Trên đường đời, chúng ta đều sẽ gặp rất nhiều người, nhưng để có thể kết giao làm bằng hữu thân thiết thì lại không có bao nhiêu. Có người cư xử nhẹ nhàng, nho nhã; thực tế là tính toán chi li, có thù tất báo. Có người tùy tùy tiện tiện, thoạt nhìn như quê mùa thô kệch, nhưng lại rất thiện lương chính trực.
- Bất hạnh lớn nhất đời người là không biết vị trí của bản thân
- 6 khoảnh khắc giúp nhận ra bản chất của cuộc sống
Để xem một người có đáng kết giao hay không, bạn hãy thử cùng người đó đàm luận về 3 việc dưới đây:
Nội dung chính
1. Nói về tiền bạc
Để xem một người có đáng kết giao hay không, nó phụ thuộc rất lớn vào việc bạn và đối phương có cùng quan điểm về chuyện tiền bạc hay không.
Tiểu Trần là một nhân viên mới được tuyển dụng của công ty. Cô sống trong một căn nhà cho thuê giá rẻ. Nhưng cô không đi xe đưa đón của công ty mà vay tiền để mua một chiếc xe con cao cấp. Sau khi quen nhau tôi mới biết được rằng, khoản vay hồi sinh viên của cô vẫn do cha mẹ và chị dâu của cô làm ruộng để trả. Tiền mua xe trả góp cũng là người trong nhà gom góp vay mượn cho cô ấy.
Tiểu Trần sở dĩ có thể sống phóng khoáng như thế là vì cô là sinh viên đại học duy nhất trong nhà; cả gia tộc đều cảm thấy rất tự hào vì cô có thể vào làm trong nhà nước.
Nhiều người trong đơn vị công tác đều đến từ nông thôn và biết rằng việc nuôi một sinh viên đại học là điều không dễ dàng gì. Tuy nhiên, Khi có người nói với Tiểu Trần về việc làm sao có tiền để hiếu kính cha mẹ, cô đều khinh khỉnh nói rằng: “Tôi lo cho cuộc sống của mình còn thấy chật vật; tôi không lấy tiền của cha mẹ là đã tốt lắm rồi. Tôi cũng cảm thấy rất áy náy, nhưng tôi biết làm sao bây giờ”.
Người luôn ỷ lại vào người khác thì không nên kết giao
Tiểu Trần tỏ ra vô tội, nhưng cũng không được mọi người tán thành. Bởi vì càng làm việc với nhau lâu, mọi người càng thấy rằng Tiểu Trần làm việc là chỉ muốn hưởng thụ; và khi gặp phải những công việc khó khăn, cô ấy sẽ luôn tìm cách để từ chối.
Một người chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, chỉ muốn tiêu tiền của người khác thì thật là ích kỷ. Họ không bao giờ để ý đến sự phó xuất của người khác; cũng không muốn bản thân phải chịu một chút khổ nào; họ lúc nào cũng tìm cách sống dựa vào người khác. Nếu như kết giao với những người này thì bạn sẽ chỉ biết cho đi chứ không bao giờ được đền đáp bất cứ điều gì.
2. Nói về người cũ
Thái độ đối với người cũ có thể phản ánh nhân phẩm của một người.
Kết cục của tình yêu, hoặc là đoàn tụ, hoặc là ly tán; dù lựa chọn như thế nào thì đó cũng là quyết định của hai người. Nếu yêu thì đã yêu rồi, mà không yêu thì đã không yêu rồi. Nếu không thể làm bạn bè thì ít nhất cũng có thể làm bạn qua đường; từ nay về sau cũng không muốn gặp lại nhau nữa; như vậy là được rồi.
Nhưng chúng ta lại hay thấy mọi người cứ chê bai người cũ. Hơn nữa nhiều người còn có một thành kiến, sở dĩ ly hôn là do người vợ không làm tròn bổn phận. Dù cho người đàn ông phản bội cuộc hôn nhân, khinh thường người vợ của mình; nhưng sau khi ly hôn thì người đàn ông lại cứ nói người vợ cũ của mình là vô dụng.
Nếu một người luôn tôn trọng người cũ của mình thì thể hiện đó cũng là một người đáng tôn trọng. Ngược lại có người lại luôn nói như thể người cũ là đồ ‘cặn bã’, vậy thì người khác cũng thấy bạn ‘cặn bã’ không kém.
3- Nói về cha mẹ
Cha mẹ nuôi nấng con cái nên người, thành đạt, cũng là mong sau này về già có thể được con cái chăm sóc; đây đã là lẽ thường tình trong cuộc sống. Nhưng không phải ai cũng cho là như vậy, chứ chưa nói đến việc làm được.
Ông Vĩnh Mậu ở trong thôn đột nhiên bị trúng gió. Ông đã 76 tuổi và bà cũng đã 73 tuổi. May là hôm phát bệnh, hàng xóm phát hiện ra và đã chở ông đến bệnh viện cấp cứu.
Khi biết tin này, người con nuôi duy nhất của ông Vĩnh Mậu là A Bân đã từ vùng khác trở về và đi đến bệnh viện. Nhưng anh ta không nói gì nhiều, cũng không chi tiền, chỉ là làm bộ quan tâm và ngồi ở cạnh giường. Về sau thực sự không còn cách nào khác, em gái của ông Mậu đành phải tự mình đến bệnh viện để chăm sóc ông.
A Bân là con trai của người em thứ hai của ông Mậu. Cha mẹ của ông Mậu mất sớm, ông là anh cả trong nhà; dưới ông còn có 4 người em trai và một người em gái; tất cả đều do ông và vợ một tay nuôi dưỡng; cũng trợ giúp cho 5 người thành gia lập nghiệp. Vợ ông Mậu không có con muốn đi khám nhưng ông Mậu can ngăn. Ông nhận 2 người con trong số những người con của mấy người em làm con nuôi.
Kết giao với người không biết ơn thì chỉ mãi chịu thiệt
Người em thứ hai của ông Mậu vô cùng ích kỷ, ông này sợ rằng ông Mậu nhận nuôi con của những người khác thì A Bân sẽ chịu thiệt. Vì vậy mặc dù lúc đó ông Mậu còn muốn nhận nuôi con gái của người em thứ tư; nhưng đều bị người em thứ hai dùng mọi cách để trả về.
Kể từ đó vợ chồng ông Mậu không còn nói đến chuyện nhận thêm con nữa, dành hết tiền bạc và công sức cho A Bân; rất mực nuông chiều. Ngay cả lần này bị bệnh, ông cũng tự lấy tiền của mình ra để chữa trị; còn nói A Bân mau trở về đi làm.
Nhưng thái độ của A Bân thì thật là kinh khủng. Anh ta từ nhỏ đến lớn, so về ăn mặc thì đều hơn bạn bè. Nhưng do sự xúi giục của cha mẹ ruột, tự bản thân cũng cảm thấy chịu làm con nuôi của ông Mậu đã là phải hy sinh rất nhiều; và hai ông bà Mậu đối xử tốt với anh ta cũng là việc nên làm.
Người ta nói trong mắt cha mẹ chỉ có con, nhưng trong lòng con cái lại không có cha mẹ. Ông bà Mậu đối xử với A Bân còn tốt hơn cả cha mẹ đẻ; nhưng nhìn vào thái độ của A Bân thì có thể hiểu, anh ta dường như không có chút tình cảm gì với ông bà; không biết ơn gì công dưỡng dục, còn cho đó là điều đương nhiên. Thử hỏi người như A Bân thì có bao giờ biết ơn ai không? Bạn kết giao với người như thế này thì chỉ thêm mất thời gian.
Theo Aboluowang