵ của Phật giáo…

Đường Tăng tìm đồ đệ

Trong “Cao tăng truyền kỳ” có chép lại câu chuyện kể rằng, Khuy Cơ, họ là Uất Trì, cháu của Uất Trì Kính Đức – khai quốc công thần triều đại nhà Đường. Cha của Khuy Cơ là Uất Trì Tông, làm quan đến chức Tả kim ngô tướng quân. Về sau Khuy Cơ xuất gia và trở thành một cao tăng đại đức, nhưng quá trình xuất gia của Khuy Cơ cũng có nhiều điều thần kỳ.

Một ngày nọ, Uất Trì Tông – cha của Khuy Cơ đang ngồi ở trong thư phòng, thì thấy ở đằng xa có tiếng huyên náo truyền đến; loáng thoáng còn nghe thấy tiếng mọi người nói Phật hiệu. Lúc này, đứa hầu nhỏ hoảng hốt chạy vào trong phòng. Uất Trì Tông lập tức đứng dậy khỏi ghế ngồi và quát đứa nhỏ rằng: “Láo xược! Hôm nay đầu óc ngươi mê muội rồi à? Vì sao không nói trước mà đã dám tự tiện chạy vào trong phòng?”

Đứa hầu biết mình thất lễ, vội vàng quỳ xuống nói: “Đại nhân, tiểu nhân thực sự là vội quá, có một vị đại hòa thượng đã tới cửa rồi!…”

“Hòa thượng?” Uất Trì Tông cảm thấy ngạc nhiên. Bởi vì ông là một tướng quân võ công cái thế, trước giờ không có qua lại với hòa thượng. Hôm nay không hiểu tại sao lại có hòa thượng đi vào nhà?

Đệ tử đặc biệt của đường tăng; Đệ tử của đường tăng; Đường tăng tây du ký
Pháp sư Huyền Trang đi tìm đồ đệ đã được dự đoán từ trước (ảnh minh họa pinterest)

Cuộc ghé thăm đường đột khiến ai cũng ngạc nhiên

“Đúng vậy”, đứa hầu lại vội vàng nói tiếp: “Là một vị đại hòa thượng, trước cửa đã có rất nhiều người quỳ xuống đảnh lễ… Ông ấy đều không để ý tới, chỉ muốn gặp đại nhân.” Đứa hầu nhỏ vừa nói xong thì lại có một lão gia nhân lật đật đi vào và nói rằng: “Pháp sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng, Đường Tăng) xin cầu kiến!”

“Tam Tạng pháp sư tới rồi!” Uất Trì Tông còn chưa đợi gia nhân nói xong, liền vội vàng đi ra ngoài cửa. Ông một chân ở trong cửa, một chân ở ngoài cửa, mắt trừng lên nhìn đứa hầu nhỏ mà nói: “Nói mãi mà toàn lời vớ vẩn, sao không sớm nói ra tên của vị đại sư?”

Uất Trì Tông cung kính đón pháp sư Huyền Trang vào phòng khách; vội vàng sai người mang trà lên.

“Uất Trì tướng quân”, pháp sư vừa ngồi xuống liền nói: “Hôm nay bần tăng mạo muội ghé thăm, là có một việc muốn nhờ cậy, mong được tướng quân bố thí cho”.

Uất Trì Tông cao hứng nói: “Đại sư tự mình đến cửa hóa duyên, thật sự là vinh diệu cho phủ tôi, xin đại sư cứ dạy bảo”.

Huyền Trang thấy tướng quân vui vẻ như vậy mới cười nói: “Tướng quân hãy khoan đồng ý, kẻo khi tôi nói ra lại luyến tiếc không rời. Lúc đó thì lại không biết làm như thế nào cho phải?”

Đường tăng là ai; Đường huyền trang là ai; Đường huyền trang có thật không
Đường Tăng muốn nhận công tử Khuy Cơ làm đồ đệ (ảnh minh họa pinterest)

Đường Tăng muốn nhận Khuy Cơ làm đệ tử

Một câu nói này lại khiến lão tướng quân đứng ngồi không yên. Một vị tướng quân lừng lẫy trên chiến trường; nói chuyện trước giờ đều như chém đinh chặt sắt. Tướng quân đang muốn lập thệ phát nguyện thì pháp sư Huyền Trang khoát tay một cái: “Chờ bần tăng nói ra duyên cớ đã. Xin tướng quân cứ suy nghĩ cho kĩ, rồi hãy quyết định là có bố thí hay không”.

Vốn là, Đường Huyền Trang từ Ấn Độ lấy kinh trở về, trên đường từng gặp một vị ni cô nói rằng: “Chờ đến ngày ông trở về nước, có một học trò xuất sắc của ông đã giáng sinh”. Vì vậy Huyền Trang sau khi trở về nước liền lập tức đi tìm người đồ đệ này.

Một ngày nọ, ở trên đường bên ngoài thành Trường An, pháp sư Huyền Trang vô tình gặp được Khuy Cơ; thấy cậu mặt mũi thanh tú, cử chỉ hào phóng. Sau khi tìm hiểu thì biết được đó là con trai của tướng quân Uất Trì Tông. Huyền Trang thở dài nói: “Đúng là con của một vị tướng quân có khác!”. Từ đó Huyền Trang muốn nhận Khuy Cơ làm đệ tử.

Khi Huyền Trang vừa nói xong việc muốn nhận Khuy Cơ làm đệ tử, tóc dưới mũ của Uất Trì Tông đột nhiên nóng lên, hai tay hợp thập rồi lại từ từ tách ra. Khuy Cơ là con trai út của ông, phu nhân đã sớm qua đời. Hiện tại chỉ có đứa con này gần gũi chăm sóc, cũng là chỗ dựa tinh thần của ông. Giờ để cho con trai xuất gia sao? Trước giờ ông chưa từng nghĩ đến việc này.

Xuất gia nhưng không bỏ 3 thứ

Hôm nay đại sư đột nhiên đưa ra yêu cầu này, tướng quân cảm thấy có phần khó chấp nhận; vì vậy trong vô thức mà nói rằng: “Người giống như con chó ngu xuẩn, con ngựa hung hãn như vậy, liệu có thể giáo hóa được không?” Huyền Trang khẽ mỉm cười rồi nói: “Người có đức độ to lớn như công tử đây… không phải là tôi không nhận ra! Xin hãy yên tâm, tôi sẽ nhận cậu ấy làm đồ đệ; nhất định có thể khiến cậu ấy trở thành một anh tài của Phật môn”.

Tướng quân rốt cuộc là ngoài miệng nói chắc chắn, nhưng trong tâm lại không bỏ được. Tuy vậy ông vẫn bằng lòng, chỉ nói một câu rằng: “Để xem ý tứ con trai như thế nào”. Huyền Trang nói: “Xin gọi công tử ra, tôi muốn nghe ý kiến của cậu ấy”. 

Vì vậy tướng quân liền cho người gọi công tử ra. Khi Khuy Cơ biết được ý định của pháp sư Huyền Trang, cậu liền la ầm lên: “Con không muốn làm hòa thượng! Nếu như nhất định bắt con làm hòa thượng, vậy thì phải đáp ứng cho con 3 việc”.

“3 việc gì?” Huyền Trang hỏi.

“Không bỏ tình dục, cho phép ăn mặn, quá trưa vẫn được ăn cơm”. Công tử đáp.

Đường huyền trang tây du ký; Đường huyền trang đi lấy kinh; Đại đường huyền trang
Khuy Cơ đồng ý xuất gia nhưng đưa ra 3 điều kiện (ảnh minh họa pinterest)

Đệ tử đặc biệt của Đường Tăng

Công tử thật cũng biết làm khó người khác, 3 việc này chính là 3 đại kỵ trong Phật giáo. Khuy Cơ cho rằng đề xuất 3 việc này thì Huyền Trang có thể từ bỏ ý định thu nhận cậu làm đệ tử. Không ngờ rằng Huyền Trang lập tức đồng ý. Thì ra Huyền Trang muốn trước tiên dùng dục vọng để mang cậu ta đi. Sau đó sẽ dùng trí tuệ của Phật để dẫn dắt cậu ta; nhất định bằng cách này sẽ cải biến được cậu ta. Đây chẳng qua chỉ là tương kế tựu kế mà thôi.

Khuy Cơ sau khi xuất gia, phàm mỗi khi xuất hành, thường có ‘tam xa’ (3 xe) đi theo. 3 xe lần lượt chở theo nữ hầu, ẩm thực và kinh thư. Người Quan Trung vì vậy mới gọi là ‘Tam xa hòa thượng’.

Có một lần, Khuy Cơ đi đến Thái Nguyên truyền pháp, ‘tam xa’ đi đằng sau lưng. Trên đường gặp một ông lão, mới hỏi rằng: “Là ai ngồi ở trên xe?” Trả lời rằng: “Một hòa thượng chở theo người nhà mà đi”. Ông lão thở dài nói: “Người tinh thông Phật Pháp mà lại mang theo gia quyến, đây không xứng là một đồ đệ của Phật!”

Khuy Cơ ngồi trong xe nghe vậy thì mặt đỏ lên, tim đập mạnh, lập tức tỉnh ngộ; đành thở dài bỏ xe lại, rồi đi một mình đến Thái Nguyên.

Khuy Cơ sau khi tỉnh ngộ, chuyên cần khổ luyện, tuân thủ giới luật, ngày càng tinh tấn.

Vị đệ tử đặc biệt của Đường Tăng sau này đã giúp ông biên dịch Kinh sách và trở thành một cao tăng đại đức.

Theo Epoch Times

x