Nhân sinh cảm ngộ

Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi

07/07/23, 08:13
Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi (ảnh: The Epoch Times)

Đại bàng mẹ đã tha một con diều hâu con về tổ, nhưng không phải để ăn thịt mà nuôi nó như con, đây là chuyện rất hiếm thấy giữa các loài chim ăn thịt.

Ông Doug Gillard, 63 tuổi, giáo sư giải phẫu học từ Gilroy, California, Hoa Kỳ, đã quan sát một tổ chim đại bàng ở quận Santa Clara, California từ tháng 1/2023, ông có ý định ghi lại toàn bộ chu kỳ giao phối của đại bàng. Sau một thời gian thì đại bàng con cũng ra đời và ngày càng lớn hơn.

Câu chuyện kỳ lạ mà ông muốn kể diễn ra vào ngày 28/5. Hôm đó ông đã đặt sẵn máy ảnh để có thể chụp được những bức ảnh tốt nhất về gia đình đại bàng này. Từ xa ông đã nghe thấy tiếng kêu của đại bàng mẹ, ông thấy ở chân nó dường như đang cắp lấy một con vịt. Nhưng sau khi nhìn kỹ hơn thì ông đã phải thốt lên: “Ôi chúa ơi! Đó là một con diều hâu đuôi đỏ. Thật là khủng khiếp!”

Ông Gillard đoán con đại bàng đã đột kích vào tổ của một con diều hâu đuôi đỏ và ‘bắt cóc’ một con diều hâu con về cho con nó ăn và con diều hâu vẫn còn sống.

Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Đại bàng mẹ “bắt cóc” diều hâu đuôi đỏ hồi cuối tháng 5 (ảnh: The Epoch Times)
Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Ông Gillard suy đoán rằng đại bàng mẹ đã đột kích vào tổ của một con diều hâu đuôi đỏ và bắt trộm con của nó (ảnh: The Epoch Times)
Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Đại bàng mẹ cắp diều hâu con về tổ (ảnh: The Epoch Times)

Ông cho biết: “Có lẽ nó đang dạy đại bàng con rằng thức ăn không chỉ xuất hiện trong tổ khi đã chết. Và con nó thực sự phải giết con mồi.”

Ông biết rằng đại bàng đầu trắng và diều hâu đuôi đỏ là “kẻ thù không đội trời chung” và thường được nhìn thấy đấu tay đôi trên bầu trời. Ông nghĩ thật tội cho con diều hâu con, vì nó sẽ bị ăn thịt, nhưng cuộc sống là vậy. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó đã khiến ông phải kinh ngạc. 

Tuần sau, ông đã rất sốc khi nhìn thấy “một cái đầu bông nhỏ màu trắng” chui ra khỏi tổ. Bằng cách nào đó, con diều hâu vẫn còn sống! Nó đã không bị ăn thịt. Lạ hơn nữa, vài ngày sau, một cái đầu bông trắng thứ hai lại nhú lên. Ông Gillard kinh ngạc nghĩ: “Đại bàng mẹ đã bắt trộm một con diều hâu con khác!” Hai con diều hâu con bằng một cách thần kỳ nào đó đã gia nhập vào gia đình đại bàng mà không bị giết.

Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Diều hâu con được phát hiện vẫn còn sống một tuần sau đó (ảnh: The Epoch Times)
Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Hai con diều hâu đuôi đỏ sống sót kỳ diệu trong tổ của đại bàng (ảnh: The Epoch Times)
Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Con diều hâu được đặt tên là Tuffy (ảnh: The Epoch Times)

Để tìm hiểu xem những “kẻ thù không đội trời chung” này đã liên kết với nhau như thế nào, ông đã liên hệ với cộng đồng những người chơi chim ở trên Facebook, Nor Cal Birding. Các chuyên gia cho rằng đại bàng mẹ có thể đã tóm lấy diều hâu con để ăn tối, nhưng diều hâu con có tiếng kêu trong đau đớn rất giống với đại bàng con. “Vì vậy, [đại bàng mẹ] bối rối và nghĩ rằng đó là một con đại bàng con,” ông Gillard nói, đồng thời cho biết thêm rằng các chuyên gia “không thực sự biết chắc.”

Theo Bay Nature, rất hiếm có trường hợp các loài chim ăn thịt nhận nuôi con của nhau. Năm 1993, một bài báo trên Tạp chí Nghiên cứu về Chim ăn thịt đã nghiên cứu các cặp đại bàng nuôi con hỗn hợp với nhau. Một bộ phim tài liệu của National Geographic vào năm 2015 cũng cho thấy một con diều hâu được đại bàng nuôi dưỡng, và thậm chí sau đó nó còn mang một số hành vi nhất định của đại bàng.   

Bị thu hút, ông Gillard tiếp tục theo dõi những con diều hâu con và quan sát thấy rằng chúng “không được đối xử giống” như đại bàng con. Đặc biệt, con diều hâu đuôi đỏ nhỏ, được đặt tên là Tuffy, đang gặp khó khăn trong việc học bay, nó đang có “một cuộc sống khó khăn,” ông Gillard nói, và có “một người mẹ bạo hành”.

Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Đại bàng mẹ cho Tuffy ăn (ảnh: The Epoch Times)
Đại bàng ‘bắt cóc’ diều hâu con về nuôi
Ông Gillard phát hiện đại bàng mẹ cố tình vỗ cánh để thổi bay Tuffy khỏi tổ nhiều lần (ảnh: The Epoch Times)

Ông Gillard quan sát và lo lắng khi đại bàng mẹ sà xuống từ độ cao 30 feet (xấp xỉ 9 mét) và thổi bay Tuffy ra khỏi tổ. Tuffy bay trong không trung, va vào một cái cây và cố gắng quay lại, nhưng đại bàng mẹ đã đứng chặn ở trước tổ. Một lần khác, ông quan sát thấy đại bàng mẹ đang cho Tuffy ăn, nhưng có vẻ mệt mỏi với việc đó và mổ nhẹ vào đầu nó, khiến Tuffy co rúm người lại.

Ông Gillard đưa ra giả thuyết về hành vi của đại bàng mẹ. “Nó không cố giết diều hâu con,” ông nói, và cho rằng dụng ý của đại bàng mẹ là: “Con cần phải bay giống như em gái nuôi của mình”.

Đại bàng mẹ và Tuffy đang xem Lola bay lượn trên bầu trời (ảnh: The Epoch Times)
Tuffy đã có thể bay được nhưng vẫn còn nhiều khó khăn (ảnh: The Epoch Times)
Tuffy tập bay ngang qua tổ (ảnh: The Epoch Times)

Con diều hâu còn lại được đặt tên là Lola, đến ngày 13/6 thì nó đã đủ lông đủ cánh. Ông Gillard đã chụp được những bức ảnh về đại bàng mẹ và Tuffy đang nhìn lên trời từ tổ, quan sát Lola bay lượn trên trời.

Tuffy dường như đã đủ trưởng thành vào ngày 1 tháng 7. Ông Gillard đã nhìn thấy nó bay khoảng 250 mét (820 feet) vào rừng khi đại bàng bố, mẹ và Lola đang ở tổ. Tuffy phải học cách đi săn và vẫn phụ thuộc vào thức ăn của đại bàng. Mặc dù được chấp nhận ở nhà, nhưng Tuffy không được chào đón. Phải chờ thêm một thời gian nữa thì mới biết được liệu Tuffy có sống sót thành công hay không.  

Theo The Epoch Times

x